Kinh doanh mở cửa hàng tạp hóa thu lợi khủng không phải là một ý tưởng mới. Nó thực sự rất có tiềm năng ở các thành phố lớn hay khu đông dân cư. Nhưng ở nông thôn thì sẽ như thế nào khi mật độ dân số thưa thớt, khó lôi kéo một lượng khách hàng đông? Hướng dẫn Mở cửa hàng tạp hóa ở quê nông thôn là chủ đề chúng ta cùng phân tích và thảo luận hôm nay. Nếu bạn có kinh nghiệm nào muốn chia sẻ hãy để lại bình luận dưới bài phân tích này nhé! Sau đây mời các bạn cùng đón đọc.
Muốn mở cửa hàng tạp hóa ở quê nông thôn – Nghiên cứu thị trường
Ở nông thôn đa số là người lao động có thu nhập thấp, họ sẽ có nhu cầu và tâm lý muốn mua những sản phẩm giá rẻ về sử dụng. Đây là cơ sở thông tin để bạn tìm kiếm nguồn hàng giá rẻ và đề ra mức giá bán phù hợp.
Bạn cần xem xem quanh khu vực dự định kinh doanh đã có ai mở cửa hàng tạp hóa trước hay chưa? Vì mật độ dân số ở đây thấp nên nếu có quá nhiều tiệm tạp hóa ở cùng một khu vực thì sẽ cạnh tranh gay gắt, khó bán hàng.
Tìm hiểu khách hàng là những người lao động ở đây có nhu cầu cao về những mặt hàng gì, những sản phẩm họ quan tâm đến thương hiệu?… để nhập mặt hàng đó về kinh doanh.
Dựa vào những thông tin từ việc nghiên cứu thị trường để bạn xây dựng kế hoạch kinh doanh cửa hàng tạp hóa của mình tốt nhất.
Hướng dẫn mở cửa hàng tạp hóa – Lựa chọn địa điểm kinh doanh
Như đã nhắc ở trên, mật độ dân số ở vùng nông thôn thưa thớt, mỗi hộ dân thường ở các xa nhau. Kinh nghiệm lựa chọn địa điểm kinh doanh cửa tiệm tạp hóa đầu tiên mà bạn có thể tham khảo đó là nên cọn mở cửa hàng ở nhưng khu vực tập trung đông dân cư, thu hút nhiều người đến đó như chợ, trường học. Bạn có thể đặt cửa hàng mình ở phía trước công chợ, gần chợ và nên ở ngoài mặt đường. Như vậy, khi những người dân ở đây đi chợ họ sẽ đi ngang qua tiệm của bạn và có nhu cầu mua hàng.
Một kinh nghiệm nữa mình muốn chia sẻ với bạn đó là bạn nên mở cửa hàng tạp hóa trong một con hẻm chính của một thôn, xóm hoặc khu dân cư. Đối với các mặt hàng tạp hóa, khách hàng thường có tâm lý muốn mua hàng ở gần nhà mình nhất nên đây cũng là một lựa chọn mặt bằng kinh doanh lý tưởng. Tất nhiên bạn phải chắc chắn không có ai khác kinh doanh mở cửa hàng tạp hóa tại đó trước rồi.
Đây là hai gợi ý về việc lựa chọn địa điểm kinh doanh mà bạn có thể tham khảo.
Tìm kiếm nguồn hàng, nhập hàng về kinh doanh
Khách hàng ở nông thôn yêu thích dùng hàng giá rẻ nên chúng ta cần tìm nguồn hàng có giá rẻ để kinh doanh sinh lợi nhiều nhất. Nếu có thời gian, bạn có thể lên các chợ đầu mối lớn ở thành phố để nhập hàng về kinh doanh. Có rất nhiều đại lý, cửa hàng tạp hóa quy mô lớn chuyên bỏ sỉ ở thành phố hoặc ven thành phố. Để tìm kiếm được những nguồn hàng này bạn phải cần thời gian đi tìm hiểu và hỏi thăm rồi lâu ngày mới biết và hợp tác kinh doanh được. Nếu nhập hàng từ đây thì bạn sẽ mua được sản phẩm với giả sỉ rẻ nên lợi nhuận sẽ nhiều hơn. Cách này áp dụng cho cả hai mặt bằng kinh doanh ở trên: mở cửa tiệm tạp hóa ở chợ và ở trong xóm.
Còn riêng đối với cửa hàng tạp hóa ở trong xóm, nếu không có thời gian bạn có thể nhập hàng tại những tiệm tạp hóa lớn gần đó như tiệm tạp hóa ở chợ chẳng hạn.
Ngoài ra, bạn không cần phải lo lắng về nguồn hàng vì khi bạn mở cửa tiệm kinh doanh hàng tạp hóa sẽ có nhân viên kinh doanh, nhân viên sale của các mặt hàng đến giới thiệu và tư vấn để khuyến khích bạn nhập hàng. Các chủ khi hàng tạp hóa cũng sẽ tìm đến bạn để mở rộng thị trường làm ăn và kinh doanh của họ. Lúc này bạn nên so sánh các mức giá và chính sách ưu đãi của các bên rồi hãy quyết định nên nhập hàng bên nào.
