Cách tìm ra 1 phương án giải quyết vấn đề hiệu quả khi khó khăn trong kinh doanh

Tình hình kinh doanh của nhà hàng tôi chuyên phục vụ hội nghị, tiệc thương mại liên tục xuống dốc trong vài tháng liền mà không có hiện tượng chuyển biến. Giám đốc kinh doanh vì không nhận được khoản tiền thưởng doanh thu của năm trước nên sau một đợt nghỉ lễ đã nhảy việc tìm công việc khác.

Quản lý kinh doanh trước đó đứng ra tiếp quản và phụ trách nhiệm vụ kinh doanh của nhà hàng. Nhân dịp nhà hàng tổ chức sự kiện lớn, tổng giám đốc cùng với đội ngũ quản lý cấp cao của nhà hàng đã chủ trì tổ chức hội nghị tọa đàm để tìm hiểu hoàn cảnh khó khăn hiện tại, biện pháp xử lý cụ thể và hướng đi tiếp theo của nhà hàng.

Quản lý kinh doanh đã chuẩn bị trước và đưa ra 5 ý kiến giải pháp sau:

1, Đã bắt đầu tiến hành tuyên truyn quảng bá trên nhiu diễn đàn kinh doanh, thông qua việc đánh giá của tổ chức kinh doanh có tiếng, quảng bá nhiều bàn tiệc bằng hình ảnh, bài viết quảng cáo hy vọng sẽ nhận được sự phối hợp của thị trường.

2, Khoanh vùng khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ, thông qua catalog giới thiệu phòng đa năng cũng như menu tiệc của nhà hàng, hy vọng nhận được sự phối hợp của thị trường.

3, Mở rộng quy mô quảng bá trong các bữa tiệc thúc đẩy việc khách hang tại bữa tiệc sẽ đặt tiệc cho lần sau.

4, Nhắn tin hẹn mời khách hàng quen thuộc.

5, Mở rộng và tìm kiếm khách hàng mới  

Có thể nói nội dung giải pháp của quản lý kinh doanh xét về diện rộng là hoàn toàn đúng nhưng đứng trên góc độ thị trường thì cả 5 giải pháp trên đều có chung một đặc điểm đó là chỉ xem xét vấn đề đứng trên góc độ của doanh nghiệp mà không xem xét phương án giải quyết đứng trên góc độ của khách hàng.

Nói một cách đơn giản, tuyền truyền quảng bá online hay offline đều rất dễ làm, chỉ cần bỏ tiền ra, trang hoàng cửa hàng online bắt mắt một chút là lưu lượng phát tán sẽ bùng nổ ngay lập tức nhưng vấn đề là làm thể nào để chuyển hóa lưu lượng thành đơn đặt hàng, nâng cao tỷ lệ khách hàng và đơn đặt hàng đây?

Cũng giống như vậy nếu như catalog chỉ in một mặt, khách hàng nhận được sẽ coi đó chỉ là một tờ quảng cáo rồi vứt đi không? Vứt đi chẳng phải là lãng phí tài nguyên của doanh nghiệp và thể hiện những việc mà doanh nghiệp nào đều là tốn công vô ích sao?

>> Xu hướng Marketing hiện đại mới và hướng dẫn cách làm

Sắp xếp số điện thoại, tin nhắn, facebook của khách hàng, gọi điện thoại hẹn mời khách hàng thân quen thế nhưng hiện nay điện thoại quấy rối rất nhiều, tin nhắn rác cũng vô kể bởi vậy nên sẽ không có hiệu quả, mà nếu có hiệu quả thì có lẽ chỉ là hiệu quả tiêu cực. Phương châm quảng bá thị trường có lẽ cần phải thay đổi, cần phải thay đổi góc độ suy nghĩ vấn đề đứng trên phương diện của khách hàng để đi tìm kiếm phương án giải quyết vấn đề.

Lời khuyên mà tôi dành cho quản lý kinh doanh đó là:

Đầu tiên, cần phải coi mình là khách hàng.

Quên đi thân phận mình là người làm kinh doanh, đứng trên góc độ là một người khách hàng phổ thông, đặt mình vào vị trí của họ và tự hỏi tại sao mình lại cần phải tổ chức tiệc? Tại sao lại lựa chọn nhà hàng này?

Thường ngày, hãy nói chuyện, trao đổi và tiếp xúc nhiều hơn với khách hàng để hỏi họ lý do vì sao lại lựa chọn nhà hàng? Với những khách hàng đã từng có ý định lựa chọn nhà hàng nhưng cuối cùng lại không chọn thì cần phải làm rõ lý do vì sao họ lại từ bỏ động cơ,  sự lựa chọn ban đầu đó?

Việc tìm ra những điểm mấu chốt này rất quan trọng. Cho khách hàng một lý do lựa chọn cũng có nghĩa là việc nghiên cứu từ hành vi của khách hàng, kết hợp những tình huống tiêu dùng khách nhau của họ rồi xem xét một cách sâu sắc về ưu nhược điểm của nhà hàng để từ đó tạo dựng điểm bán hàng có lợi của thương hiệu nhà hàng.

