Nghe nói trong đời sống thường nhật, cơ hội để lại ấn tượng trong lòng người khác chỉ có một lần, dù là ngày đầu tiên đi làm, ra mắt bố mẹ chồng (vợ) tương lai hay giới thiệu mình với người khác tôi đều hy vọng mình có thể biểu hiện một cách phong độ nhất, nho nhã và được mọi người yêu thích.
Trước khi tung sản phẩm ra thị trường, bạn cần phải chuẩn bị tốt tất cả mọi thứ, đồng thời ngay sau khi sản phẩm ra mắt thị trường phải nỗ lực nâng cao tiếng nói của sản phẩm cũng như sức ảnh hưởng của thương hiệu..
Bước 1: Chú ý khoảng trống thị trường
Đáp ứng nhu cầu của thị trường, đảm bảo chắc chắn rằng sản phẩm của bạn sẽ lấp đầy khoảng trống nào đó trên thị trường, hoặc giúp người tiêu dùng giải quyết được một vấn đề nào đó.
Tự mình nghiên cứu hoặc thuê người khác nghiên cứu một phần thị trường truyền thống. Để biết được những sản phẩm tương tự nào đã tồn tại trên thị trường? Tại sao người tiêu dùng lại lựa chọn sản phẩm của bạn? Lợi điểm bán hàng độc nhất (USP) của bạn là gì?
Phương pháp tốt nhất để kiểm chứng sản phẩm của bạn đó là tiếp xúc trực tiếp với người thật việc thật trên thị trường mục tiêu để xem sản phẩm hiện có còn thiếu những tính năng gì? Khách hàng sẽ tình nguyện trả giá cao với những sản phẩm hay dịch vụ như thế nào? Thu thập rồi phân tích dữ liệu.
Trò chuyện trao đổi với bạn bè, người thân và đồng nghiệp của bạn nếu họ có nhu cầu và hứng thú thì bạn có thể giới thiệu kế hoạch của bạn tới họ.
>> Tổng quát các chiến lược giúp phát triển kinh doanh hiệu quả
Bước 2: Định giá mang tính cạnh tranh
Rất khó để định giá hợp lý ngay từ những bước đầu tiên.
Có rất nhiều vấn đề cần phải xem xét khi định giá: Giá của sản phẩm cùng loại là bao nhiêu? Chi phí sản xuất, chi phí quản lý là bao nhiêu?…
Giá bán của bạn cần phải có sức cạnh tranh, đồng thời cũng cần phải kiếm được lợi nhuận vừa và đủ trong mỗi đơn hàng thì mới có thể tiếp tục kinh doanh một cách bền vững.
Dưới đây là một số chính sách định giá thường dùng:
Định giá keystone=chi phí sản xuất x 2
Định giá theo tâm lý (hay còn gọi là định giá ảo thuật): thường đặt các con số 0.95 hay 0.99 làm số đuôi của giá bán, bởi mọi người thường cảm thấy rằng 99.95 USD rẻ hơn là 100 USD.
Định giá Premium: Cố ý định giá theo số chẵn, tạo cảm giác xa xỉ và có địa vị cao.Đây còn được gọi là phương pháp định giá danh vọng.
Dĩ nhiên bạn cũng có thể sử dụng các hình thức định giá khác như định giá chiết khấu, định giá một phần (so sánh chi phí mỗi tháng và giá bán mỗi năm) và định giá theo gói…
Nếu bạn muốn nhằm vào nhóm khách hàng chi tiêu hạn hẹp thì sản phẩm của bạn nên có giá rẻ hơn so với các sản phẩm khác; Nếu bạn nhằm vào nhóm khách hàng có mức độ tiêu dùng cao thì định giá của bạn có thể cao hơn một chút, bởi sản phẩm mà bạn cung cấp là sản phẩm cao cấp (tuy nhiên bạn cần phải đảm bảo chắc chắn rằng chất lượng sản phẩm của bạn đáp ứng đúng theo đẳng cấp mà bạn đã hứa).
Định giá không phải là công việc làm một lần rồi thôi. Việc giám sát công tác định giá của đối thủ cạnh tranh cũng hết sức quan trọng. Bạn có nhận thấy không? giá bán của Amazon mỗi ngày đều sẽ thay đổi không biết bao nhiêu lần. Walmart và Target cũng giống như vậy.
Nếu sau một thời gian bán hàng, bạn nhận thấy giá bán hiện tại chưa mang lại lợi nhuận vừa và đủ, vậy thì bạn có thể xem xét tới việc nâng cao mức định giá, giảm thiểu chi phí và tăng lượng tồn kho. Trước khi quyết định bạn cần phải suy nghĩ và xem xét hết sức kỹ càng.
Bước 3: Tìm kiếm nhóm khách hàng mục tiêu phù hợp
Ai sẽ là khách hàng lý tưởng của bạn?
