Để bán sản phẩm với Giá cao thành công-Kỳ 2

Theo số liệu do công ty thẻ tín dụng quốc tế cung cấp. Sự tăng trưởng của các ngành dịch vụ cao cấp là xu thế trong tương lai.

Điều này chứng tỏ rằng, cùng với việc nâng cấp chuyển đổi mô hình tiêu dùng. Thị trường tiêu dùng đã thay đổi từ tiêu dùng mang tính sinh tồn sang tiêu dùng mang tính phát triển.

Trên thực tế, sẽ chuyển đổi mô hình từ tiêu dùng mang tính tồn tại sang tiêu dùng mang tính phát triển. Trong loại hình tiêu dùng mang tính phát triển sẽ chuyển đổi từ các sản phẩm tiêu dùng bền lâu sang các sản phẩm tiêu dùng mang tính dịch vụ. Đây là một quá trình chuyển đổi tất nhiên.

Chúng ta có thể tổng kết làn sóng tiêu dùng này bằng 4 từ: Toàn diện, tiện lợi, độc đáo và mới mẻ. Nhu cầu toàn diện, nhu cầu phục vụ nhanh gọn tiết kiệm thời gian và sức lực. Đáp ứng nhu cầu cá tính hóa khác biệt thậm chí là độc nhất vô nhị. Theo đuổi sự thay đổi, thời thượng để có được những cảm giác hưng phấn mới lạ.

Hiện nay, muốn có được sản phẩm nhu cầu thị trường. Ngoài việc chúng ta từng bước làm quen và đi sâu vào tư duy của người dùng. Còn phải nên diễn giải nhu cầu người dùng thành những bối cảnh tiêu dùng cụ thể.

Hơn nữa bối cảnh này phải phù hợp với tâm trí và sức tưởng tượng của người tiêu dùng. Như vậy mới có thể khuấy động nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Do vậy, để cụ thể hóa các bối cảnh tiêu dùng cho các sản phẩm cao cấp. Ít nhất chúng ta cần phải làm được những điều sau:

1, Cảm nhận và đáp ứng một cách sâu sắc nỗi đau nhu cầu của khách hàng;

2, Khai thác và dẫn dắt nhu cầu vô hình của khách hàng;

3, Khách hàng được tham gia đầy đủ phản hồi trải nghiệm và nâng cao thiết kế.

Lancome không những biến động lực sáng tạo thành sự phát triển của doanh nghiệp. Không ngừng khai thác sản phẩm mới, sáng tạo mới khả năng Marketing. Mà còn áp dụng những mô hình khác nhau đối với những thị trường khác nhau.

Lancome đột phá lối kinh doanh truyền thống trong ngành mỹ phẩm làm đẹp. Hệ thống VI làm chủ với sắc điệu nho nhã và vững vàng. Nhằm vào các nhóm khách hàng mục tiêu mạnh dạn tung ra các dòng sản phẩm tươi mới, thời trang. Tràn đầy lòng nhiệt thành với hệ thống sắc màu đa dạng.

Đồng thời Lancome còn phát triển rộng mở hệ thống Marketing dịch vụ sở trường. Đào tạo và chỉ đạo nghiệp vụ chuyên nghiệp. Nâng cao thành tích cũng như mức độ trung thành của các cửa hàng đại lý.

1, Phổ cập giáo dục make-up

Nhằm vào những đối tượng nhân viên Marketing chỉ biết bán sản phẩm dưỡng da mà không biết make-up. Mở lớp đào tạo và thực tập Lancome. Giáo dục đào tạo nhân viên Marketing về các mặt như kiến thức make-up, kiến thức về sản phẩm, kỹ năng make-up, kỹ năng bán hàng…

Biến họ từ những người không biết make-up trở thành những người yêu thích make-up chuyên nghiệp. Doanh số bán hàng của Lancome cũng nhờ đó mà tăng lên mạnh mẽ.

2, Đào tạo người tiêu dùng

Mở văn phòng tư vấn Lancome, salon make-up…nhằm hướng dẫn người tiêu dùng chọn mua đồ trang điểm. Tự make-up hoặc thiết kế hình tượng. Khiến một lượng lớn những người tiêu dùng trở thành Fans trung thành của Lancome.

Doanh nghiệp mỹ phẩm làm đẹp ngày nay nếu chỉ dựa vào việc bán hàng để phát triển đã không còn khả dụng. Người tiêu dùng ngày nay khi mua mỹ phẩm làm đẹp thường sẽ trên cơ sở triển khai chuỗi giá trị.

Bắt đầu từ tiêu dùng tính năng—tiêu dùng thương hiệu—tiêu dùng trải nghiệm—tiêu dùng tham dự…So với trước kia thì người tiêu dùng ngày nay vô cùng chú trọng tới trải nghiệm cảm quan, tương tác, tình cảm và sự tín nhiệm.

Quảng cáo internet và internet di động ngày nay không đơn thuần chỉ là diễn đàn trưng bày sản phẩm. Mà là một diễn đàn tập trung tin tức cư dân mạng bao gồm chia sẻ, tương tác, xã giao, tiếng nói dư luận hòa cùng một thể. Chỉ có sức mạnh quảng bá tổng hợp mới có thể sản sinh giá trị.

Do vậy, chiến lược đóng gói, chiến lược hình tượng, cảm nhận sử dụng và chiến lược giá của các doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm làm đẹp hiện nay đều thể hiện sự khác biệt về giá trị hình tượng sản phẩm doanh nghiệp.

