Những giai đoạn và vấn đề khó khăn nhất trong cuộc đời

Cuộc đời mỗi người được cấu thành bởi nhiều giai đoạn 10 năm. Mỗi giai đoạn 10 năm đều có những trải nghiệm, cảm nhận và tâm trạng khác nhau. Những thứ mà chúng ta theo đuổi trong mỗi giai đoạn 10 năm ấy cũng không giống nhau. Trong quá trình theo đuổi ấy, bạn luôn phải không ngừng giành giật và buông bỏ. Nên giữ những gì? Nên buông những gì?

Mỗi giai đoạn cuộc đời đều có những khó khăn nhất định. Điều quan trọng nhất là chúng ta luôn phải tự tin vào chính mình để kiếm tìm và lựa chọn những con đường đúng đắn nhất. Dù khó khăn, gian nan nhưng mỗi giai đoạn cuộc đời là một trải nghiệm đẹp, đáng để chúng ta sống hết mình, nỗ lực hết mình và theo đuổi hết mình.

3 giai đoạn khó khăn của cuộc đời

1, Tuổi trẻ sống hoài sống uổng

Cổ nhân có câu: “tuổi trẻ không cố gắng, về già sẽ khổ đau”. Thanh xuân tuổi trẻ là giai đoạn đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người. Nhưng cũng là giai đoạn mà chúng ta dễ buông thả, sống hoài và sống uổng nhất.

Đại đa số con người chúng ta khi nhớ về thời thanh xuân tươi trẻ đều rất tiếc nuối vì cho rằng bản thân đã sống uổng và lãng phí rất nhiều thời gian.

Thực ra, mỗi người trong đời hoặc ít hoặc nhiều đều uổng phí một chút thời gian. Mất đi rồi mới biết trân trọng, mất đi rồi mới biết đó là những điều tốt đẹp nhất. Chúng ta luôn đợi đến khi lãng phí cả tá thời gian rồi mới giật mình bừng tỉnh và cảm thấy hối hận.

Nhất là giai đoạn tuổi trẻ, cảm nhận thời gian trôi đi không đủ sâu sắc “tuổi trẻ chưa thấu mùi sầu”. Luôn cho rằng, có đủ thời gian để bung lụa. Muốn vượt qua được giai đoạn uổng phí thời gian này, cần phải có sự đôn đốc của cha mẹ thầy cô và cả sự tự giác, kỷ luật của bản thân.

2, Tuổi trung niên nhàm chán và mệt mỏi

Tuổi trung niên giống như hậu trăng rằm. Hình thể dần dần trở nên không hoàn chỉnh, ánh sáng cũng giảm dần. Sau tuổi trung niên, dung mạo trở nên già cỗi, khí huyết suy tàn, đối nhân xử thể nên phóng thoảng, bớt nóng giận và dừng lại tất cả mọi sự tranh chấp.

Tuổi trung niên trên có bố mẹ nhà phải phụng dưỡng, dưới có con nhỏ phải chăm lo. Gia đình, sự nghiệp áp lực chồng chất áp lực. Cảm giác mệt mỏi tự nhiên cũng sản sinh. Nếu sự nghiệp không như mong muốn, cuộc đời bất trắc ắt sẽ càng gian khổ hơn.

Ở đời vạn sự hưng thoái vô thường. Cũng có rất nhiều người sau tuổi trung niên mới bắt đầu trở nên may mắn, trung niên phát tài, tuổi già giàu sang.

Do vậy, muốn vượt qua giai đoạn khó khăn, mệt mỏi này, chúng ta cần phải lấy lại tinh thần, cố gắng hết mình. Lấy trải nghiệm tuổi trẻ làm kinh nghiệm quý báu, theo đuổi cuộc sống tốt đẹp bằng tâm thái lạc quan và yêu đời nhất.

3, Tuổi già tiếc nuối

Người xưa có câu “người già nhưng tâm không già”. Duy trì một tâm thái trẻ trung là điều tốt thế nhưng chúng ta không thể làm trái quy luật tự nhiên. Tuổi già sức cùng lực kiệt, không thể so tài với người khác bằng sức lực.

Con người về già, sau khi trải qua nhiều cuộc bể dâu, từ dấu hiệu sự sống cho tới trạng thái tâm lý đều trở nên chậm rãi và phóng khoáng. Lúc này, chúng ta nên trút bỏ tâm thái “tiếc nuối”. Lựa chọn những gì có thể dễ dàng lấy được. Những thứ mà dễ dàng bị chúng ta bỏ qua như trời xanh, mây trắng, hoa thơm, cỏ ngọt…

>> Khi cuộc đời khó khăn bạn có nhận ra được 5 điều này ?

3 cạm bẫy, khó khăn lớn trong cuộc đời

Có một câu truyện ngụ ngôn kể rằng:

Ba tên trộm nọ nhìn thấy một người chăn một đàn dê và một con bò có cột chuông trên đuôi. Tên trộm thứ nhất nói “tôi có thể trộm con bò của anh ta”. Tên trộm thứ hai nói: “Tôi có thể trộm cả đàn dê của anh ta”. Tên trộm thứ 3 nói “Tôi có thể trộm quần áo ở trên người của anh ta”.

