Khách vào cửa hàng và nói “ Cứ để tôi xem tự nhiên”, bạn nên làm gì?

Ảnh: Dissolve

Nhiều khi khách hàng bước vào cửa hàng nhưng chỉ dừng lại trong khoảng thời gian ngắn ngủi khiến chủ cửa hàng hoặc nhân viên bán hàng chưa kịp phản ứng gì thì khách hàng đã quay lưng bước ra khỏi cửa. Tin rằng đại đa số các chủ cửa hàng đều đã gặp phải tình huống đau đầu này nhiều lần chứ không chỉ một lần.

Hai phút sau khi khách hàng bước vào cửa hàng, chủ cửa hàng chưa thể xây dựng mối quan hệ xã giao với khách hàng được, khách hàng không muốn nghe chủ cửa hàng giới thiệu sản phẩm vậy thì quá trình giao tiếp sau đó sẽ phải tiến hành phá băng, tức là làm tan lớp băng lạnh lùng đó.

Đầu tiên bạn cần phải làm rõ đó là tại sao khách hàng lại có thái độ như vậy?

Khi khách hàng vừa bước vào cửa hàng sẽ khó tránh khỏi tâm lý cảnh giác đề phòng nên thường tỏ ra trốn tránh, không muốn nói nhiều nhất là những lúc chủ cửa hàng rối rít bám sát để bắt chuyện, khi ấy trong lòng khách hàng sẽ càng bài bác. Để xử trí những tình huống như vậy chúng ta cần phải thực hiện các bước sau:

1, Ấn tượng đón khách đầu tiên

Cảm giác đầu tiên mà bạn dành cho khách hàng phải hết sức cởi mở và thoải mái.

Nếu chủ cửa hàng trong trạng thái nhềnh nhàng, không có tinh thần thì khách hàng cũng sẽ lựa chọn cách ứng xử tùy hứng xem linh tinh mà không muốn bắt chuyện. Nếu khách hàng bước vào cửa mà chỉ thấy chủ cửa hàng đang chúi mũi vào điện thoại, muốn hỏi giá mà gọi mấy tiếng liền chủ cửa hàng mới nghe thấy và đáp lại thì cảm giác đó thật khó diễn tả bằng lời.

Cách ứng xử đúng đắn đó là: (mỉm cười), chào đón khách hàng, giữ thái độ quan tâm (Không nhất thiết phải bám riết khách hàng từng ly từng tý bởi như vậy sẽ khiến họ cảm thấy bị theo sát).

2, Tìm thời cơ tiếp cận với khách hàng

Điều này cần phải có mức độ nắm bắt nhất định, khi khách hàng nói: “Tôi chỉ muốn xem qua thôi” thì phương pháp ứng xử thường thấy nhất đó sẽ là: “Vâng, mời quý khách qua phía bên trong này xem ạ, đây là khu vực mẫu hàng bán chạy nhất trong năm nay đó ạ, quý khách xem có tìm thấy thứ gì phù hợp với mình không ạ”. (Dẫn dắt khách hàng xem sản phẩm).

Thời cơ mà tôi nói ở đây chính là lúc mà khách hàng đưa ra quan điểm, nên thuận theo quan điểm đó và xuất phát từ góc độ của khách hàng để phục vụ họ như vậy sẽ làm giảm bớt tâm lý bài bác của họ.

Một điều cần phải chú ý nữa ở đây đó là, tuyệt đối không được tạo áp lực cho khách hàng. Rất nhiều chủ cửa hàng thường phạm phải một sai lầm đó là khi khách hàng vừa bước chân vào cửa thì liền không ngớt lời giới thiệu sản phẩm, không đứng trên góc độ của khách hàng để phục vụ họ như vậy sẽ bị họ bài bác. Đây chính là nguyên nhân mà nhiều khách hàng sẽ phớt lờ bạn.

Áp lực ở đây là gì?

Đó là tâm lý không được thoải mái, nhắc đến quá nhiều những từ ngữ nhạy cảm, muốn moi tiền của khách hàng như: “Xin chào quý khách, quý khách muốn mua gì ạ?” hay: “Xin chào quý khác, xin hỏi quý khách có nhu cầu gì không ạ?”. Ý nghĩa biểu đạt của hai câu ví dụ này tương tự nhau, nhưng sẽ mang lại cho khách hàng cảm nhận khác nhau.

Đừng nên quá để tâm vào câu nói “Tôi chỉ muốn xem qua thôi” của khách hàng: bởi đây thường là thói quen từ chối của đại đa số khách hàng với những người lạ, đừng quá vướng bận vào câu nói này mà hãy làm tốt mọi công việc của bạn từ những chi tiết nhỏ nhất, tiếp cận khách hàng bằng thái độ phục vụ chân thành, đề cập đến những vấn đề dễ trả lời mà khách hàng đang quan tâm để họ sẽ từ từ tiếp nhận bạn.

3, Dẫn dắt khách hàng quyết định mua sắm ngay lập tức

Một số khách hàng khi ưng ý một mẫu sản phẩm nào đó, cảm thấy nó rất đẹp, rất hữu dụng, mang lại nhiều tiện ích cho cuộc sống rất ưng ý rất động lòng như giá bán hơi cao, nên khá do dự, “bỏ ra nhiều tiền như vậy liệu có quá xa xỉ không?”, “Mình không nên quá phóng túng như vậy”, kết quả là họ không mua! Vậy trong tình huống này chủ cửa hàng nên làm như thế nào?

Hãy nói với khách hàng rằng, mua hàng không chỉ vì hưởng thụ cá nhân mà là vì những lý do chính đáng khác, loại bỏ cảm giác tội lỗi trong lòng họ khiến họ nhanh chóng hạ quyết tâm mua hàng.

Ví dụ: Bác Hà có một chiếc xe đạp điện đã sử dụng 5 năm, xe cũ nên thường xuyên hỏng hóc. Chủ tiệm xe đạp điện khuyên bác nên bỏ ra 10 triệu để mua chiếc xe đạp điện mới, bác Hà rất động lòng nhưng tính bác hay tiết kiệm nên nghĩ đi nghĩ lại rồi tự nhủ rằng: “xe cũ sửa xong vẫn đi được”.

Chủ tiệm thấy rõ sự do dự của bác liền nói: “Bác xem, không gian phía trước chiếc xe cũ của bác hẹp quá, bác chở cháu đi chơi thì chỉ ngồi được ở phía sau thôi, nhỡ bị ngã hay bị kẻ xấu bắt cóc mất thì gay to, bác không thể bảo vệ được”. Vừa nói chủ tiệm vừa mở ghế ngồi dành cho trẻ em ở phía trước của mẫu xe mới ra rồi thêm: “Như thế này là cháu của bác có thể ngồi ở phía trước được, bác hoàn toàn có thể nhìn thấy cháu mình từng phút từng giây, chả nhẽ bác không muốn cháu nó ngồi an toàn một chút sao?”

Bác Hà vốn là người nổi tiếng kiên định, nhưng vừa nghe thấy những lời này tâm lý cảnh giác đề phòng của bác liền tiêu tan, không quá 15 phút sau hạ quyết tâm bỏ tiền ra mua xe mới.

Quy trình tổng quát: Phá tan lớp băng giá——Khách hàng tình nguyện nghe bạn giới thiệu sản phẩm— — Giữ được chân khách hàng —— Dẫn dắt khách hàng trải nghiệm sản phẩm —— Dẫn dắt khách hàng đưa ra quyết định lựa chọn sản phẩm —— Kích thích khát vọng mua hàng sau đó giao dịch thành công.

Trả lời