Mở cửa hàng tạp hóa là một trong những cách kinh doanh giúp bạn có nguồn thu nhập lâu dài hạn chế rủi ro. Bởi hiện nay hầu hết tất cả mọi người đều có nhu cầu mua hàng tiêu dùng mỗi ngày, chính vì thế nhiều người đã lập ra kế hoạch buôn bán mở cửa cửa hàng tạp hóa tại khu vực dân cư đông đúc cả nông thôn và thành phố. Vị trí xác định kinh doanh cửa hàng tạp hóa rất dễ tìm, bạn có thể mở cửa hàng tại khu chung cư, vỉa hè, kiot chợ, mặt tiền đường phố lớn cho đến hẻm nhỏ. Việc mở cửa hàng tạp hóa mang lại nguồn thu nhập đều đặn mỗi ngày nếu như bạn biết cách kinh doanh hiệu quả.
Nếu bạn muốn mở cửa hàng tạp hóa ở Nông thôn, tuy nhiên bạn chưa biết bắt đầu từ đâu, lập kế hoạch kinh doanh như thế nào và lấy hàng tại những nơi nào giá rẻ. Vậy thì mau chóng tìm hiểu bài viết dưới đây của bytuong.com nhé!
Triển khai kế hoạch mở cửa hàng tạp hóa ở Nông thôn
Để mở một cửa hàng tạp hóa ở Nông thôn phát triển lâu dài, thu hút nhiều khách hàng đến mua thường xuyên đòi hỏi bạn phải chú trọng 2 yếu tố: đa dạng hàng hóa, giá cả rẻ hơn ở chợ và các cửa hàng tạp hóa cùng khu vực. Đây chiêu thức giúp cửa hàng tạp hóa của bạn thu hút nhiều người đến mua hàng.
Nếu bạn đang sinh sống tại Nông thôn, trong thời gian đến bạn có dự định sẽ mở một cửa hàng tạp hóa tại nhà hoặc thuê kiot mặt tiền đường quốc lộ. Tuy nhiên, bạn vẫn còn mơ hồ về cách mở cửa hàng tạp hóa, vậy thì ngay bây giờ bạn hãy mang giấy bút ra và bắt đầu vạch những ý tưởng kế hoạch mở cửa hàng tạp hóa ở Nông thôn nhé, xem thông tin cụ thể:
1, Nghiên cứu thị trường vị trí kinh doanh, nhu cầu tiêu dùng
Đầu tiên bạn cần nghiên cứu vị trí bạn muốn kinh doanh có dân cư đông không, đã có bao nhiêu cửa hàng tạp hóa đang mở, nhu cầu người mua các cửa hàng đó như thế nào. Nếu bạn xác định sẽ mở cửa hàng tạp hóa tại khu vực đó nhưng qua nghiên cứu thị trường cảm thấy không khả thi vậy thì hãy tìm sang vị trí khác như kiot chợ, gần trường học, khu vực buôn bán ít đối thủ cạnh tranh hơn.
Một lời khuyên dành cho bạn là nên mở cửa hàng tạp hóa ngay tại nhà để không mất tiền thuê mặt bằng và thuận lợi hơn khi bán. Ngoài ra, bạn cần nghiên cứu giá cả các loại hàng hóa ở các cửa hàng tạp hóa lân cận, các chợ … để biết những loại hàng hóa nào cần thiết đáp ứng nhu cầu sử dụng của bà con trong thôn và để có thể xác định được mức giá bán phù hợp tại cửa hàng sắp mở của mình.
2, Xác định mức vốn đầu tư, lập bảng dự tính mở của hàng tạp hóa cụ thể
Về mức vốn đầu tư mở cửa hàng tạp hóa, phụ thuộc vào chiến lược và số vốn bạn đang tích lũy. Nếu bạn mở cửa hàng tạp hóa quy mô nhỏ thì với số vốn 30 triệu cũng đủ, tuy nhiên bạn muốn mở cửa hàng lớn – đại lý tạp hóa lớn thì phải đầu tư vốn vài trăm triệu. Cho nên, bạn muốn xác định được mức vốn đầu tư, thì cần lên danh sách chi phí đầu ra rõ ràng cụ thể như:
– Chi phí làm bảng hiệu, thiết kế kệ khung sắt tủ để trưng bày hàng hóa.
– Vốn gối đầu nhập các sản phẩm hàng hóa về.
– Chi phí mua tủ kem, tủ lạnh, camera (có thể không cần).
– Chi phí phát sinh điện, nước, nhập hàng thêm dự trữ khi có chương trình khuyến mãi của các công ty về đồ đóng chai, đóng gói…
3, Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ kinh doanh
Dù mở cửa hàng tạp hóa Nông thôn nhưng bạn cũng cần phải chuẩn bị đầy đủ các thủ tục giấy từ như: Giấy phép kinh doanh hộ gia đình, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, các giầy tờ liên quan…
4, Liệt kê những mặt hàng tạp hóa cần bán
Bạn cần nhập nhiều loại hàng hóa đa dạng chuyên về thực phẩm, mỹ phẩm, đồ sinh hoạt, văn phòng phẩm… tuy nhiên khi nhập hàng bạn cần tính toán thật kỹ về thời hạn sử dụng, mặt hàng nào dễ bảo quản; từ đó nhập những mặt hàng nào cần thiết, tránh nhập số lượng nhiều không phù hợp rất dễ dẫn đến hàng tồn quá hàng sử dụng.
