Khi sếp cũ nghỉ hưu, đã để lại cho tôi 5 câu nói, mà không nói cho bạn biết, có thể cả đời bạn học không được

Cổ nhân có câu “nhà có người già như nhà có bảo bối”.

Cũng giống như vậy, trong môi trường làm việc có những người lãnh đạo có thâm niên hoặc những người nhân viên lớn tuổi, mặc dù có thể suy nghĩ và tư duy của họ không theo kịp trào lưu thời đại nhưng họ đã từng đấu tranh vật lộn trong chức trường nhiều năm nên họ luôn có kinh nghiệm đối nhân xử thế vô cùng phong phú và dày dặn.

Sự chỉ bảo của họ giúp ích rất nhiều cho chúng ta. Sếp cũ của tôi đã nghỉ hưu hơn chục năm, nhưng những bài học mà sếp để lại đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Hôm nay, tôi sẽ chia sẻ tới các bạn, hy vọng cũng có thể giúp ích được các bạn phần nào.

1, Cuộc sống này không tồn tại hai chữ công bằng, điều quan trọng nhất là phải cân bằng tâm lý

Nhiều năm trước, cơ hội thăng chức của tôi trong công ty bị một người quen của cấp trên cướp mất khiến tôi vô cùng bất mãn.

Sếp đã nói với tôi rằng, cạnh tranh tại nơi làm việc không chỉ là cạnh tranh trên bề mặt mà là sự cạnh tranh về việc bạn có thể điều động được bao nhiều nguồn tài nguyên, người ta có mối quan hệ có ô dù đó cũng là bản lĩnh của người ta.

Lùi vạn bước mà nói, xã hội này vốn đầy những sự bất công, sự bất công này chính là sự công bằng một cách tương đối. Phải có công bằng tuyệt đối thì mới có công bằng thực sự.

Thế nhưng bạn phải hiểu rằng cuộc sống này không tồn tại hai chữ công bằng, do vậy quan trọng nhất là phải cân bằng về tâm lý. Gặp chuyện bất công, hận đời hận người, khăng khăng muốn làm rõ. Làm như vậy không chỉ khiến mình thêm ngột ngạt ấm ức mà còn đang tự đào hố chôn mình.

2, Nếu có thể giải quyết riêng, tuyệt đối đừng nên la lối

Một lần, trong công tác phối hợp liên phòng ban, vì công việc phát sinh vấn đề, tôi không trực tiếp tìm đồng nghiệp đối chiếu vì anh ta ở khác bộ phận.

Tôi đang chuẩn bị đi tìm gặp trực tiếp sếp của người đồng nghiệp đó thì bị sếp cũ ngăn lại. Sếp hỏi tôi đã nói chuyện với người đồng nghiệp kia chưa? Tôi nói là chưa. Sếp lại hỏi tôi, vậy cậu biết chuyện này ở chỗ người đồng nghiệp kia đầu cua tai nheo như thế nào chứ? Tôi nói tôi không biết, tôi chỉ biết việc này đang bị mắc kẹt ở chỗ họ?

Sếp cũ điềm đạm nói với tôi rằng, cậu chưa tìm gặp đối phương tìm hiểu rõ tình hình đồng nghĩa với việc cậu chưa làm tốt những công việc cơ bản nhất.

Cậu trực tiếp đi báo cáo với cấp trên của người ta mà không nói chuyện riêng với người ta trước, dù cậu nói đúng hay không thì cậu cũng đã đắc tội với người đồng nghiệp đó.

Nếu cậu nói sai nghĩa là gậy ông đập lưng ông. Nếu trong công việc, có mâu thuẫn, tuyệt đối đừng nên căng thẳng. Nếu có thể trao đổi giải quyết riêng thì không cần phải trình báo lên trên.

Nếu như đã trao đổi và không thể giải quyết được, báo cáo lên trên cũng chưa muộn mà đối phương cũng không có gì để nói mình.

>> Nhớ kỹ những kiến thức về Tiền bạc này, dù không đầu tư bạn cũng sẽ kiếm được lời cả đời

3, Coi việc công như việc riêng, nói mềm làm cứng sẽ không bao giờ có lợi

Lại trong một lần hợp tác liên phòng ban khác, khi đó tôi đang có nhiều việc cần làm, nên muốn giao bớt cho người khác xử lý giúp. Nhưng khi tôi nói chuyện trao đổi thì thái độ của đối phương lại hết sức tồi tệ.

