Làm thế nào để xây dựng một thương hiệu mạnh

Làm thế nào để xây dựng một thương hiệu mạnh

Thương hiệu là một trong những yếu tố rất quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều cố gắng tìm cách để xây dựng thương hiệu mình thật vững mạnh và được nhiều khách hàng biết đến. Giá trị thương hiệu ngày càng tăng cao thì những lợi ích mà doanh nghiệp nhận được càng nhiều.

Trên nhiều lĩnh vực, chúng ta đều biết đến rất nhiều thương hiệu nổi tiếng làm mưa làm gió như: trong lĩnh vực công nghệ điện thoại – máy tính chúng ta không thể không kể đến các ông lớn như Samsung, Apple…, trong lĩnh vực ăn uống chúng ta có KFC, Lotteria, McDonald’s…, đối với lĩnh vực thời trang những thương hiệu như: chanel, dior, gucci…. Không phải là điều đơn giản mà những thương hiệu nổi tiếng này có thể xây dựng được tên tuổi, giá trị của mình lớn mạnh đến vậy.

Đối với một strartup, khi bắt đầu xây dựng và phát triển ý tưởng cho riêng mình, chắc hẳn các bạn cũng muốn tìm cách có thể gây dựng và phát triển thương hiệu mình được nhiều khách hàng biết đến. Vậy làm sao để xây dựng được một thương hiệu mạnh? Chúng ta hãy cùng nhau tìm câu trả lời trong bài viết Làm thế nào để xây dựng một thương hiệu mạnh này nhé!

Xác định tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Trước khi quyết định sẽ xây dựng thương hiệu như thế nào, doanh nghiệp cần xác định được tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi.

Tầm nhìn: doanh nghiệp cần biết được mình muốn gì, định hướng trong tương lai của doanh nghiệp là gì và trong tương lai doanh nghiệp sẽ phát triển như thế nào. Nói một cách đơn giản đó chính là: chúng ta là ai trong tương lai, trong 5 năm hay 10 năm nữa. Nếu không biết bản thân doanh nghiệp muốn gì và tương lai như thế nào thì sẽ rất khó để có thể xây dựng và phát triển thương hiệu hiệu quả theo đúng những gì mà doanh nghiệp mong muốn.

Sứ mệnh: Doanh nghiệp được thành lập với mục tiêu và trách nhiệm gì? Doanh nghiệp sẽ làm gì để cống hiến những giá trị tích cực cho xã hội và cộng đồng.

Giá trị cốt lõi: Những giá trị nào sẽ là kim chỉ nam, là phương châm để doanh nghiệp dựa vào đó làm nền tảng cho sự phát triển của mình ở hiện tại và tương lai.

Việc biết được mình muốn gì, những giá trị nào mình đang theo đuổi sẽ là cơ sở để doanh nghiệp có thể nghĩ và thiết kế ra một thương hiệu phù hợp, thể hiện rõ những giá trị và tầm nhìn của doanh nghiệp trong tương lai.

Nghiên cứu đối thủ, tìm hiểu khách hàng

Tiếp theo, doanh nghiệp cần dành thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu thông tin về đối thủ. Để biết được đối thủ xây dựng thương hiệu như thế nào và khả năng định vị thương hiệu của đối thủ trong tâm trí khách hàng có thành công hay không, thương hiệu đối thủ có gì đặc biệt và chúng ta có thể học được gì từ đối thủ… Biết rõ về đối thủ sẽ giúp ích rất nhiều trong việc chúng ta đề ra các chính sách cạnh tranh phù hợp và xây dựng thương hiệu mình tốt hơn.

Khách hàng là người gián tiếp tạo nên doanh nghiệp, là đối tượng chúng ta cần quan tâm để thỏa mãn nhu cầu và phát triển doanh nghiệp. Nghiên cứu, xác định nhu cầu khách hàng là cơ sở để doanh nghiệp tạo ra được sản phẩm thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Từ đó có cơ sở để xây dựng thương hiệu thể hiện được sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng và hướng đến khách hàng tốt nhất. Chúng ta không thể tạo ra một thương hiệu không phản ánh được sản phẩm mình bán và khách hàng không thể biết được họ nhận được được gì khi mua sản phẩm của chúng ta.

Lên ý tưởng, thiết kế thương hiệu

Thương hiệu phải thật độc đáo, dễ đọc dễ nhớ, thu hút khách hàng và thể hiện được hết những giá trị về sản phẩm, văn hóa, sứ mệnh và những lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được khi dùng sản phẩm của doanh nghiệp. Nó có thể là một hình ảnh, logo, màu sắc hay slogan.