Thường thì nhu cầu của mọi người nông thôn chỉ cần mua những đồ dùng thiết yếu đáp ứng nhu cầu hàng ngày trong ăn uống, vệ sinh, .v.v. Vì vậy bạn nên nhập các mặt hàng như sau:
+ Các loại đồ uống: Thường là các loai bia, rượu, nước giải khát đóng chai…
+ Các loại đồ ăn nhanh: Các loại bánh snack, kẹo, bánh bông lan,…
+ Các loại đồ ăn lạnh: Kem các loại, Sữa chua, đá,…
+ Các loại thực phẩm khô: Các loại đồ đóng gói như mỳ, phở, miến, và nguyên liệu khô gồm nấm, bún, cá khô, mực khô, hành, tỏi, gừng…
+ Các loại thực phẩm đóng hộp: Cá hộp,pate, xúc xích, thịt xay, bơ…
+ Các loại gia vị: Các gói bột canh, bột nêm, đường, mì chính, nước mắm, xì dầu, dầu ăn…
+ Lương thực: gạo, bột mì, bột bắp,…
+ Các mặt hàng mỹ phẩm: Sữa tắm, dầu gội, xà phòng, nước xả vải, dầu rửa chén, nước lau nhà, khăn giấy,…
+ Các loại đồ dùng sinh hoạt cá nhân: Dao cạo râu, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, giấy vệ sinh, tả em bé…
+ Các loại hàng cần thiết khác như: Thẻ cào điện thoại đa dạng mệnh giá – nhà mạng, bút, vở học sinh, sổ ghi chép, giấy cúng…
*Mẹo kiếm thêm thu nhập:
Khi bạn mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn, nếu muốn tăng thêm thu nhập bạn hãy tận dụng khoản khuôn viên phía trước đặt vài bàn nhỏ bán bánh mỳ, cà phê buổi sáng; hoặc bán đồ ăn vặt buổi chiều tối cũng có thêm nguồn cao đấy.
>>Bán hàng tạp hóa có Giàu không? Lãi suất từ bán hàng tạp hóa
Mẹo lấy hàng cho cửa hàng tạp hóa giá rẻ lời cao
So với các hệ thống cửa hàng tiện lợi lớn ở thành phố như Co.op Food, Vinmart+, B’smart,… đối tượng phục vụ của các cửa hàng này là những khách hàng trung lưu, thượng lưu có nguồn thu nhập cao; mặc dù các sản phẩm họ bán đều có giá thành cao hơn rất nhiều ở các chợ, vỉa hè, nhưng điểm cộng của các cửa hàng này là chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm xuất sứ rõ ràng. Tuy nhiên, nếu mở cửa hàng tạp hóa ở Nông thôn lại khác, do đời sống kinh tế của mọi người thu nhập thấp, nhu cầu tiêu dùng của họ không nhiều, họ chỉ sử dụng những mặt hàng thiết yếu, giá rẻ. Vì vậy, bạn phải tìm nguồn hàng hóa giá rẻ, đa dạng mẫu mã để phục vụ nhu cầu của mọi người.
Với mục tiêu nhập hàng giá rẻ tuy nhiên không phải kém chất lượng hàng giả đâu nhé; nếu bạn xác định sẽ bán hàng ra thị trường giá rẻ để cạnh tranh những cửa hàng lân cận thì phải có giá thành rẻ, phải chăng, không được cao hơn nơi khác. Và nếu bạn muốn lời nhiều thì đòi hỏi bạn phải đi tìm nguồn hàng giá rẻ. Vậy tìm ở đâu? Câu trả lời là tại các chợ đầu mối, đại lý lớn, từ nhân viên tiếp thị hàng của công ty, tại nơi sản xuất; ngoài ra nếu bạn có vốn cao thì nhập số lượng hàng hóa nhiều để nhận giá rẻ hơn, % lãi nhiều hơn.
Việc mở cửa hàng kinh doanh tạp hóa tương đối đơn giản, bạn chỉ việc thiết kế kệ nhập hàng hóa về bán là xong. Mọi việc tưởng chừng như đơn giản, tuy nhiên về cạnh cạnh tranh giá cả và để thu hút lượng khách hàng mua thường xuyên đó là vấn đề lớn đòi hỏi bạn cần có chiến lược chăm sóc khách hàng lâu dài. Cụ thể, bạn nên thực hiện “chiêu” giảm giá sản phẩm, tặng quà kèm theo, và đặc biệt hãy tạo thái độ thân thiện, phụ vụ ân cần, để tạo sự thiện chí người mua.
Hi vọng bài viết phân tích “Kế hoạch mở cửa hàng tạp hóa ở Nông thôn và lấy hàng ở đâu” sẽ giúp bạn có những ý tưởng, chiến lược hiệu quả để mở cửa hàng tạp hóa thành công nhé!