Tôi không nổi cáu ngay tại trận mà sau khi trở về văn phòng mới bắt đầu oán trách. Thấy vậy, sếp tôi sau khi tìm hiểu rõ ngọn ngành sự việc đã hỏi tôi “Nếu chuyện này không đẩy cho người khác thì ai là người xui xẻo?” Tôi nói, tôi là người xui xẻo. Sếp lại hỏi tôi “Nếu làm xong ai là người có lợi?”, tôi đáp, công ty có lợi nhiều còn người làm cũng có hút ảnh hưởng.

Sếp lại hỏi tôi, vậy cậu nghĩ cách đùn đẩy sự việc này thì có gì không đúng? Tôi nói là tôi không thể chịu được thái độ của họ. Sau này nếu không thể làm được, tôi sẽ đẩy hết cho họ.

Sếp nhìn tôi rồi đáp lại, dù thực sự là như vậy, cậu có tin là cậu phải gánh mọi trách nhiệm không? Cậu nghĩ rằng cậu có thể chối bỏ trách nhiệm sao? Thực ra chuyện này không có dính dáng gì tới nửa đồng tiền của đối phương cả.

Công việc đều khó làm, nếu bạn coi việc công như việc riêng của mình, bạn sẽ làm việc có tâm hơn, bởi sự việc có liên quan tới lợi ích của bạn.

Công việc khó mới càng cần phải gạt bỏ cảm xúc, nhờ người khác giúp đỡ. Bạn tức giận để ai xem chứ? Cuối cùng người chịu xui xẻo vẫn là bạn mà thôi.

4, Lắng nghe người khác nói hết rồi mới đặt câu hỏi

Trước khi sếp nghỉ hưu, trong những cuộc họp tập thể, tôi thường tự cho rằng mình là người có năng lực, có khả năng hiểu biết nên rất nhiều lần khi đồng nghiệp mới phát biểu được một nửa tôi liền chen ngang vào rồi phát biểu suy nghĩ của mình.

Kết quả, hầu hết những gì mà tôi nói đều là sai, sau này sếp tôi thấy chướng tai gai mắt nên tìm tôi nói chuyện. Sếp hỏi “nguyên nhân cơ bản dẫn tới phát sinh sai xót trong việc là gì?” Tôi trả lời là năng lực cá nhân. Sếp nói tôi sai rồi, nguyên nhân cơ bản dẫn tới sai xót trong công việc đó là cách trao đổi và nói chuyện.

Điều này giống như công việc tình báo trong chiến tranh vậy, chỉ cần làm tốt công tác tình báo chiến tranh coi như đã thắng được một nửa.

Trong công việc cũng nhưng vậy, trên truyền đạt dưới, song song ăn khớp, nếu không làm tốt công tác trao đổi và nói chuyện thường sẽ hay xảy ra vấn đề.

Đừng tự cho mình là giỏi liền nghĩ người khác không bằng mình.

Không cắt ngang lời người khác là một sự lễ phép.

Nghe người khác nói xong rồi mới nói để tiếp thu ý kiến hữu ích.

Nghe người khác nói xong rồi mới hỏi, làm việc mới không xảy ra sai xót.

5, Bất mãn với cấp trên, hãy trao đổi và nói chuyện riêng nhiều hơn

Sau này khi sếp về hưu, sếp không nói chuyện riêng với bất cứ ai ngoại trừ tôi. Sếp nói, do tôi là người sếp chọn vào công ty nên coi tôi như đồ đệ. Sếp nói, tôi là người thẳng tính, không nhịn được lời.

Trước đây trong các buổi họp tôi thường có gì nói lấy khiến sếp bối rối không có đường lui. Sếp mới sau này có thể bao dung tôi hay không sếp không rõ, nhưng nếu tôi cứ giữ mãi thói quen này, sếp mới chắc chắn sẽ không ưa gì tôi.

Sếp còn nói thêm với tôi rằng, trong công việc ai cũng có những điều bất mãn, bất mãn cũng được không sao cả nhưng đừng thổ lộ ra bên ngoài nhất là thể hiện với cấp trên một cách công khai. Bởi làm như vậy sẽ khiến họ mất thể diện và không có đường lui.

Nhưng cũng đừng kìm nén trong lòng, bởi nếu bạn không nói ra, cấp trên không thể biết được. Do vậy hãy cố gắng tìm cách nói chuyện riêng với sếp, biết đâu sự bất mãn của bạn sẽ nguôi ngoai được phần nào.

Sếp cũ của tôi đã nghỉ hưu được hơn 10 năm rồi, nhưng những gì mà sếp chỉ bảo vẫn đang ngày ngày ảnh hưởng tới tôi. Nhiều khi, công việc không suôn sẻ, phiền muộn trong lòng, nghĩ lại những lời chỉ bảo ấy của sếp cũng giúp tôi phần nào điều chỉnh lại tâm trạng để đối mặt với công việc mới.

Trả lời