Tên trộm thứ nhất đợi người chăn dê ngủ say liền nhẹ nhàng tháo chiếc chuông trên đuôi của con bò xuống và buộc lên người một con dê khác rồi dắt trộm bò đi.

Khi người chăn dê tỉnh dậy liền lập tức lùa đàn dê đuổi theo. Trên đường đi anh ta gặp tên trộm thứ hai liền hỏi hắn có thấy người nào dắt bò đi qua đây không?

“Có phải là một con bò có đốm trắng, có một chiếc sừng hơi bị sứt gãy một chút đúng không?” Tên trộm thứ hai đáp.

“Đúng rồi, đó chính là bò của tôi”. Người chăn dê vội vàng đáp.

Tên trộm thứ hai tiếp: “Tên trộm đó chạy rất nhay, anh lùa theo cả đàn dê như thế này chắc chắn sẽ không đuổi kịp được đâu. Chi bằng để tôi giúp anh trông nom đàn dê, đợi anh tìm được bò rồi quay lại lùa dê về”.

Người chăn dê cảm kích vô cùng luôn miệng cảm ơn. Nhưng khi anh ta không tìm lại được bò. Quay trở lại lùa dê mới phát hiện mình đã bị mắc lừa. Anh ta vừa đi vừa khóc hết sức thê thảm.

Đang đi, anh ta đột nhiên nghe thấy một tiếng khóc khác to hơn, thê thảm hơn cả mình. Ngẩng đầu lên, anh ta liền thấy một người đang ngồi khóc bên giếng liền tiến tới hỏi nguyên do.

“Tôi mang theo một túi vàng to, đi đường mệt quá liền ngồi trên thành giếng nghỉ ngơi. Không cẩn thận đánh rơi cả túi vàng xuống giếng. Tôi chẳng có cách nào khác cả. Nếu như có người giúp tôi, tôi tình nguyện chia cho họ một nửa túi vàng để báo đáp”.

Người chăn dê nghe thấy liền vui mừng khôn xiết. Nói rằng anh ta có thể giúp đỡ. Sau đó liền vội vàng cởi quần áo nhảy xuống giếng. Tìm mãi tìm mãi tốn bao công sức mà không tìm thấy túi vàng đâu. Vừa ngoi lên khỏi mặt giếng mới phát hiện quần áo bị người ta lừa trộm mất rồi.

Ba lần bị lừa của người chăn dê cũng chính là 3 cạm bẫy lớn mà con người dễ mắc phải trong cuộc đời.

1, Sơ ý

Nếu người người chăn dê ngủ nghỉ cảnh giác hơn hoặc có biện pháp phòng tránh trước, thì sẽ không bị trộm mất bò. Mặc dù không phải việc gì cũng có thể cẩn thận dè dặt được nhưng ắt phải có tâm lý phòng tránh trước. Không được có dã tâm hãm hại người khác nhưng phải có ý thức đề phòng người khác.

Nâng cao ý thức cảnh giác mọi lúc mọi nơi. Duy trì thái độ cẩn trọng với người với việc và với cả cuộc sống. Xây dựng thói quen tỷ mỷ và cẩn thận để tránh khỏi cạm bẫy “sơ ý”.

2, Nhẹ dạ cả tin

Người chăn dê nếu nhưng không nhẹ dạ cả tin lời người khác sẽ không bị mất cả đàn dê cho tên trộm. Nếu như anh ta có thể giữ được đầu óc tỉnh táo, không nhẹ dạ cả tin thì sao?

Những kẻ lừa đảo thường hay nói lời ngon tiếng ngọt hoặc hùa theo một nhu cầu tâm lý nào đó của đối phương. Nói trúng tâm sự của đối phương khiến họ suy nghĩ theo lối tư duy của kẻ lừa đảo. Là người ngoài cuộc có thể còn tỉnh táo, cảnh giác được. Những người trong cuộc hầu như đều bị mê muội.

Do vậy, mọi việc đều phải suy nghĩ nguyên do của nó. Gặp phải vấn đề, dù có lớn đến cỡ nào cũng phải bình tĩnh xem xét. Như vậy mới không bị bấn loạn, mới có thể duy trì được khả năng phán đoán cơ bản nhất của con người.

Hình thành thói quen bình tĩnh và tư duy độc lập mới có thể tránh khỏi cạm bẫy “nhẹ dạ cả tin” này.

3, Tham lam

Người chăn dê vì muốn có được nửa túi vàng, kết quả đến quần áo cũng bị trộm lừa mất. Trên đời này vốn không ai cho không ai cái gì, không có thứ gì là miễn phí cả. Tham lam ắt phải trả giá.

Muốn có được thứ gì đó chúng ta cần phải bỏ ra công sức lao động tương xứng. Đừng bao giờ nghĩ đến việc không làm mà hưởng.

Cổ nhân có câu: “Vách núi nghìn trượng sừng sững, không có dục vọng thì có thể giữ mình cương trực”. Dục vọng ở đây chính là sự tham lam, không biết giữ bổn phận.

Cuộc sống muôn hình vạn trạng, ai ở đời cũng không thể tránh khỏi những giai đoạn khó khăn. Quan trọng nhất là chúng ta luôn phải tự tin vào chính mình. Bình tĩnh, lạc quan trước mọi khó khăn, thử thách và cạm bẫy trong cuộc đời.

Trả lời