Nếu bạn có thể quay trở lại tuổi 25, bạn mong muốn hay hy vọng có thể thay đổi được điều gì?
Nghe có vẻ rất kỳ lạ, nhưng tờ báo tuần CNB lại có một chuyên mục liên tục trong vòng 5 năm phỏng vấn hơn 200 nhà chính trị nổi tiếng, chủ doanh nghiệp, ngôi sao điện ảnh…về mong muốn nếu họ được quay trở lại tuổi 25. Có người nói:
-Quá nửa đời tôi đều chỉ sinh sống tại thành phố này, nếu thời gian quay trở lại tôi muốn mình sẽ đi ra bên ngoài nhiều hơn.
-Nếu như ngày đó tôi dũng cảm khởi nghiệp thì giờ đây đã không phải tiếc nuối.
-Tôi nghĩ là tôi sẽ tranh giành chức vị cao hơn nữa chứ không phải lãng phí thời gian đợi chờ…
Giống như khi bạn muốn mua nhà, lấy vợ, bạn chợt phát hiện mình không dành dụm được đồng nào, bạn hối hận đáng lẽ ra trước đó bạn nên tiết kiệm và dành dụm chút tiền.
Khi bạn nghĩ rằng tình yêu có thể khiến đối phương thay đổi vì bạn, nhưng đến khi bị bỏ rơi, bạn vừa khóc vừa tự nhủ rằng: “Đừng bao giờ tin đàn ông đa tình sẽ cải tà quy chính”.
Khi bạn mất ăn mất ngủ để chăm lo bỉm sữa cho con cái, đôi mắt thâm cuồng, dáng vẻ phờ phạc, bạn khuyên những người bạn của mình rằng: “Đừng vội sinh con trong năm đầu tiên sau khi kết hôn”.
Năm nay, bạn đã 25 tuổi rồi, năm 2018 cũng sắp qua đi, đồng nghĩa với việc bạn sắp phải khép lại tuổi 25 để bước sang một tuổi mới. Bạn đã làm được những gì?
Dưới đây là 4 đạo lý mà tôi khuyên bạn nên sớm biết, bởi nó còn quan trong hơn cả việc lương tháng được 15 triệu của bạn.
1, Năm 20 tuổi nghĩ rằng nhắc đến tiền quá quê mùa đến 25 tuổi mới phát hiện không có tiền không sống nổi
Cuối tuần, tôi cùng với nhóm bạn thân hay tụ tập hàn huyên tâm sự. Lan vừa mới xin nghỉ việc than thở: “Trước đây thường nghĩ những người hay nhắc đến tình cảm thật ngầu, nhắc đến tiền thật quê mùa. Nhưng đi làm rồi mới biết, lương tháng 3 cọc 3 đồng, trả tiền nhà, tiền điện nước, chả còn lại mấy đồng để tiêu”.
Công việc cũ của Lan là làm kế toán hành chính nhân sự cho một công ty vừa mới thành lập được 1 năm. Với suy nghĩ “công việc đầu tiên, lương không quan trọng, không thể vì tiền mà từ bỏ lý tưởng, làm những gì mà mình muốn”, nên Lan liến thoắng đồng ý đi làm mà không nửa lời đàm phán về tiền lương.
Một mình Lan kiêm không biết bao nhiều công việc, ngày nào cũng bạn rộn với lương lậu, thuế má. Vì tiết kiệm tiền, Lan không bao giờ ăn tối. Sau khi tan ca còn phải tới nhà hàng làm thêm mới miễn cưỡng đủ sống.
Nửa năm sau khi làm việc, Lan nghĩ đã đến lúc được tăng lương rồi lại không thể thốt lên thành lời, nghĩ thế nào cũng thấy thật quê mùa. Thế rồi cấp trên tìm Lan và nói chuyện:
“Lương của cô không cao là vì cô không có nhiều kinh nghiệm, đấy có xem, công nợ lần trước lại bị tính sai. Cô phải cho tôi thấy cô xứng đáng với cái giá đó chứ”.