Ví dụ apple, một thương hiệu điện thoại nổi tiếng. Nhìn vào thiết kế logo là một quả táo cắn dở. Nó đã giúp thương hiệu apple vượt ra xa khỏi việc chỉ là một thương hiệu bình thường mà trở thành một thương hiệu được tất cả mọi người biết đến với những giá trị vô hình mà nó mang lại. Trái táo cắn dở cũng nói lên sự chưa hoàn thiện của nhà sản xuất, và với miếng cắn dở đó, apple sẽ luôn không ngừng cố gắng cải thiện và tạo ra thêm nhiều sản phẩm tốt nhất thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Màu xám trên logo thể hiện sự sang trọng, tinh tế và đẳng cấp. Nó giúp người dùng cảm nhận được những giá trị đích thực, sự đẳng cấp khi sử dụng những sản phẩm của Apple. Có lẽ vì thế mà nhiều mặc định rằng apple là thương hiệu dành cho người giàu.

>> Những câu chuyện thương hiệu hay, nổi tiếng lừng lẫy

Định vị thương hiệu trong tiềm thức khách hàng

Định vị thương hiệu là các hoạt động nhằm biết được vị trí của thương hiệu trong tiềm thức của khách hàng. Chúng ta có thể định vị thương hiệu dựa vào:

+ Định vị thương hiệu dựa vào chất lượng

+ Định vị thương hiệu dựa vào cảm xúc

+ Định vị thương hiệu dựa vào giá trị

+ Định vị thương hiệu dựa vào tính năng

+ Định vị thương hiệu dựa vào đối thủ

+ Định vị thương hiệu dựa vào giải pháp

+ Định vị thương hiệu dựa trên công dụng

+ Định vị thương hiệu dựa vào mối quan hệ

+ Định vị thương hiệu dựa vào giá

Chúng ta nên định vị thương hiệu khi nào? Bytuong nghĩ rằng ngay khi bắt đầu từ khâu suy nghĩ ý tưởng, thiết kế doanh nghiệp hãy bắt đầu kết hợp với việc định vị thương hiệu để có thể tạo ra được một thương hiệu thể hiện được đầy đủ những giá trị và mong muốn mà doanh nghiệp muốn gửi gắm đến khách hàng.

Xây dựng và phát triển thương hiệu

Làm thế nào để xây dựng và phát triển thương hiệu. Khi đã tạo ra được thương hiệu, điều tiếp theo quan trọng mà doanh nghiệp cần làm là giới thiệu thương hiệu đến khách hàng và làm cho thương hiệu ngày càng phát triển được nhiều người biết đến hơn.

Doanh nghiệp cần lên các kế hoạch marketing hiệu quả để phát triển thương hiệu chứ không phải chỉ sử dụng quảng cáo để giới thiệu thương hiệu. Ở Việt Nam, đa số các doanh nghiệp đều chỉ nghĩ sử dụng quảng cáo để xây dựng và phát triển thương hiệu tốt nhất. Nhưng thực tế không phải vậy, chúng ta nhận thấy rằng tại Việt Nam không có nhiều doanh nghiệp có thể xây dựng thương hiệu mình thành công được.

Để xây dựng và phát triển thương hiệu, doanh nghiệp nên:

+ Xác định thời điểm tung sản phẩm ra thị trường, sản phẩm độc đáo và thu hút sự chú ý của khách hàng

+ Sử dụng chiến dịch truyền thông, quảng cáo: TVC quảng cáo, tham gia từ thiện đóng góp cho cộng đồng

+ Tạo ra nhiều trải nghiệm mới cho khách hàng: như thương hiệu bia Tiger đã tổ chức một chương trình rất thành công giúp lan tỏa thương hiệu của mình đó là Bức tường Tiger.

+ Thiết kế đặc biệt, tạo điểm nhấn theo từng thời điểm. Ví dụ Coca Cola đã tạo ra một cơn sốt khi sản xuất coca cola đóng chai có ghi tên khách hàng, tạo sự hứng thú và trải nghiệm đây khách hàng.

+ Tạo ra hiệu ứng lan tỏa, truyền cảm hứng đến mọi khách hàng: Ví dụ điển hình chúng ta có thể thấy ở đây chính là thương hiệu Bitis Hunter với dự án: “Đi để trở về”

Xây dựng thương hiệu thật sự là một bước cực kỳ quan trọng. Vì vậy, hãy dành thời gian nghiên cứu và tìm hiểu thêm để có thể xây dựng cho riêng mình một thương hiệu vững mạnh nhé!

Trả lời