Bữa trước, tôi có xem được một trích đoạn trong bộ phim “Young Sheldon”. Sheldon do tâm trạng không tốt nên tức giận với gia đình trong bữa tối.
Sau đó, người bố hóa thân kể về cảnh ngộ trong một ngày của mình. Rồi nói với Sheldon rằng, dù thế nào đi chăng nữa cũng không được mang cảm xúc tiêu cực về nhà.
Trí tuệ của người bố đã chạm đến nỗi lòng của Sheldon. Đồng thời cũng khiến bản thân tôi cảm động sâu sắc.
Trong cuộc sống hiện thực, chúng ta thường mang sự mệt mỏi, vất vả, oán giận…mà mình chịu phải chịu đựng ở bên ngoài về nhà. Gây áp lực, tổn thương cho người thân bằng tính khí xấu xa của chúng ta.
Sau một ngày làm việc mệt mỏi trở về nhà. Nhìn thấy con cái bầy đồ chơi la liệt khắp nhà, quần áo bẩn thỉu… Núi lửa cảm xúc rất dễ bị phun trào.
Ai cũng có lúc không như mong muốn. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, chúng ta tuyệt đối không thể coi gia đình là nơi trút bỏ mọi cảm xúc tiêu cực của mình được.
Mang cảm xúc tiêu cực về nhà, người bị tổn thương nhất chính là con trẻ
Ông bố nọ bị cấp trên phê bình, chỉ trích ở công ty. Về tới nhà liền mắng chửi thậm tệ đứa con trai đang đùa nghịch trên ghế sô-pha.
Cậu bé tức giận. Dùng chân đá con mèo đang lăn lộn bên cạnh mình. Con mèo hoảng sợ lao ra ngoài đường. Vừa đúng lúc một chiếc xe tải đi ngang qua. Vì tránh con mèo lên đâm vào cậu bé đang đứng bên vệ đường.
Đây chính là “Kick Cat Effect” nổi tiếng trong tâm lý học. Mô tả vòng tuần ác tính được gây ra bởi sự lan truyền của tâm trạng xấu điển hình.
Tâm trạng bất mãn và cảm xúc tồi tệ sẽ cấu thành chuỗi quan hệ xã hội lần lượt truyền tải theo đẳng cấp và mức độ yếu mạnh. Từ đỉnh kim tự tháp liên tục phát tán xuống tận tầng đáy.
Nhân tố yếu đuối nhất không có nơi trút bỏ sẽ trở thành người bị hại cuối cùng
Trong một gia đình, con trẻ chính là nhân tố yếu đuối nhất. Chúng là những cá thể không có khả năng phản kháng. Do vậy chúng chính là phần tử dễ bị ảnh hưởng nhất.
Rất nhiều bậc phụ huynh không làm tốt công tác quản lý tâm trạng cảm xúc của mình. Thường bất giác mang theo cảm xúc tiêu cực trong công việc và cuộc sống về nhà. Nhất là trước mặt con trẻ càng không thể che giấu nổi.
Nhiều lúc, rõ ràng không phải là vấn đề của con trẻ. Nhưng vẫn “tạt lửa” sang người chúng. Con trẻ nếu phải chịu đựng cảm xúc tiêu cực, tâm trạng xấu của bố mẹ trong thời gian dài. Tinh thần sẽ thường xuyên bị căng thẳng cao độ. Trong lòng tràn đầy cảm giác bất an. Ảnh hưởng tới sức khỏe tâm lý.
Ngoài ra, con cái cũng sẽ bắt chước lại phương thức xử lý cảm xúc, tâm trạng của bố mẹ. Lâu dần sẽ dễ nổi nóng và cáu giận. Thậm chí còn nổi nóng với người khác một cách tùy tiện, không kiểm soát.
Từ 0-6 tuổi là giai đoạn quan trọng để trẻ nhỏ học cách biểu đạt cảm xúc. Nếu bố mẹ luôn có cảm xúc tích cực và lành mạnh. Sẽ khiến chúng tự tin và lạc quan hơn.
Mỗi bậc phụ huynh đều nên là tấm gương cho con cái. Cố gắng xây dựng cho con cái một môi trường trưởng thành lạc quan và tích cực nhất.
Cảm xúc tiêu cực mang về nhà sẽ cướp đoạt hạnh phúc gia đình
Rất nhiều mâu thuẫn gia đình đến từ việc người thân mang cảm xúc tiêu cực về nhà. Tình trạng này thường xuyên diễn ra trong bối cảnh cuộc sống hàng ngày.
Một người chồng gặp phải khó khăn, trắc trở trong công việc. Ôm theo cục tức về nhà. Về tới nhà thấy vợ chưa chuẩn bị xong bữa tối. Tính khí bốc hỏa “Chả biết ở nhà làm gì? Giờ này rồi mà vẫn chưa có cơm tối?”
Người vợ nghe thấy sự chỉ trích vô cớ. Trong lòng khó chịu, bất mãn. Nhìn thấy cậu con trai đang nghịch ngợm liền quát lớn… Tiếp nối sau đó, cậu bé có thể sẽ trút nỗi tức giận lên đầu ông bà…
Một gia đình đang rất bình yên. Đột nhiên rơi vào võng xoáy hỗn loạn. Mỗi thành viên trong gia đình đều cảm thấy lo sợ.
Hạnh phúc gia đình sẽ bị hủy hoại ngay từ phút đầu tiên mang cảm xúc tiêu cực vào nhà
Tôi đã từng đọc qua một bài viết có tựa đề “Hãy mang nụ cười về nhà”. Người bố trong bài viết, dù bên ngoài xảy ra chuyện lớn đến cỡ nào. Về đến nhà vẫn luôn nở nụ cười ấm áp với gia đình.
Người bố bị mất việc. Tìm công việc mới bên ngoài thường xuyên vấp phải khó khăn. Nhưng hàng ngày về đến nhà ông đến cười và nói với mọi người rằng “mọi chuyện ổn rồi”.
Người bố làm thuê bên ngoài bị thương. Nhưng về đến nhà, ông vẫn tươi cười và an ủi mọi người rằng: “không sao, không sao cả”.
Sự lạc quan và kiên cường của người bố đã giúp con trai ông vượt qua rất nhiều thời khắc khó khăn. Mỗi lần gặp phải khó khăn trong học tập cậu bé đều nhớ đến nụ cười tỏa nắng của bố mình.
Con người trong cuộc sống không ai có thể tránh khỏi phiền muộn. So với việc các thành viên trong gia đình bực tức trút giận lên nhau. Lạc quan sẽ mang lại dũng khí và niềm tin để giúp nhau chiến thắng khó khăn hơn. Giải quyết vấn đề một cách dễ dàng hơn.
Nếu bạn yêu thương gia đình của mình. Hãy học cách quản lý cảm xúc tiêu cực. Thay vào đó hãy mang lại cho người thân và gia đình bạn những nguồn năng lượng tích cực nhất.
Khi tâm trạng không tốt. Bạn hoàn toàn có thể thẳng thắn bày tỏ cảm xúc của mình với người thân và gia đình. Để nhận được sự đồng cảm, cảm thông. Điều này tốt hơn rất nhiều so với việc cáu giận một cách vô cớ và bừa bãi.
Có người nói: “Thế giới này chưa bao giờ thiếu những gia đình hạnh phúc. Chỉ thiếu những thành viên gia đình không hiểu về nghệ thuật bước vào cửa nhà thôi”. Thực sự rất sâu sắc!!