Phương thức tìm và hình thành ý tưởng kinh doanh

Phương thức tìm và hình thành ý tưởng kinh doanh

Ý tưởng kinh doanh luôn là điều đầu tiên chúng ta cần chuẩn bị khi bắt đầu kế hoạch khởi nghiệp của mình. Nếu bạn đã nghĩ ra ý tưởng thì quá tốt rồi. Nhưng nếu bạn vẫn chưa biết nên kinh doanh gì, tìm ý tưởng gì để bắt đầu thì hãy tham khảo bài viết này cùng Bytuong.com để tìm hiểu về phương thức tìm và cách hình thành ý tưởng kinh doanh.

Ý tưởng là thứ rẻ nhất bạn cần chuẩn bị để khởi nghiệp

Ý tưởng là thứ rẻ nhất được hiểu ở đây là việc bạn không phải tốn chi phí để mua nó, mà thay vào đó bạn sử dụng chất xám và khả năng của mình để tìm kiếm và phát triển nó tốt hơn. Có những cách nào để tìm ý tưởng? Hãy tham khảo một số gợi ý dưới đây để tìm ra phương thức tìm ý tưởng cho riêng bạn nhé!

1, Suy nghĩ về mục tiêu, điểm mạnh và điểm yếu của bản thân

Để bắt đầu xây dựng ý tưởng, bạn cần tập trung vào bản thân mình trước. Dựa vào mục tiêu bạn muốn phấn đấu hướng đến để tìm ra ý tưởng liên quan đến điều mà bạn muốn làm, bạn sẽ cần làm gì? Bạn có ý tưởng gì để đạt được mục tiêu của mình không? Ví dụ bạn muốn trở thành một nhà sáng lập về game giỏi, bạn có thể bắt đầu với ý tưởng viết một phần mềm chơi game trên điện thoại. Hay bạn muốn trở thành một chủ nhà hàng nổi tiếng, bạn sẽ bắt đầu với việc tìm ý tưởng bằng cách nghiên cứu tìm ra những món ăn  độc đáo mà chưa ai có để phục vụ khách hàng.

Điểm mạnh điểm yếu cũng rất quan trọng trong việc suy nghĩ ra ý tưởng. Dựa vào điểm mạnh của mình để bạn tìm kiếm và xây dựng những ý tưởng có thể phát huy được thế mạnh đó, giúp mang lại kết quả tốt cho bạn. Và cần tránh nghĩ ra những ý tưởng thuộc sở đoản, điểm yếu của mình để thực hiện. Vì khi đó, khi đã nghĩ ra ý tưởng và bắt tay vào thực hiện nhưng kỹ năng và năng lực của bạn không thể thực hiện được thì ý tưởng đó xem như thết bại. Ví dụ, bạn có thế mạnh về vẽ, khả năng vẽ của bạn rất tốt và bạn cảm thấy mọi người rất yêu thích cách vẽ của bạn. Bạn có thể nghĩ ra ý tưởng viết một bộ truyện tranh để thỏa mãn đam mê và kiếm thêm thu nhập. Hãy tạo một web truyện riêng của bạn và đăng bài lên đó. Khởi nghiệp online đang là xu hướng được nhiều người hướng tới.

2, Nghiên cứu thị trường để tìm kiếm những ý tưởng thỏa mãn nhu cầu khách hàng

Nếu sau khi đã thử tìm kiếm ý tưởng từ mục tiêu và thế mạnh của bản thân mà không được, bạn có thể bắt đầu lại với việc nghiên cứu thị trường hiện nay để tìm xem nhu cầu khách hàng đang cần được thỏa mãn là gì?

Thị trường rất rộng lớn với nhiều loại mặt hàng, sản phẩm, dịch vụ được kinh doanh. Nhưng thu nhập và mức sống con người càng được nâng cao, khách hàng không còn chỉ mong được “ăn no mặc ấm” nữa mà thay vào đó là muốn được phục vụ và thỏa mãn tốt hơn. Họ muốn được đối xử tôn trọng và phục vụ chu đáo, thay vì chỉ cần được ăn no mặc ấm, giờ đây họ muốn được ăn ngon mặc đẹp, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tốt nhất, chất lượng nhất.

Dựa vào việc nghiên cứu thị trường, bạn sẽ bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích và xác định xem hiện nay khách hàng đang mong muốn được thỏa mãn nhu cầu nào?, sản phẩm dịch vụ gì chưa có trên thị trường, xu hướng sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngày nay của khách hàng có điểm gì đặc biệt?

Từ những phân tích và đánh giá thị trường của mình, bạn sẽ bắt đầu phác họa ý tưởng để bắt đầu kinh doanh.

