Tuổi 20 được coi là khởi đầu của giai đoạn nâng cấp cuộc đời. Đó là bước đệm, giai đoạn chuẩn bị quan trọng cho bạn trước tuổi 30.
Bạn xây dựng cho mình nền tảng với cấp độ như thế nào, cuộc đời bạn sẽ phát triển với cấp độ đó. Nền tảng này, ngoài kiến thức mà bạn có được trong thời gian học đại học. Quan trọng nhất là bạn nắm bắt được bao nhiều khả năng lập thân và đối nhân xử thế.
Dĩ nhiên, năng lực nắm được càng nhiều chưa chắc đã tốt. Bạn cần phải hiểu việc phát huy “chi phí cơ hội” của mình. Loại bỏ tất cả những gì không thể mang lại giá trị cho bạn. Giữ lại những gì giúp bạn không ngừng nâng cao giá trị cuộc đời.
Kỹ năng xã giao, kỹ năng diễn thuyết, kỹ năng tư duy, kỹ năng viết lách, kỹ năng học hỏi…Năm loại kỹ năng này dù trải qua sự gột rửa của thời gian vẫn sừng sừng không phai nhạt. Dù trong cuộc sống hay công việc, nắm bắt được những kỹ năng này sẽ mang lại cho bạn lợi ích gấp bội.
Dù gặp phải vấn đề gì, bạn đều có thể dựa vào những kỹ năng này để chuyển nguy thành an ngay từ những phút đầu tiên. Biến bị động thành chủ động, phát huy khả năng và thế mạnh của mình.
Nếu hiện tại bạn chưa biết phải nắm bắt những kỹ năng nào. Vậy thì nắm bắt 5 kỹ năng này chính là sự lựa chọn thông dụng nhất.
1, Kỹ năng xã giao
Tính cách của bạn có quá hướng nội và tự ti gây ảnh hưởng đến khả năng xã giao của bạn hay không? Bạn có thường xuyên phải phiền não vì không biết phải dỗ dành nửa còn lại của mình như thế nào?
Nhà xã hội học người Mỹ George C. Homans chỉ ra rằng, xã giao thực ra là một phương thức quan trọng để cá thể phù hợp với xã hội và phát triển chính bản thân mình.
Nếu không có các hoạt động xã giao, sẽ không thể có sự phát triển của cá thể và xã hội. Bởi trong đó ngoài việc đề cập đến khả năng, sẽ còn có liên quan đến EQ của chính bạn.
EQ cao thấp là chỉ tiêu quan trọng đầu tiên quyết định việc bạn có trở thành người xã giao giỏi hay không. Tiến sỹ, nhà tâm lý học nổi tiếng của trường Đại học Haward Daniel Goleman đưa ra khái niệm “trí tuệ xã giao” dựa trên tiền đề EQ.
Một người có trí tuệ xã giao cao thường sẽ nhận được nhiều hành vi phản hồi chính diện và tích cực từ trong công việc, cuộc sống, tình yêu và hôn nhân… Cảm giác hạnh phúc có được cũng sẽ càng mãnh liệt hơn.
Do vậy, việc nâng cao trí tuệ xã giao sẽ giúp chúng ta trở thành một người có khả năng xã giao giỏi. Đó là một trong những mắt xích quan trọng giúp bạn có được thành công.
Nhiệm vụ quan trọng và khó khăn nhất của chúng ta đó là bồi dưỡng ý thức xã giao. Có được ý thức xã giao, chúng ta sẽ nâng cao và rèn luyện kỹ năng xã giao của mình một cách có định hướng hơn. Xây dựng tâm thái tự tin vững vàng, loại trừ nỗi sợ xã giao.
Xây dựng cho mình một tâm thái lạc quan. Học cách suy nghĩ đứng trên góc độ của người khác. Nắm bắt kỹ năng nói chuyện…Bạn có thể học được những kỹ năng thông qua sách vở hoặc quan sát cuộc sống thực tế.
2, Kỹ năng nói
Winston Churchill đã từng nói, một người có thể diễn thuyết trước bao nhiêu người sẽ có được bấy nhiêu thành tựu. Tạm thời chưa xem xét tới độ thật giả của câu nói này.
Nhưng những ai đã từng xem những người diễn thuyết trong chương trình TED đều sẽ biết. Chỉ trong hơn chục phút diễn thuyết. Mà sản sinh sức mạnh ảnh hưởng tới toàn thế giới. Điều này đủ để chứng minh sức hút của tài ăn nói.
