Cách trở thành người giỏi nhất, người thành công (Phần 1)

Bạn có phải là người như thế này không:

1, Mua rất nhiều sách nói về trưởng thành tâm hồn để đọc. Chăm chỉ đọc hết từng cuốn một. Nhưng cuộc sống chẳng thay đổi gì mấy.

2, Tham gia rất nhiều buổi tọa đàm, workshop, muốn hiểu mình hơn…Nhưng lại phát hiện hình bóng của mình ngày càng mờ nhạt.

3, Bi quan chán đời, nghĩ rằng dù cố gắng phấn đấu đến mấy cũng không thể bằng những người sinh ra đã ngồi mát ăn bát vàng. Ngày nào cũng cầu nguyện họ sẽ gặp tai họa.

4, Mang trong mình cảm giác tội lỗi khi rời xa cha mẹ. Vừa chịu đựng sự uy hiếp ức chế về tinh thần, bị nói là bất hiếu. Vừa không muốn quay trở lại ngôi nhà khiến bạn đau khổ.

Nếu bạn là người như vậy. Hoặc bạn luôn là một người bi quan từ trước tới nay. Hãy tìm đọc cuốn sách “Trở thành một người bình thường giỏi giang: lựa chọn con đường mà bạn có thể chịu đựng được”.

Tác giả cuốn sách không phải là một nhà tâm lý học tài giỏi. Mà chỉ giống như tôi và bạn là những người bình thường. Nên tác giả không dự định nói đến những đạo lý lớn. Chỉ là muốn nói đến và chia sẻ những kinh nghiệm cuộc sống mà tác giả, tôi và  bạn đều có thể làm được.

Tác giả cũng không hẳn là một người bình thường. Mà là một người đã từng trải qua chứng bệnh trầm cảm, đứng lên làm lại từ đầu.

Và điều đáng quý ở đây đó là tác giả đã sắp xếp lại những trải nghiệm tâm lý của mình để chia sẻ tới mọi người. Dù nó chưa chắc đã thích hợp với tất cả mọi người. Nhưng tôi tin rằng, ắt sẽ có người cảm nhận được và nhìn thấy mình ở trong đó.

Từ sự tống tiền về cảm xúc cho tới tách biệt cá thể hóa

Điểm hay nhất của cuốn sách này đó là đánh trúng hiện trạng việc cha mẹ thường hay đứng trên danh nghĩa “vì để tốt cho con cái” để tống tiền hoặc bắt cóc cảm xúc.

Ngoài ra, rất nhiều người trẻ xa quê thường hay có cảm giác tội lỗi. “Hiện giờ mình ăn ngon mặc đẹp sống tiện nghi. Còn cha mẹ người thân ở quê phải chịu khổ”….

Vậy làm thế nào để thoát ra khỏi những vết thường lòng mà gia đình mang lại này? Rất nhiều cuốn sách đưa ra những khái niệm tương tự đó là “rời xa gia đình”.

Dù là cuốn sách bán chạy “Bradshaw On: The Family”. Hay bộ phim chuyển thể từ truyện cùng tên “The glass castle” đều đang cùng nói đến một vấn đề.

Nếu gia đình mang lại cho bạn những vết thương và nỗi đau không gì sánh nổi. Bước đầu tiên để thoát khỏi nỗi đau đó chính là rời khỏi gia đình. Độc lập về kinh tế và tự do về tài chính.

Người ta dùng cách đó để níu giữ bạn là do họ sợ đánh mất bạn. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa chúng ta cũng phải kiên quyết bước đi trên con đường của mình. Chỉ khi bạn đã đứng vững, mới đủ khả năng trở về để giải cứu họ.

Đây cũng là giá trị quan mà tác giả cuốn sách lặp đi lặp lại ngay từ khi mở đầu. Tất cả mọi sự hiếu thuận đều phải bắt đầu từ việc yêu thương chính bản thân mình.

Bạn phải yêu thương chính bản thân mình mới có thể trở về yêu thương gia đình và người thân của mình. Nếu không bạn chỉ có thể ở bên cạnh họ. Bạn không vui vẻ và cũng không thể mang lại niềm vui cho người khác.

Yếu tố hành động đầu tiên để giải thoát khỏi lời nguyện này đó là bạn phải độc lập về kinh tế.

Các nhà tâm lý học gọi quá trình đó là “phân ly cá thể hóa”. Rời khỏi người chăm sóc nuôi dưỡng mình từ nhỏ là một điều đau khổ. Họ có thể sẽ dùng đủ những lời nói chua cay, hoặc đủ mọi cách để trói chặt bạn. (Có thể là bệnh tật không nguyên nhân. Hoặc tự dằn vặt làm tổn thương chính mình)…

Họ có thể sẽ chỉ trích bạn nhẫn tâm rời bỏ họ. Nhưng một điều rất lạ ở đây đó là. Chỉ khi bạn rời xa họ mới có thể thực sự không rời xa họ.

>> 21 Quan niệm trong thế giới của những người thành công

Dù kết quả tốt thật nhưng chỉ là vừa đủ. Dùng tư duy đố kỵ để ép bức mình

Một tư duy khác cũng xuyên suốt cuốn sách này và cũng chính là một phần tính cách của tác giả. Đó là “so sánh xã hội” (socialcomparison).

Do tác giả ngày nhỏ thường phải sống những ngày cực khổ. Thường xuyên phải sống trong nỗi sợ bị so sánh với người khác. Muốn kiếm nhiều tiền để phụng dưỡng cha mẹ. Nên cuộc sống kể từ khi sinh ra của tác giả luôn là sự so sánh, tự ti. Luôn cảm thấy mình phải nỗ lực hơn nữa.

Cộng thêm việc mẹ của tác giả không bao giờ hiểu được tâm tình của mình. Nên tác giả có thói quen giấu bí mật trong lòng.

Mặc dù thành tích học tập luôn nằm trong top đầu. Nhưng đối với tác giả mà nói đó chỉ là trách nhiệm và vừa đủ. Không có gì đáng phải tự hào.

Hầu hết chúng ta kể từ khi sinh ra đều bị so sánh với nhiều người khác nhau. Nào là con nhà hàng xóm, bạn học ở trường hay thậm chí là anh chị em trong nhà…Tại sao người khác có thể có được một thứ gì đó một cách dễ dàng. Mà chúng ta lại phải chật vật mãi mới có được…

Lý do là bởi, chúng ta luôn tìm kiếm thứ mà mình thiếu ở chỗ của người khác. Đố kỵ biến thành oán giận. Oán giận vô dụng lại chuyển hóa thành tự ti. Tự ti lâu dần sẽ bắt đầu bị mất ngủ…

Mặc dù tác giả luôn muốn chúng ta hãy sống là chính mình. Nhưng thực ra trước đó tác giả cũng đã từng đi trên con đường danh lợi. Theo đuổi những thứ gọi là thành công và hạnh phúc của người khác.

Hoặc cũng có thể chính vì trước đó tác giả luôn theo đuổi cái gọi là thành công đó. Tác giả đã từng khổ sở trong những thứ đó. Nên tác giả mới biết nó không có điểm đích.

Mặc dù bạn rất nghèo, nhưng bạn vẫn phải có nền tảng kinh tế nhất định. Đó là điều thiết yếu, không thể thiếu. Nghèo khổ vạn sự đều bi ai. Không yêu cầu phải đại phú đại quý. Nhưng khi cuộc sống đạt đến mức độ chất lượng nhất định nào đó. Mới có thể suy nghĩ tới những điều ngoài việc sinh tồn.

Trả lời