Dạy cách làm giàu: 8 Tư duy kinh doanh làm giàu siêu đẳng, đọc xong thì mở mang “Cả một cõi bờ”

Dạy cách làm giàu, Con người ở đời không phải ai cũng có thể kinh doanh và làm giàu được. Những người kinh doanh thành công họ không chỉ có nguồn vốn dồi dào và còn có cả một hệ thống tư duy siêu đẳng.

Muốn thành công, hãy đọc và ngẫm 8 tư duy kinh doanh làm giàu siêu đẳng và người xưa để lại dưới đây nhé các bạn!

1, Dạy cách làm giàu và cách Tư duy đối lập thống nhất

Lão tử cho rằng, cao thấp, xấu đẹp, trước sau, họa phúc những thứ này đều bổ trợ cho nhau. Đối lập mà thống nhất. Thậm chí trong nhiều trường hợp còn có thể chuyển hóa lẫn nhau.

“Trong phúc có họa, trong họa có phúc”. Đây chính là tư tưởng biện chứng lớn nhất trong thời cổ đại. Giúp chúng ta nhìn thấy mối quan hệ thực sự giữa các sự vật đối lập.

2, Tư duy ngược

Thời kỳ Xuân Thu, Nho gia đề xướng Nhân Ái, Lễ Nghĩa, Trung Hiếu. Chỉ cần có Nhân Ái, Lễ Nghĩa và Trung Hiếu là có thể cải tạo được xã hội. Dung hòa quan hệ giữa người với người.

Nhưng Lão Tử lại áp dụng lối tư duy ngược. Ông cho rằng: Đạo lớn mất đi mới có Nhân Nghĩa; Trí tuệ ra đời mới sinh dối trá; Gia đình bất hòa mới có hiếu thảo và nhân từ; Đất nước loạn lạc mới có trung thần.

Tức Đạo mất rồi đến Đức; Đức mất rồi đến Nhân; Nhân mất rồi đến Nghĩa; Nghĩa mất rồi đến Lễ. Lão Tử cho rằng Nhân Nghĩa, trên kính dưới nhường, trung thần nghĩa sỹ là biểu hiện xấu của nếp sống xã hội. Là biểu hiện bị phá hoại của đạo lý lớn.

3, Tư duy không tranh giành, cách mà người giàu dạy cách làm giàu cho con cái của họ

Lão Tử viết: Chỉ khi không tranh giành với ai thì thiên hạ mới không ai có thể tranh giành với mình. Đã là của mình thì không cần phải tranh. Không phải là của mình thì không nên tranh. Lão Tử cho rằng, người thông minh luôn biết cách thể hiện điểm yếu giấu giếm điểm mạnh vào những lúc thích hợp nhất. Tỏ ý nhượng bộ. Ông luôn chủ trương không tranh giành mới có thể bảo toàn bản thân. Mới có thể đứng vững và bất bại.

4, Tư duy lợi cho người khác

Lão Tử nói nước khéo làm lợi cho mọi vật. Lão Tử tôn sùng nước bởi một lý do rất quan trọng đó là nước hàm chứa tinh thần có lợi cho người khác. Trên đời này, những người như thế nào mới thực sự không có kẻ địch?

Nho gia nói: Nhân giả vô địch (người nhân từ không có kẻ thù). Điều này giống với quan điểm của Lão Tử. Chỉ những người làm lợi cho người khác mới là vô địch. Chỉ những người làm lợi cho người khác mới có đẳng cấp, tầm nhìn lớn về tinh thần và tâm hồn.

Ngược lại, nếu bị tư lợi cá nhân che mắt. Làm gì cũng không thoát khỏi dục vọng cá nhân. Sẽ mãi chỉ là ếch ngồi đáy giếng mà thôi.

>> 5 Phút đọc hiểu 10 câu chuyện, khai sáng những tư duy Tiền tài của bạn

5, Tư duy chiến thắng bản thân

Lão Tử cho rằng: Những người có thể hiểu người khác là người thông minh. Những người có thể hiểu chính mình là người trí tuệ. Những người có thể chiến thắng người khác là người có sức mạnh. Những người có thể chiến thắng chính mình càng là người có sức mạnh vô địch hơn. Những người luôn thỏa mãn và hài lòng là những người giàu có. Những người kiên trì hành động là những người có chí hướng.

6, Dạy cách làm giàu với Trí tuệ mềm mỏng

Lão Tử tôn sùng trí tuệ mềm mỏng. Ông nói: con người khi sống cơ thể mềm yếu, khi chết cơ thể cứng đơ. Vạn vật và thảo mộc khi sống thì mềm yếu; lúc chết thì khô héo.

Những thứ yếu mềm càng dễ biến hóa. Ví dụ như một cái cây khi sống thì mềm dẻo. Gió thổi sẽ lay theo chiều gió. Còn một cái cây khi chết sẽ trở nên khô héo. Chỉ cần gió thổi là sẽ đứt gãy.

7, Coi trọng giá trị của “chỗ trống”

Lão Tử chỉ ra rằng: Ba mươi chiếc nan hoa cắm chung vào một bánh xe. Phải có chỗ trống mới có thể cắm nan hoa và bánh xe cho xe chạy được. Nhồi đất sét để làm chén bát, nhưng chính nhờ khoảng trống ở trong mà chén bát mới dùng được. Đục cửa và cửa sổ để làm nhà, chính nhờ cái trống không đó mà nhà mới dùng được.

Lão Tử khuyên răn chúng ta: Dù làm người hay làm việc cũng đều phải nhìn ra giá trị của “chỗ trống”. Bên trong cái chậu, cái cốc, cái bát đều là chỗ trống nên mới có thể đựng thức ăn và đồ vật. Căn nhà mà con người xây dựng nên bên trong cũng có chỗ trống thì con người mới ở được. Con người thường chỉ nhìn thấy những thực thể trước mắt mà lơ là những giá trị của chỗ trống.

8, Tư duy vừa tuân thủ quy tắc vừa đột phá quy tắc (Thủ chính xuất kỳ)

Lão Tử nói: Cai quản quốc gia bằng quy tắc. Đưa quân đánh trận phải đột phá quy tắc. “Chính” ở đây là những thứ mang tính nguyên tắc, quy tắc. “Kỳ” ở đây là chỉ việc đột phá, phá vỡ quy tắc. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cần phải hiểu được tư duy vừa tuân thủ quy tắc vừa đột phá quy tắc này.

Đầu tiên là tôn trọng quy tắc. Có những chuyện nhất định phải danh chính ngôn thuận, có điều có lệ. Nhưng cũng cần phải biết cách đột phá, phá vỡ quy tắc. Biết cách thay đổi sáng tạo mới.

Trả lời