Trong cuộc sống thường ngày, biệt tài ăn nói sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các mối quan hệ xã hội của bạn. Bạn đàm phán và ký kết hợp đồng với khách hàng như thế nào? Bạn gái giận dỗi, bạn phải dỗ dành cô ấy như thế nào?
Bạn đang uất ức trong lòng, bạn muốn tìm người tâm sự. Bạn sẽ bắt đầu như thế nào? Những lúc này, bạn đều cần phải dùng tới biệt tài ăn nói của mình.
Nhà xã hội học người Mỹ Dale Carnegie có một câu nói rằng: “Bạn nói như thế nào nhiều lúc còn quan trọng hơn cả việc bạn nói gi”. Đây chính là biệt tài ăn nói.
Có người nói như rót mật vào tai nhưng có những người lại nói như đấm vào tai. Bạn nói như thế nào không những là vấn đề tài ăn của bạn mà còn thể hiện trình độ EQ cao thấp của bạn.
Do vậy phải kết hợp việc luyện tập EQ với việc nắm bắt khả năng ăn nói. Học cách giao tiếp và nói chuyện với người khác một cách đúng đắn nhất. Đó là nấc thang tiến bộ quan trọng trong cuộc đời bạn.
Rèn luyện biệt tài ăn nói không thể là chuyện một sớm một chiều được. Nó cần tới sự kiên trì bền bỉ của bạn. Nếu có thể kiên trì rèn luyện trong vòng 3 tháng liên tục. Khả năng ăn nói của bạn sẽ được nâng cao một cách rõ rệt.
>> Tuổi 25, trước ngưỡng cửa 30 và chênh vênh giữa cuộc đời
3, Kỹ năng tư duy
Tư duy là biểu hiện của năng lực. Tư duy của bạn như thế nào, trình độ năng lực của bạn sẽ như thế ấy. Dù là tài ăn nói, xã giao hay những sự việc khác trong công việc đều phải được xây dựng trên các khả năng tư duy có liên quan.
Nếu không có nền tảng tư duy tốt, nhiều loại năng lực sẽ khó lòng bồi dưỡng và xây dựng được. Tư duy cũng là một loại năng lực. Phải không ngừng học hỏi và rèn luyện mới có thể nắm bắt và ứng dụng nó một cách tốt nhất. Bởi “trăm hay không bằng tay quen”.
Đứng trước một bàn nguyên liệu lẻ tẻ. Một người đầu bếp giỏi có thể biến chúng trở thành một món ăn ngon nhờ khả năng tư duy của mình. Còn một người bình thường sẽ chỉ biết “than ngắn thở dài”. Đây chính là biểu hiện chuyển đổi khả năng tư duy thành năng lực thực sự.
Khi chúng ta đã nắm bắt đủ các loại khả năng tư duy. Đối mặt với khó khăn trong công việc và cuộc sống mới không có cảm giác không thể thoát ra khỏi mê cung. Hãy suy nghĩ và nói theo một cách khác. Vấn đề tự nhiên sẽ được giải quyết dễ dàng.
Chúng ta không nhất định mà cũng không thể thông minh như Albert Einstein. Nhưng chúng ta có thể căn cứ vào mục tiêu tương lai của mình để bồi dưỡng và xây dựng ra những phương thức tư duy có liên quan. Điều này không những sẽ tăng nhanh bước tiến. Mà còn giúp chúng ta càng suôn sẻ và thuận lợi hơn trong việc giải quyết các công việc thuộc phạm vi chuyên môn.
Trong các khả năng tư duy, tư duy phê phán được đánh giá là nổi bật nhất trong đó. Dù là trong quá trình học hỏi kiến thức hay xử lý công việc đời sống hàng ngày. Tư duy phê phán sẽ giúp chúng ta hiểu và giải quyết vấn đề tốt hơn. Nắm giữ tư duy phê phán sẽ giúp bạn hình thành thói quen tư duy độc lập một cách dễ dàng hơn.
Phương thức tư duy sẽ quyết định phương thức hành vi của chúng ta. Độ sâu và độ rộng về tư duy sẽ quyết định việc chúng ta nhìn nhận cục diện thế giới lớn nhỏ ra sao. Do vậy, việc học cách vận dụng các khả năng tư duy khác nhau để giải quyết vấn đề. Là bước đi không thể thiếu trong quá trình lập thân và xử thế của chúng ta.
Muốn có được những khả năng tư duy này, bạn phải bỏ ra sự nỗ lực tương xứng. Nhưng đại đa số chúng ta chỉ hài lòng với những phương thức tư duy hiện có. Mà không suy nghĩ tới việc nâng cao khả năng tư duy của mình.