Thế là không những không được tăng lương mà còn bị giảm lương xuống còn 5 triệu/tháng.
“Phải có tiền mới càng có động lực để thực hiện ước mơ và lý tưởng”, đó là những lời mà trước khi nghỉ việc Lan đã bày tỏ rõ ràng với cấp trên của mình.
Bạn nghĩ rằng nhắc đến tiền là dung tục, tầm thường sao? Chưa chắc đã phải vậy!
Nghiên cứu tâm lý học phát hiện ra rằng, chỉ nguyên việc đếm tiền thôi cũng có thể giúp chúng ta giảm bớt đau khổ.
Zhou Xinyue, Kathleen Vohs và RoyBaumeister đã lập một nhóm thực nghiệm:
Họ chia 84 người tham gia thử nghiệm ngẫu nhiên chia thành 2 nhóm và yêu cầu họ hoàn thành một bài test về độ nhạy cảm của ngón tay:
Một nhóm đếm tiền, đếm 80 tờ tiền mang mệnh giá 100 Nhân Dân tệ.
Một nhóm đếm giấy, đếm 80 tờ giấy trắng có kích thước tương đương.
Sau khi đếm xong, họ sẽ chơi game tung hứng bóng với game thủ online. Trò chơi có hai chế độ một là chế độ thường và một là chế độ thiết kế loại trừ xã hội.
Trong chế độ bình thường, bóng sẽ được tung hứng cùng tần xuất giữa 4 người tham gia thử nghiệm với nhau. Trong chế độ còn lại, sau 10 lần truyền bóng sẽ không phải truyền bóng trả lại cho người tham gia thử nghiệm nữa.
Sau khi kết thúc, tất cả những người tham gia thử nghiệm sẽ phải điền vào bảng quy mô tự trọng và bảng ảnh hưởng tích cực và tiêu cực.
Kết quả cho thấy, sự xuất hiện của tiền sẽ giúp giảm thiểu cảm giác đau khổ và ảnh hưởng tiêu cực do cảm nhận được sự loại trừ xã hội gây ra.
Dĩ nhiên, tôi không khuyến khích các bạn đi theo hai hướng cực đoan đó là quá coi thường tiền bạc hoặc quá vì tiền bạc. Mà là muốn bạn biết rằng, nói về tiền bạc không hề đáng xấu hổ.
Tiền sẽ giúp con người ta sản sinh ra một loại khuynh hướng cuộc sống đó là tự cung tự cấp, khiến bạn cảm thấy không cần tới sự giúp đỡ và bạn sẽ không phải ỷ lại vào người khác.
Nói về tiền một cách vừa phải giúp bạn cảm thấy mình tự lập hơn, dù ở bất cứ lĩnh vực nào, cũng đều giúp bạn giảm thiểu sự bất lực và cảm giác không có chỗ dựa. Tăng cường chủ nghĩa cá nhân. Dù gì không có ai có thể thoát ra khỏi nền kinh tế độc lập một cách tự lập được.
>> 30 tuổi bạn đã làm được những điều này trong cuộc đời ?
2, Cha mẹ chưa chắc đã thông minh hơn bạn
Bạn luôn nghe theo những cái gọi là lời khuyên cuộc sống, kinh nghiệp của người lớn tuổi nhưng người trả giá cuối cùng vẫn là bạn.
“Gia đình tôi vốn không giàu có, từ nhỏ tôi sớm đã ý thức được rằng cha mẹ kiếm tiền rất khó khăn vất vả. Do vậy tôi sợ sẽ khiến cha mẹ thất vọng. Chỉ cần thấy cha mẹ có chút biểu hiện tổn thương, buồn bã, ấm ức…tôi đều cảm giác đó là lỗi của mình”.