Bạn cần phải ngắm chuẩn nhóm khách hàng mục tiêu của mình, nếu bạn lựa chọn sai nhóm khách hàng mục tiêu thì dù sản phẩm của bạn có ưu việt đến đâu thì cũng sẽ rơi vào thảm cảnh thất bại mà thôi.
Trên thực tế, có hai nguyên nhân dẫn chính dẫn tới sự thất bại của sản phẩm mới:
1, Không có nhu cầu thị trường (Điều này thể hiện tầm quan trọng của bước 1: chú ý khoảng trống thị trường).
2, Thiếu tiền mặt.
(chèn anh1)
Tại sao các doanh nghiệp và thương hiệu đều không có tiền? Là do họ đang lãng phí thời gian, tiền của và sức lực vào những đối tượng sai lầm.
Điều này hiển nhiên là sẽ không thể tiếp tục lâu dài, bạn cần phải tìm ra và theo sát nhóm khách hàng mục tiêu đúng đắn của mình.
Bước 4: Lập kế hoạch Marketing
Nhiều các công ty mới thường nóng lòng muốn tung sản phẩm ra thị trường nhưng lại rất ít chú ý tới việc làm thế nào để tiến hành Marketing sau khi sản phẩm đã được ra mắt thị trường.
Điều này hoàn toàn sai. Kế hoạch Marketing và bản thân sản phẩm đều có tầm quan trọng ngang nhau.
Mục tiêu Marketing của bạn là gì ? Bạn sử dụng kênh dẫn và sách lược nào ? Bạn sẽ đánh giá mức độ thành công như thế nào ?
Bạn cần phải ghi nhớ một số điều sau:
Đảm bảo thông tin về sản phẩm của bạn đã nhấn mạnh việc mang lại lợi ích cho khách hàng.
Không nên chém gió hay hứa hẹn những thứ mà bạn không thể cung cấp hay mang lại cho khách hàng.
Bạn sẽ tiếp xúc hay tương tác trực tiếp với nhóm khách hàng mục tiêu của mình ở đâu? App di động?
Giải quyết các vấn đề có liên quan ngay trong buổi đầu tiến hàng kế hoạch Marketing: Tại sao khách hàng mục tiêu của bạn lại nên lựa chọn sản phẩm của bạn?
Có sản phẩm tốt hơn đối thủ cạnh tranh + Có kế hoạch Marketing tốt hơn đối thủ cạnh tranh = Doanh nghiệp càng thành công hơn.
Bước 5: Chuẩn bị sẵn sàng mở rộng quy mô
Nếu sản phẩm thành công, có tiếng nói chung với thị trường mục tiêu và vượt xa so với kỳ vọng của bạn thì bạn đã chuẩn bị sẵn sàng để mở rộng quy mô nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường hay chưa?
Bạn cần phải làm được điều này. Điều khiến sản phẩm mới chết yểu không có gì hơn ngoài việc giao hàng muộn và thông báo thiếu hàng.
Trước khi tung sản phẩm mới ra thị trường, bạn cần phải soạn thảo kế hoạch mở rộng quy mô một cách có hệ thống để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Nếu bạn chưa chuẩn bị sẵn sàng mà nôn nóng ra mắt sản phẩm mới thì tỷ lệ thất bại sẽ rất cao.
Bước 6: Thu thập ý kiến phản hồi của khách hàng
Thu thập và tận dụng ý kiến phản hồi của khách hàng. Sử dụng e-mail, phương tiện truyền thông xã giao điện thoại, ứng dụng nhắn tin nhanh…một cách có kế hoạch để liên lạc với mỗi khách hàng.
Dò hỏi khách hàng các câu hỏi có liên quan về chiến lược Marketing, bản thân sản phẩm, định giá và dịch vụ giá trị có liên quan. Dò hỏi khách hàng để giúp bạn biết được cách nên cải thiện dịch vụ và cải tiến sản phẩm như thế nào?
Dò hỏi khách hàngà phân tích vấn đề à tiến hành cải thiện.
Thành công để ra mắt một sản phẩm mới trên thị trường không phải là chuyện dễ. Áp dụng 6 bước này sẽ giúp bạn giành được thành công lớn nhất trong điều kiện áp lực nhỏ nhất.
Ngoài ra bạn cũng có thể học cách quảng bá của một số sản phẩm đã thành công trước đó để từ đó tìm ra nguồn cảm hứng. Rút ra bài học kinh nghiệm từ những sản phẩm thất bại khách tránh việc xuất hiện những sai lầm tương tự như họ.
Sản phẩm mới ra mắt thị trường thành công không thể thiếu ba yếu tố sau: thị trường đúng đắn, giá cả phải chăng và thời điểm thích hợp.