Thậm chí còn đối mặt với thế giới này bằng những hình thức tư duy sai lầm. Đây thực sự là một điều rất đáng tiếc. Hãy bớt chút thời gian để rèn luyện khả năng tư duy. Bạn sẽ có được cuộc đời bao la rộng lớn hơn.
4, Kỹ năng viết lách
Nếu bạn có thể kiên trì viết blog trong vòng 1 năm. Ý chí, khả năng kiên trì, khả năng biểu đạt và tư duy sẽ được nâng cao một cách rõ rệt. Bạn hoàn toàn có thể phản ứng nhanh nhạy trước mọi vấn đề. Lập tức có thể đưa ra một đề cương báo cáo cho vấn đề đó.
Viết lách không những là cách giúp bạn làm rõ lối tư duy. Mà còn là một cách để nâng cao khả năng biểu đạt. Tầm quan trọng của nó không cần nói ai cũng rõ.
Dù là báo cáo công việc hay ghi chép cuộc sống. Viết lách là một trong những kỹ năng không thể thiếu của chúng ta. Vậy làm thế nào để năng cao khả năng viết lách? Chỉ có một cách đó là viết, viết và viết.
Stephen King nhà văn người Mỹ chuyên viết về thể loại kinh dị đã từng viết trong cuốn “On writing” của mình rằng. Dù ngày hôm đó không có cảm hứng sáng tác. Cũng phải viết thứ gì đó để duy trì độ nhạy cảm của khả năng viết lách. Chỉ cần bạn muốn viết, có lời muốn nói. Hãy nhấc bút lên và viết mà không suy nghĩ hay do dự bất cứ điều gì.
Nếu bạn muốn nâng cao khả năng viết lách của mình. Hãy kiên trì mỗi ngày viết vài trăm chữ. Nhớ là phải kiên trì “mỗi ngày”.
5, Kỹ năng học tập
Đằng sau những kỹ năng xã giao, kỹ năng ăn nói, kỹ năng tư duy và kỹ năng viết lách buộc phải có sự tích lũy của một lượng kiến thức lớn. Mới có thể khiến chúng phát huy được giá trị lớn nhất của mình. Việc tích lũy kiến thức không có con đường nào khác ngoài cách sử dụng chính khả năng học tập của bạn.
Tục ngữ có câu “học, học nữa, học mãi”. Trong thời đại ngày nay, nếu không có khả năng học hỏi liên tục không ngừng nghỉ. Bạn sẽ bị xã hội vô tình này đào thảo một cách phũ phàng. Rất nhiều người tốt nghiệp đại học đồng nghĩa với việc chính thức kết thúc sự nghiệp học tập. Nhưng thực ra, sự nghiệp học tập mới chỉ vừa bắt đầu mà thôi.
Trong thế giới không ngừng thay đổi từng phút từng giây này. Chỉ cần lơ là một chút, không cập nhật kho kiến thức mới. Chẳng mất bao lâu sau bạn sẽ lạc hậu và tụt lùi lại ở phía sau. Không thể bắt kịp bước tiến và phát triển của thời đại.
Dù là ứng dụng trên điện thoại. Nếu không biết cách học tập, sẽ không thể biết cách sử dụng chính xác như thế nào. Do vậy, bất cứ khi nào, năng lực học tập cao thấp sẽ quyết định địa vị và tầm nhìn của bạn trong xã hội.
Hãy tìm cho mình một phương pháp học tập phù hợp nhất. Sau đó kiên trì bền bỉ với nó. Tin rằng, không lâu sau đó bạn sẽ có được thành tích và kết quả mà mình muốn.
Tổng kết
Để có được một khả năng hay kỹ năng nào đó không bao giờ dễ như trở bàn tay. Bạn phải bỏ rất nhiều thời gian và sức lực mới có được. Chính vì vậy nhiều lúc chúng ta có suy nghĩ hoài bão chí lớn nhưng lại không thể thực hiện được.
Tư tưởng và suy nghĩ là người khổng lồ. Còn hành động chỉ là người lùn. Điều này cho thấy chúng ta đang rất thiếu “hành động”.
Thực ra rất nhiều thứ khi bắt tay vào hành động. Nó sẽ không qua phức tạp như những gì chúng ta tưởng tượng. Khó khăn thực sự là việc chúng ta vượt qua được bước bắt đầu đầu tiên.
Bất cứ việc gì cũng đều không có đường tắt. Kiên trì tới cùng là phương pháp nhanh và ngắn gọn nhất. Hành động, hành động và hành động. Kiên trì, kiên trì và kiên trì là phương pháp duy nhất để chúng ta tiến tới thành công.