Đây là dòng tâm sự của Hương cô bạn cùng bàn thời cấp 3. Hương là điển hình của những đứa con ngoan hiếu thảo với cha mẹ.
Hầu hết các bậc cha mẹ đều cho rằng, con gái là phải thi vào công chức nhà nước, làm giáo viên, cuộc sống ổn định, không mơ mộng hão huyền. Tốt nghiệp đại học xong về quê tìm lấy một công việc ổn định, trước 30 tuổi lấy chồng sinh con, nhân lúc bố mẹ còn khỏe còn có thể giúp đỡ trông nom cháu…
Hương không biết mình muốn làm gì và có thể làm được gì. Làm gì Hương cũng không có cảm giác, công việc này cũng ổn, công ty kia cũng OK.
Sau khi tốt nghiệp, Hương về quê làm nhân viên văn phòng hành chính. Sau đó kết hôn với anh chàng đã yêu 1 năm. Giống hệt như lúc viết giấy đăng ký chọn thi đại học, một đống chuyên ngành mà không biết phải chọn ngành nào, cuối cùng nghe theo sự quyết định của cha mẹ.
Nửa năm sau khi Hương lấy chồng, tôi hẹn cô ấy đi ăn, tôi phát hiện Hương cố ý giấu thứ gì đó trong tay áo. Mới đầu, Hương không chịu nói gì nhiều, tôi phải gặng hỏi mãi Hương mới nói chồng cô làm ăn thua lỗ, nửa đêm về đến nhà bực bội nên đã bạo hành Hương.
Cuối năm ngoái, Hương phát hiện chồng mình ngoại tình, Hương muốn ly hôn nhưng bố mẹ lại ngăn cản rồi khuyên nhủ Hương rằng: “Cố chịu nhịn một chút, đàn ông thường chỉ tạm thời phải bùa mê thuốc lú mà thôi”.
Hương rất muốn dứt ra nhưng mẹ Hương lại thêm: “Mọi người đều biết con là con dâu của trưởng thôn, giờ con ly hôn, bố mẹ đâu còn mặt mũi nào để nhìn xóm làng”.
Hương không muốn bố mẹ mình phải chịu gánh nặng dư luận nặng nề, điều này khiến Hương cảm thấy mình là một người con không hiếu thảo.
Nếu bạn rơi vào hoàn cảnh này, có thể sẽ bị cha mẹ mình khiến cho ngạt thở bằng cách khiến bạn cảm thấy áy náy để khống chế bạn.
Áy náy là một trạng thái cảm xúc rất dễ bị lợi dụng, nhất là trong những quan niệm “trăm hay lấy hiếu làm đầu” của nho gia truyền thống. Thông qua việc tạo cảm giác áy náy để khiến con cái cảm thấy có lỗi với mình và nghe theo sự sắp xếp của mình.
Dĩ nhiên, đây là trạng thái cảm xúc mà đến bản thân những người làm cha làm mẹ không thể nhận ra được. Cha mẹ sẽ sử dụng các bối cảnh tình huống như “tâm nguyện lớn nhất cỉa cha mẹ”, “sau khi cha mẹ về hưu”…để thay đổi nó một cách vô tri vô giác.
Dù là những việc vốn có thể thương lượng, nhưng cha mẹ luôn không ngừng nhấn mạnh sự thỏa hiệp bằng các ngôn từ như “không sao, lựa chọn những gì mà con thích, không cần phải để ý tới bố mẹ…” để khuấy động cảm giác áy náy trong lòng bạn.
Bắt cóc con cái về mặt tình cảm để đưa ra sự lựa chọn hoặc bù đắp ở những phương diện khác.
Nói thực lòng, thà bỏ chút công sức để nhận thức chính mình còn hơn là nghe lời khuyên răn của cha mẹ. Và lần này, Hương đã quyết tâm không nghe theo lời cha mẹ, dứt ra khỏi cuộc hôn nhân đó.