Rất nhiều sinh viên đại học sau khi tốt nghiệp ra trường tìm việc thường cảm thấy 4 năm đại học thật lãng phí. Bước ra khỏi cổng trường đến với thế giới rối ren phức tạp họ thường cảm thấy bản thân không biết gì cả.
“Không biết gì” đã phải ra xã hội đi làm kiếm tiền. Nhóm người kiếm việc này đang tồn tại rất nhiều trong xã hội, không chỉ tồn tại trong những nhóm người có học lực thấp, tầng lớp hạ lưu mà còn là vấn đề khó mà nhiều sinh viên sắp tốt nghiệp đại học hoặc bộ đội ra quân đang phải đối mặt.
Thế nhưng, lo lắng nhất vẫn là những nhóm người vừa mới bước vào tuổi 30. Sức không bằng lớp trẻ, kinh nghiệm lại không bằng lớp người đi trước. Nhất là khi gặp phải nguy cơ cắt giảm nhân lực, lại càng khốn khổ không nói lên lời.
Cắt giảm người trẻ tuổi thì còn có lý do là vừa mới đến, không quen người không hợp đất, dù bị đuổi việc cũng không ai trách họ là không có năng lực cả.
Nhưng những người đã hơn 30 tuổi thì lại khác. Mất việc đồng nghĩa với việc năng lực trình độ yếu kém. Do vậy, những người đã quá 30 tuổi, nghe thấy 2 từ “thất nghiệp” chẳng khác gì việc bị tuyên án tử giống như khi nghe tin mắc bệnh ung thư vậy.
Có người đồng nghiệp đã từng nói với tôi rằng, chỉ cần nghĩ tới việc phải làm lại từ đầu, bôn ba trong thị trường việc làm cảm thấy còn đau khổ hơn cả cái chết.
Làm việc đã 7, 8 năm, trông thì kinh nghiệm đầy mình, tướng mạo có vẻ lão luyện. Nhưng chỉ cần bị hỏi chưa đến một phút đã lộ tẩy. Nghĩ mãi mà không thấy mình có bất cứ lợi điểm bán hàng nào cả. Nếu đem rao bán trên mạng e rằng đến cả bản thân mình cũng không muốn bỏ tiền túi ra mua.
Đây là cảm giác bất lực mà nhiều người đều có. Lúc mới đi làm, đấu trí hừng hực, cái gì cũng muốn học, cái gì cũng muốn hiểu. Nhưng đi làm càng lâu lại càng biết ít việc hơn.
Trước khi, tan ca xong còn cầm sách lật lật giở giở. Giờ đây về đến nhà chẳng khác gì người bị bại liệt, chỉ nằm yên một chỗ. Lâu dần, những gì đã biết trước đó đều nhạt nhòa và lãng quên.
Mãi cho tới một hôm, bị ép tham gia vào thị trường nhân tài mới chợt giật mình phát hiện bản thân thực sự không đáng giá một xu. Thế nhưng hối hận đã không kịp. Năng lực của bạn đã không còn tương xứng với tuổi tác của bạn nữa rồi.
Một sự thật nhói lòng đó là trong thời đại này sẽ không còn công ty nào đủ kiên nhẫn để đào tạo bạn nữa. Họ chỉ quan tâm tới việc bạn có đủ năng lực để chiến đấu và quyết chiến quyết thắng hay không mà thôi.
Đó được gọi là khả năng “chiến đấu tức thời”. Thế nhưng, đại đa số những công việc ổn định hao tổn nhiều nhất lại chính là khả năng “chiến đấu tức thời” này.
>> Chúng ta! Những người không nhà, không Tiền, không Xe, không quan hệ, sống thế nào để tốt hơn?
“Tôi đã hơn 30 tuổi, nhưng gì cũng không biết”, đó là câu nói đau lòng nhất mà tôi mới nghe thấy gần đây. Đó là câu chuyện của cô bạn hàng xóm, mặc dù là chuyện cá nhân nhưng lại khiến người khác phải giật mình khi nhìn nhận lại bản thân.
Phòng thiết kế công ty cô ấy có một nhân viên hành chính tên là Nam. Làm hành chính suốt từ khi tốt nghiệp đại học tới giờ.
Công việc hàng ngày của Nam đó là thu nhận giấy tờ, truyền đạt thông tin, trao đổi giữa các bộ phận. Rõ ràng làm việc trong công ty thiết kế suốt 8 năm ròng mà Nam lại không biết thiết kế là gì.
Mọi người đều khuyên Nam, ít nhiều gì cũng phải học một chút kỹ năng nghiệp vụ của những người xung quanh. Nhưng Nam không để tâm, cứ yên yên ổn ổn làm việc cho tới năm 30 tuổi.
Đột nhiên tình hình kinh doanh của không ty đi xuống cần cắt giảm nhân lực và Nam là người đầu tiên trong danh sách đó. Nam vốn định tìm công ty thiết kế khác để làm nhưng đến phỏng vấn không ai có thể tin được rằng Nam đã từng làm cho công ty thiết kế. Vì hỏi gì Nam cũng không thông thuộc.
Tìm ngược tìm xuôi, cuối cùng Nam đành phải xin làm thu ngân trong siêu thị. Một công việc không có chút yêu cầu gì về chuyên môn cả.
Đúng vậy, không ai có thể chỉ trích bạn chỉ biết làm một việc, sống ngày nào hay ngày ấy giống như hòa thượng ở chùa chỉ biết gõ chuông. Nhưng nếu đến một ngày không còn chùa nữa, hòa thượng chỉ biết gõ chuông sẽ phải sống như thế nào? Đến khi ấy sẽ không ai quan tâm tới bạn cả.
Những câu chuyện tương tự như vậy trong cuộc sống đâu đâu cũng có. “Tôi đã hơn 30 tuổi rồi nhưng tôi không biết gì cả”. Có lẽ đây là câu nói đau lòng nhất mà chúng ta được nghe.
Có người nói sống qua ngày trong môi trường làm việc là tư duy học sinh. Tôi cảm thấy rất đúng. Lên đại học, chỉ cần qua loa đại khái, đủ điểm, đủ điều kiện là có thể lấy được bằng tốt nghiệp.
Thế nhưng trong môi trường làm việc, công việc không giống như đề thi làm xong là được mà bạn còn phải làm tốt hơn người khác. Đó được gọi là sức cạnh tranh.
Đây không phải là chế tạo nỗi lo mà là vạch trần chân tướng: quy hoạch của thế giới này là chế độ đào thải. Bạn không chấp nhận, không đồng ý cũng chẳng sao, dù gì bạn cũng không quan trọng.
Đây chính là lý do vì sao mà thôi thường xuyên nhắc nhở mình, phải luôn kiểm soát và nâng cao năng lực bản thân.