>> Bán hàng tạp hóa có Giàu không? Lãi suất từ bán hàng tạp hóa
Giá bán hàng hóa, đề mức giá như thế nào?
Tâm lý khách hàng ở nông thôn chỉ muốn mua hàng giá rẻ vì vậy bạn không nên đề mức giá bán quá cao vì lợi nhuận. Thường mỗi giá sản phẩm sẽ tăng từ 1.000đ – 10.000đ tùy theo giá bán gốc của sản phẩm.
Kinh doanh buôn bán cửa hàng tạp hóa có rất nhiều mặt hàng, sản phẩm nên việc nhớ giá sẽ rất khó khăn. Cách tốt nhất là khi bạn nhập hàng về, ghi ra giá nhập và định luôn mức giá bán cho sản phẩm sau đó dùng bút ghi lên hoặc dán giấy lên mặt hàng đó để dễ nhớ trong quá trình buôn bán và khách hàng cũng sẽ tiện hơn khi biết giá mua để ra quyết định có nên mua hay không.
Kinh doanh mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn nên đa dạng hóa các mặt hàng
Sau khi nghiên cứu nhu cầu khách hàng cần những mặt hàng nào thường xuyên thì bạn sẽ chủ động nhập những mặt hàng đó về để bán. Chủ yếu khách hàng ở nông thôn sẽ quan tâm và có nhu cầu nhiều với các mặt hàng tiêu dùng hằng ngày như muối, dầu ăn, bột ngọt, nước mắm, bột giặt, dầu gội, kem đánh răng,…
Tuy vậy nhưng chúng ta cũng nên đa dạng hóa các mặt hàng và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn. Chúng ta có thể bán thêm bánh kẹo, đồ ăn vặt, rượu, nước giải khát đóng chai, bia, chổi, cây lau nhà, thực phẩm khô (cá khô, mực khô,..), đồ lạnh (đá, kem, sinh tố,…), trứng, …
Ngoài ra, bạn có thể kiếm thêm thu nhập bằng cách bán cà phê vào buổi sáng và đối tượng khách hàng hướng đến là những người đàn ông trong xóm. Đàn ông con trai thường có thói quen uống cà phê sớm, họ cũng muốn ngồi quán gần nhà để gặp gỡ hàng xóm và tiết kiệm thời gian di chuyển. Đây là một nguồn khách hàng lớn để bạn thực hiện ý tưởng này. Một ly cà phê ở nông thôn có giá trung bình khoảng 4.000đ. Một ngày bạn bán khoảng 100 ly sẽ kiếm được 400.000đ. Nên nếu kinh doanh cửa tiệm tạp hóa ở nông thôn, đặc biệt trong một xóm nhỏ hãy kết hợp thêm với việc kinh doanh cà phê nhé!
Trưng bày sản phẩm khoa học
Với số lượng hàng hóa và mặt hàng rất nhiều nên để tiện cho việc sắp xếp, quản lý và bán hàng bạn nên sắp xếp một cách khoa học. Đầu tư đặt mua các kệ trưng bày hàng hóa bằng sắt. Trưng bày, sắp xếp hàng hóa theo hình chữ U. Các kệ trưng bày lớn nhiều tầng sẽ để sát vào tưởng hai bên và phía trong. Còn ở giữa sẽ đặt kệ sắt một tầng ở giữa. Cách sắp xếp này giúp khách hàng và bạn di chuyển trong quá trình tìm mua hàng. Và khi dọn dẹp đóng cửa bạn cũng không phải vất vả quá nhiều.
Thu nhập từ kinh doanh mở tiệm tạp hóa ở nông thôn
Mặc dù kinh doanh tiệm tạp hóa ở nông thôn có quy mô nhỏ hơn những tiệm tạp hóa lớn trên thành phố nhưng thu nhập từ kinh doanh hàng tạp hóa cũng tương tự nhau. Các chủ tiệm tạp hóa ở nông thôn có thu nhập từ việc bán hàng trực tiếp cho khách hàng, nhận chiết khấu khi nhập hàng với số lượng lớn, nhận chương trình ưu đãi và hỗ trợ từ các thường hiệu thông qua nhân viên sale, và tiền trưng bày sản phẩm. Thông thường, các tiệm tạp hóa ở vùng nông thôn sẽ là đại lý cấp 3, cửa hàng bán lẻ nằm trong hệ thống của rất nhiều công ty lớn như bia, bột giặt,… Cho nên họ sẽ nhận được thêm tiền hỗ trợ chương trình khi công ty có chương trình đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Trên đây là kinh nghiệm và một số chia sẻ về cách hướng dẫn mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn. Chúc bạn sẽ thành công và cảm ơn đã theo dõi hết bài phân tích này.