Vai trò của Logo và Slogan trong kinh doanh

Với những người kinh doanh mới bắt đầu mở công ty, cửa hàng, doanh nghiệp, hoặc chuẩn bị cho ra mắt sản phẩm thì cần phải đầu tư thiết kế Logo – câu slogan độc đáo, để tạo dấu ấn riêng thu hút người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của bạn cung cấp. Thường thì khi nhìn logo và nghe đến slogan bạn sẽ nhận biết ngay đến thương hiệu của công ty đó. Chính vì thế, hai yếu tố này có vị trí quan trọng giúp khách hàng phân biệt được thương hiệu và sản phẩm của 1 công ty. Vậy hình ảnh Logo và Slogan có ý nghĩ vai trò gì trong kinh doanh. Cùng bytuong.com tìm hiểu về chủ đề này –  ngay tại nội dung bài viết dưới đây nhé!

 

 

1, Slogan có vị trí quan trọng trong lòng khách hàng

Slogan được xem là “khẩu hiệu” trong thương mại, có hàm ý khẳng định, chắc chắn, điều tuyệt đối. Để có một câu slogan hay, bạn phải đầu tư chất xám nghĩ ra câu khẩu hiệu thật “kêu”, nội dung câu slogan đó phải có liên quan đến sản phẩm bạn kinh doanh, truyền tải được những thông tin mang tính mô tả và thuyết phục về thương hiệu.

Bên cạnh đó, câu slogan phải đạt được các yếu tố đơn giản, bắt tai, ngắn gọn, dễ nhớ để khi bạn quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, pa-nô, áp-phích, website, bao bì,hoặc qua các công cụ marketing người nghe thoáng qua hay nhìn thấy đều đọng lại trong trí nhớ một cách ấn tượng.

Những yếu tố cần thiết cho 1 slogan:

Slogan có ví trí vô cùng quan trọng trong mắt người dùng, chính vì vậy khi sáng tạo ra slogan cho thương hiệu thì bạn cần đánh giá được mức độ tác động vào thị trường dựa vào những yếu tố sau:

Mục tiêu: Tìm ra sự khác biệt của sản phẩm của bạn, nhắm đến mục tiêu đó để sáng tạo ra slogan.

Ngắn gọn: Hầu hết các slogan của các công ty, doanh nghiệp nổi tiếng đều ngắn gọn, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ nhưng phải ý nghĩa đi sâu vào tiềm thức của mỗi khách hàng.

Không gây phản cảm: Nên nhớ, câu slogan phải lành mạnh, không được đá động đến thương hiệu khác, từ ngữ không được phản cảm, hiểu lầm hay xúc phạm, khiến người đọc mất thiện cảm.

Luôn nhấn mạnh vào lợi ích sản phẩm: Đây là điều quan trọng, slogan luôn phải thể hiện được rõ ràng về những lợi ích, tính năng của sản phẩm, dịch vụ.

>> Hành trình xây dựng 1 thương hiệu từ số 0

Một số slogan khiến khách hàng nghĩ đến ngay tên thương hiệu của doanh nghiệp/công ty như:

– KFC: “It’s Finger lickin’ good” (Vị ngon trên từng ngón tay)

Câu slogan ảnh hưởng đến sự kích thích vị giác, khiến khách hàng nghe đến sẽ cảm giác được vị ngon từ những thực phẩm gà rán … tại cửa hàng KFC. Và khi nghĩ đến món gà người tiêu dùng sẽ nghĩ ngay đến cửa hàng KFC.

– Nokia: “Connecting people” (Kết nối mọi người).

Slogan của nhà sản xuất điện thoại Nokia rất ngắn gọn chỉ có 4 từ, tuy nhiên lại giúp mọi người ấn tượng bởi hàm ý cửa câu đó. Vì thế khi người tiêu dùng muốn mua điện thoại để liên lạc, kết nối mọi người sẽ nghĩ ngay đến thương hiệu Nokia.

– Bột giặt Omo: “OMO – Ngại gì vết bẩn”

Câu slogan của Omo nhắm thẳng vào chất lượng sản phẩm. Là sản phẩm bột giặt đòi hỏi phải chất lượng giặt sạch áo quần, không còn vết bẩn. Với câu slogan của Omo thể hệ sự khẳng định, tẩy vết bẩn là việc đương nhiên, không ngại bất cứ vết bẩn nào.

– Anlene: “Mọi lúc mọi nơi giúp ngừa bệnh loãng xương”

Có thể nói anlene là hãng sữa dành cho người loãng xương. Để đánh trúng tâm lý khách hàng người sáng tạo ra slogan cũng đã khẳng định “mọi lúc mọi nơi ngừa bệnh loãng xương”. Câu khẩu hiệu này khi quảng cáo nó lại ăn sâu vào trong trí nhớ người già, người bị loãng xương muốn tìm đến sản phẩm để cảm nhận được chất lượng.

– Bia Heineken: “Chỉ có thể là Heineken”

Hiện nay, có rất nhiều hãng bia lớn nổi tiếng, nhưng chỉ với 1 câu slogan của Heineken “Chỉ có thể là Heineken” đã đánh bật tất cả mọi do dự, hoài nghi. Và khẳng định rằng chỉ có thể là Heineken mới mang đến điều khác biệt, duy nhất.