Doanh nghiệp không còn đơn giản chỉ là sản xuất và bán hàng nữa. Mà phải làm thế nào để liên kết tư duy, tâm hồn và tinh thần của doanh nghiệp thông qua hình tượng sản phẩm.

Peter F. Drucker đã từng nói rằng: “Nếu doanh nghiệp không chuẩn bị trước cho tương lai thì hãy chuẩn bị tâm lý sẽ bị gạt ra khỏi cuộc chơi”.

Trong quan niệm tiêu dùng sản phẩm mỹ phẩm làm đẹp trước kia. Những sản phẩm cao cấp sang trọng, dù là giá bán hay công hiệu đều được đánh giá là sẽ phù hợp hơn với nữ giới tuổi 30.

Nhưng do ý thức làm đẹp ngày càng được nâng cao. Cộng thêm sự quảng bá tuyên truyền của các kênh truyền thông xã hội, KOL…Sản phẩm mỹ phẩm làm đẹp cao cấp bắt đầu thể hiện xu hướng trẻ hóa và số hóa.

Cũng chính vì lẽ đó, để thu hút nhiều hơn những người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi truyền thông xã hội và những người có thói quen mua sắm online.

>> Để bán sản phẩm với Giá cao thành công-Kỳ 1

Ngày càng nhiều các thương hiệu mỹ phẩm cao cấp bắt đầu chú trọng và mở rộng đầu tư vào các kênh phân phối online. Đồng thời trải nghiệm thêm hình thức Marketing trẻ hóa.

Lancome kết hợp với nhiều công cụ mạng xã hội, công cụ tìm kiếm xây dựng mô hình CBC. Viết tắt của khách hàng-doanh nghiệp-khách hàng (customer to business to customer).

Các website thương mại điện tử sẽ lợi dụng các công cụ tìm kiếm để quảng bá bản thân. Trực tiếp thu hút khách hàng tiềm năng gia nhập website B2C của họ. Từ đó nảy sinh hành vi tiêu dùng online.

Khi tìm kiếm Lancome trên mạng, sẽ xuất hiện các cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm Lancome và tổ hợp Marketing rosebeauty. Năm 2008, Lancome từng bước nâng cao tính năng của rosebeauty và không ngừng quảng bá mở rộng.

Lancome đầu tư không ít dự toán Marketing vào dự án này. Với mục đích hy vọng có thể thu hút khách hàng đến với Rosebeauty, đóng góp thêm nội dung.

Giám đốc Marketing của IBM khi nói về nguyên tắc sinh tồn của doanh nghiệp trong làn sóng số hóa đã từng bày tỏ: Sáng tạo tốt nội dung để thu hút những người khách hàng ngày càng khó tính. Điều này rất quan trọng.

Bất cứ một CMO-giám đốc Marketing nào trong thời đại chuyển biến này đều phải xem xét tới nội dung Marketing phải khoa học, có tác dụng và sáng tạo. Áp dụng nội dung độc đáo và những hình thức phi phàm để nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng.

Nội dung mà bạn thể hiện phải khiến người khác cảm thấy vui vẻ và bất ngờ. Khiến khách hàng đi từ hiếu kỳ xúc động cho tới bị khuất phục bởi sức hút của bạn.

Trước kia chúng ta phải hiểu sản phẩm, hiểu khách hàng. Ngày nay còn phải biết kể chuyện, phân tích số liệu. Liên tục đào tạo một đội ngũ Marketing thị trường chuyên nghiệp. Đào tạo tư duy thiết kế, đào tạo cách kể chuyện…

So với công cụ tìm kiếm truyền thống. Khu thương hiệu riêng, liên kết cửa hàng online, thông báo khuyến mại, thông tin tin sản phẩm của Lancome hiện nay được thể hiện bằng hình ảnh câu chữ sinh động.

Với những điểm khác biệt tiên tiến hiện đại như chủ quảng cáo có thể tự mình sắp xếp nội dung chuyên mục. Điều chỉnh nội dung mới nhất, chủ động quản lý hình tượng thương hiệu trong các công cụ tìm kiếm. Thúc đẩy hoạt động tương tác online và offline.

Ngoài ra, hình thức này còn giúp nâng cao hình tượng. Sau khi áp dụng khu thương hiệu riêng biệt, Lancome nâng cao tỷ lệ chia sẻ từ khóa một cách rộng mở. Từ đó mà doanh số bán hàng cũng được nâng lên tới 30%.

Ngày nay, công cụ tìm kiếm luôn không ngừng sáng tạo mới. Nó không đơn thuần chỉ là diễn đàn quảng bá sản phẩm như trước kia. Trở thành con đường thể hiện hình tượng thương hiệu doanh nghiệp quan trọng.

Không những có thể tổng hợp các hoạt động Marketing online, offline một cách có hiệu quả. Mà còn có thể trực tiếp đánh giá hiệu quả Marketing thông qua dữ liệu tìm kiếm. Nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng một cách đầy đủ nhất.

Còn nhớ, sau khi cuốn sách “Trading Up” của Michael J. Silverstein giám đốc điều hành cao cấp của Boston Consulting Group (BCG) nhận được đánh giá tốt. Ông lại tiếp tục cho ra mắt cuốn sách mới mang tên “Inside the Mind of the New Customer”.

Cuốn sách nói về những phát hiện mới nhất trong nghiên cứu hành vi tiêu dùng dài hạn. Kinh nghiệm tiêu dùng đang ngày càng trở thành một loại kinh nghiệm truy tìm kho báu…

Trả lời