Thị trường B2C càng tăng thì hoạt động B2B sẽ theo đà tăng theo, cửa tiệm bánh kem được xem là miếng mồi ngon cho B2B. Nhưng tôi chưa thấy các doanh nghiệp tiến sâu vào lĩnh vực này, cũng có người đã làm nhưng có vẻ vẫn còn hời hợt.
Khi lượng khách hàng tiêu dùng bánh ngọt, bánh sinh nhật tăng lên thì những cửa tiệm bánh ngọt cá nhân, sẽ không thể nào đáp ứng nhu cầu được, đó là hiện trạng trên thị trường Việt Nam hiện nay.
Nếu bạn đóng vai trò là một doanh nghiệp chuyên cung cấp nguyên liệu cho cả 1 thị trường lớn tại Hà Nội hoặc TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng…thì những xưởng sản xuất nguyên liệu bánh tư nhân, nhỏ lẻ khó có thể cạnh tranh.
Thị trường bánh kem tiềm năng
Việt Nam có 100 triệu dân, trong đó Tp.Hồ Chí Minh chiếm hơn 8 triệu dân, Hà Nội chiếm hơn 7.5 triệu dân, mức sống cao dẫn tới nhu cầu tiêu thụ thực phẩm nhanh, đồ ngọt nhiều hơn.
Hiện nay thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh lẫn nhau, mỗi thương hiệu có những kế hoạch Marketing khác nhau để chiếm được thị phần riêng cho mình, điều đó chứng tỏ rằng thị trường bánh kem vẫn còn sức chứa dù cạnh tranh mạnh.
Đó là chưa kể, con người có xu hướng dịch chuyển sang tiêu thụ những thực phẩm ăn nhanh, đồ ngọt, đồ ăn sẵn nhiều hơn khi thu nhập tăng dần cùng với sự phát triển của kinh tế-xã hội.
>> 10 Nghề nghiệp tương lai có thu nhập cao
Thị trường cạnh tranh và cơ hội cho B2B
Các cửa hàng bánh ngọt, bánh sinh nhật, bánh kem mọc lên như nấm, chứng tỏ rằng thị trường có sức cạnh tranh lớn. Nhưng đó lại là dấu hiệu đáng mừng cho B2B.
Khi bạn là người đứng giữa cung cấp các nguyên liệu/máy móc, thiết bị/công thức/khóa học/thiết kế… thì càng nhiều người bán lẻ sẽ càng có lợi cho công ty.
Nhưng để chiếm được 1 thị trường tiềm năng đến vậy thì Marketing của B2B phải mạnh hơn nhiều và không chỉ là quảng cáo, mà còn phải dựa vào mối quan hệ, phương cách bán hàng, giá trị thương hiệu, mức độ uy tín.
Thách thức với B2B khi gia nhập thị trường bánh ngọt
Thị trường bánh kem của Việt Nam hiện nay tồn tại cả bánh nhập khẩu và bán sản xuất nội địa, trong đó bánh kem nhập khẩu có một vị trí nhất định cho nên B2B Việt sẽ gặp hạn chế. Tuy nhiên bánh nhập khẩu chỉ là từ những doanh nghiệp ngoại hoặc là những cửa hàng bánh Việt nhưng sang trọng.
Thị trường tiềm năng, cho nên bạn sẽ gặp phải nhiều đối thủ cạnh tranh. Và để tránh trở ngại này thì cần phải có sự khác biệt, điều đó có thể đến từ mối quan hệ với khách hàng, phong cách bán hàng, ưu đãi giá cả, chất lượng dịch vụ đi kèm.
P/s: B2B là thị trường kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau, doanh nghiệp A bán hàng cho doanh nghiệp B, sau đó doanh nghiệp B bán hàng cho người tiêu dùng để kiếm lợi.