– Mỹ phẩm Dove: “Không ai hiểu làn da bạn hơn Dove”

Nói đến mỹ phẩm, có hàng ngàn thương hiệu lớn nhỏ về chăm sóc da; tuy nhiên mỹ phẩm Dove đã thể hiện sự chuyên nghiệp của mình qua câu slogan “Không ai hiểu làn da bạn hơn Dove” khẳng định rằng chỉ có Dove sẽ hiểu da bạn như thế nào, chăm sóc như thế nào tốt nhất.

– Kênh thương mại điện tử: “Thích shoping, lướt shopee”

Câu slogan của kênh thương mại điện tử Shopee ngắn gọn và cực bắt tai như: “Thích shoping, lướt shopee”. Slogan này rất dễ thuộc và thuận miệng người đọc nên chỉ cần nghe một lần là người ta có thể nhớ.

2, Logo biểu tượng của công ty, doanh nghiệp

Hầu hết các công ty, doanh nghiệp nào cũng phải tạo ra logo riêng cho thương hiệu quả mình. Logo được xem là một phần nhận diện thương hiệu. Bởi từ biểu tượng logo thiết kế đồ họa ta có thể nhận thấy sự khác biệt, phong cách, bản sắc của công ty, thông qua màu sắc, phông chữ và hình ảnh. Chính những yếu tố này giúp cho khách hàng nhìn vào logo sẽ nhận diện được thương hiệu của công ty ngay.

Ngoài ra, bạn còn phải biết thiết kế logo làm sao cho toát lên sự chuyên nghiệp, hình ảnh miêu tả giá trị và mục tiêu mà công ty đang theo đuổi. Vì vậy, trước khi thiết kế logo, bạn cần có chiến lược thương hiệu cho công ty mình,  xác định rõ thông điệp mà bạn muốn truyền tải qua thương hiệu, để logo của bạn phản ánh rõ ràng thông điệp đó. Khi nắm rõ thông điệp truyền tải cho mọi người bạn sẽ dễ dàng thiết kế ra hình ảnh liên quan đến thương hiệu, mục tiêu của công ty.

Hiện tại, có khoảng 5 kiểu thiết kế logo được nhiều công ty/doanh nghiệp sử dụng là: logo chữ, logo biểu tượng, logo trừu tượng, logo phù hiệu và logo linh vật. Cụ thể:

– Logo chữ: Đây là kiểu lo logo đơn giản, gồm tên công ty được viết theo kiểu chữ thường hoặc in hoa, hoặc tên viết tắc của tên công ty. Logo chữ được nhiều công ty sử dụng vì giúp khách hàng dễ ghi nhớ tên thương hiệu/công ty. Ví dụ: Amazon, Ikea, Dell, Google, Coca cola, Sony..v…v.

– Logo biểu tượng: Đó là những logo được thiết kế từ một biểu tượng đặc biệt như hình ảnh, nhân vật có liên quan đến công ty thể hiện được nội dung ý nghĩa thương hiệu. Ví dụ: Instagram, Shell .v.v..

– Logo trừu tượng: Logo có thể được tạo thành từ một hình ảnh trừu tượng để chuyển tải thông điệp đến khách hàng mục tiêu cần đạt được. Ví dụ: Pepsi, Volkswagen,.v.v.

– Logo phù hiệu: Đó là những logo phù hiệu trường học, phù hiệu trong xe hơi xe hơi hoặc thể thao. Ví dụ: Mazda, Audi ..v.v.

– Logo linh vật: Nhiều người thường để linh vật để thể hiện sự may mắn, chính vì vậy trong môi trường kinh doanh ccũng có một số công ty để hình linh vật cho sản phẩm của mình. Ví dụ: Twitter ..v.v.

Nguyên tắc thiết kế tạo sự khác biệt:  Mặc dù có rất nhiều sự lựa chọn về màu sắc, các yếu tố thị giác và kiểu chữ, nhưng khi thiết kế ta cần lấy 1-2 màu thương hiệu, kiểu chữ thương hiệu riêng, hình ảnh đơn giản nhưng nhìn vào sẽ hiểu ngay thông điệp của công ty đó. Vì vậy khi thiết kế logo cho công ty bạn cần hướng hình ảnh có ý nghĩa với thương hiệu đó.

Biểu tượng logo giúp nhận diện thương hiệu: Hình ảnh logo có mặt khắp tất cả mọi nơi từ giấy tờ văn phòng phẩm, đến trang web, danh thiếp,  đến các chiến dịch marketing. Chính vì vậy Logo đóng vai trò là một trong thành phần nhận dạng thương hiệu tổng thể của công ty. Cho nên, bạn phải thiết kế logo sao cho ấn tượng thương hiệu,hình ảnh có ý nghĩa sẽ tạo dấu ấn tốt trong mắt khách hàng, mặt khác khẳng định sự chuyên nghiệp, vẻ đẹp của công ty.

Việc thiết kế logo và slogan cho công ty cùa bạn mất nhiều thời gian suy nghĩ và để thực hiện, hơn nữa nó đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá, khẳng định thương hiệu của bạn. Cho ngay từ đầu bạn cần đầu tư nhiều cho 2 biểu tượng này. Hiện thì trên thị trường hiện nay đã xuất hiện nhiều dịch vụ thiết kế logo+ slogan đạt chất lượng tốt. Vì vậy, nếu bạn không có năng khiếu thiết kế hay không thể nghĩ ý thưởng hay thì hãy tìm đến các dịch vụ đó nhé! Chúc bạn thành công!

Trả lời