Có suy nghĩ cầu thị mới có thể được quảng đại đa số khách hàng tiếp nhận và cũng mới có thể chuyển hóa thành sức mạnh kinh doanh và thương hiệu.

Thứ hai, tìm được nỗi đau và sự thoả mãn của khách hàng.

Về phần cứng, từ vị trí địa lý, điều kiện giao thông tới nội thất thiết bị trang trí…mọi mặt của nhà hàng nay đều đã không bằng với những chuỗi nhà hàng thương hiệu mang đẳng cấp quốc tế mới khai trương trong nhiều năm gần đây.

Thế nhưng điều này lại không gây trở ngại cho chúng ta trong việc làm nên ưu thế khác biệt từ những phương diện khác. Ngoài điều kiện môi trường thì thứ mà khách hàng quan tâm còn có món ăn và sự phục vụ.

Các món ăn làm ra mà không có hương vị thơm ngon đặc biệt thì sẽ không thể thu hút được sự quay trở lại của khách hàng. Đảm bảo chất lượng các món ăn ổn định, đây chính là gốc rễ để nhà hàng có thể đứng vững trong ngành dịch vụ ăn uống. Ngoài ra, rất nhiều lúc chúng ta hoàn toàn có thể thông qua thái độ phục vụ tối ưu để bù đắp lại những sự thiếu xót về phần cứng.

Nhà hàng ZZZ ở thành phố A chuyên tổ chức tiệc hội nghị với phong cách phục vụ tương đối độc đáo. Thông qua công tác trao đổi nói chuyện trước với người đặt tiệc mà chuẩn bị những bố cục câu chuyện hết sức cảm động khiến khách tham dự buổi tiếc đều vô cùng xúc động, tạo ra những bữa tiệc mang phong cách cá nhân độc đáo, muôn hình muôn vẻ và nhận được sự yêu thích từ phần đông khách hàng.

Thậm chí nhà hàng này đã từng đưa ra chính sách “tất cả các bữa tiệc thương mại nếu sau bữa tiệc mà khách hàng không ký kết được hợp đồng với đối tác thì sẽ miễn toàn bộ mọi chi phí của buổi tiệc ngày hôm đó” và chính sách này đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm từ giới kinh doanh thương mại.

Chỉ cần có ý định tổ chức tiệc kinh doanh thương mại thì khách hàng liền nhớ tới nhà hàng ZZZ này. Thông qua sự chuẩn bị kỹ lưỡng, sự phục vụ tận tình chu đáo và đáp ứng đủ yêu cầu về nghi thức cần phải có của giới kinh doanh thương mại, nhà hàng ZZZ đã góp phần thúc đẩy việc triển khai hợp tác thương mại giữa các doanh nghiệp và các tập đoàn lớn.

Nhiều người đã từng đặt câu hỏi rằng “nếu chúng ta làm theo nhà hàng này liệu có khó không?” Suy cho cùng thì không hề khó, quan trọng là mỗi ngày chúng ta đều phải thực hiện tốt mọi tiêu chuẩn phục vụ quyết không buông lỏng hay thực hiện sai lệch.

Thứ ba, nắm bắt tốt sự trải nghiệm của khách hàng hiện tại.

Thà nắm giữ tốt những khách hàng đã từng giao dịch còn hơn là mở rộng tìm kiếm khách hàng mới. Những khách hàng đã từng có giao dịch với bạn, hãy bỏ vốn thời gian và tâm huyết để mỗi lần đến với bạn đều sẽ là một lần trải nghiệm sâu sắc khó phai trong lòng họ.

Từ góc độ thiết kế trải nghiệm, hãy quan tâm tới từng chi tiết nhỏ nhất, chỉ cần khách hàng vừa lòng nhất định sẽ quay lại ủng hộ bạn. Hãy khiến khách hàng gửi trọn niềm tin cho bạn, điều này có hiệu quả hơn là việc phát thẻ hội viên hay kích hoạt khách hàng vắng lặng.

Muốn khách hàng gửi trọn niềm tin, chúng ta cần phải hiến dâng cả trái tim chân thành của mình trước. Khách quan trung thực không lừa gạt khách hàng, phục vụ chân thành bằng cả trái tim khách hàng ắt sẽ cảm nhận được.

Tại buổi họp đội ngũ quản lý cấp cao cũng đã đưa ra ý kiến và lời khuyên về nhiều mặt khác. Thông qua buổi toạ đàm này thực ra có thể thấy một điều rằng, mặc dù công ty luôn nhấn mạnh và đã duy trì nhiều năm phương châm lấy khách hàng làm trung tâm thế nhưng việc thực hiện của đội ngũ kinh doanh mũi nhọn vẫn còn tồn tại rất nhiều vấn đề lớn.

Họ vẫn luôn coi bản thân doanh nghiệp là trung tâm, một khi doanh thu không ổn định liền hy vọng Marketing thị trường có thể khiến nó rầm rộ trở lại. Nếu hàng ngày bạn không quan tâm tới việc quản lý và kinh doanh khách hàng, trong tương lai bạn ắt sẽ phải trả giá cho hành vi sai lầm này của mình.

Trả lời