3, Phát triển ý tưởng từ những sản phẩm, dịch vụ cũ

Dựa vào những ý tưởng kinh doanh cũ, sản phẩm và dich vụ cũ để suy nghĩ và phát triển những ý tưởng mới hơn.

Từ những sản phẩm, dịch vụ kinh doanh cũ, bạn sẽ tìm cách cải tiến và thiết kế cho chúng độc đáo, sáng tạo và chất lượng được nâng cao hơn để thu hút khách hàng. Có thể bổ dung thêm một số tính năng và dịch vụ kèm theo để phát triển tốt hơn.

Ví dụ từ ý tưởng kinh doanh chỉ bán mỗi bánh mỳ truyền thống và bánh mỳ ốp la, bạn có thể bắt đầu với ý tưởng kinh doanh nhiều loại bánh mì với nhiều hương vị khác nhau như bánh mì gà, bánh mì bò hay bánh mì chả cá. Bạn sẽ cung cấp thêm dịch vụ giao hàng và tặng kèm nước miễn phí nếu mua trên 3 ổ bánh mì chẳng hạn.

>> Những ý tưởng và cách tạo thu nhập thụ động

4, Tìm kiếm ý tưởng từ những lổ hổng của những ý tưởng khác

Có rất nhiều ý tưởng hay được xây dựng và phát triển, nó thu hút lượng khách hàng sử dụng khổng lồ và đáp ứng được nhu cầu của họ. Dù phát triển mạnh và thành công như vậy, nhưng trong ý tưởng đó cũng sẽ có những lỗ hỏng nhỏ chưa khắc phục được và bạn có thể dựa vào đó để tìm ra cho mình một ý tưởng mới dựa vào ý tưởng thành công của người khác.

5, Nếu bạn là một người có tầm nhìn xa, hãy sử dụng nó để nhìn về tương lai và tìm ra ý tưởng mới

Ý tưởng có thể không đến từ nhu cầu hiện tại của khách hàng tại thời điểm đó mà nó có thể xuất hiện bất cứ khi nào. Có thể nhu cầu khách hàng hiện chưa có nhưng theo cách nhìn nhận và đánh giá, bạn cho rằng sau vài năm nữa họ sẽ cần một sản phẩm dịch vụ chuyên sâu hơn để phục vụ nhu cầu của họ bây giờ thay vì họ phải sử dụng thông qua một sản phẩm, dịch vụ khác.

Ví dụ: hiện nay có rất nhiều công ty, cửa hàng, shop quần áo,… sử dụng dịch vụ giao hàng. Đối với những đơn hàng xa họ sẽ hợp tác với bên giao hàng nhanh hoặc bên bưu điện. Còn những đơn hàng trong khu vực, thành phố hoặc tỉnh thành họ thường tìm kiếm và thuê một người chuyên làm shipper. Nhận thấy nhu cầu muốn thuê shipper rất nhiều, bạn có thể bắt đầu bằng việc mở một công ty, một trang web, ứng dụng trên điện thoại để kết nối những người muốn sử dụng dịch vụ shipper này với những người muốn kiếm việc làm bằng việc chạy shipper. Đây được gọi là mô hình kinh tế chia sẻ.

Chỉ nghĩ ý tưởng thôi chưa đủ, làm sao để hình thành ý tưởng và xây dựng nó?

Sau khi đã tìm ra ý tưởng cho việc kinh doanh, khởi nghiệp của mình bạn cần làm một số công việc để xây dựng và phát triển nó.

1, Đánh giá mức độ tiềm năng và mức độ thành công

Sau khi nghĩ ra ý tưởng, bạn sẽ thử đặt ý tưởng đó vào thực tế để phân tích và đánh giá xem nó có phù hợp tại thời điểm hiện tại, nó có thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng, khách hàng có mong muốn và sẵn sàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ này chứ. Nếu nó là sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng đang cần và nhận thấy mức độ thành công cao, bạn có thể bắt đầu thực tế hóa ý tưởng đó. Ngược lại, nếu cảm thấy ý tưởng của mình không có nhiều đột phá và khách hàng sẽ không thích nó thì bạn cần tìm hiểu thêm và củng cố ý tưởng mình tốt hơn.

2, Mức độ canh tranh trên thị trường

Bạn cần tìm hiểu xem trên thị trường có nhiều đối thủ cũng có cùng ý tưởng như bạn không, họ làm như thế nào, khả năng thành công của họ là bao nhiêu và mức độ cạnh tranh trên thị trường có gay gắt không?

Nếu đối thủ cùng ý tưởng và mức độ cạnh tranh quá gay gắt thì bạn cần tạo thêm bước đột phá cho ý tưởng của mình để tạo sự khác biệt và thu hút khách hàng hơn.

3, Viết ra

Sau khi đã suy nghĩ, phân tích và đánh giá tiềm năng của ý tưởng. Bạn cần viết ra giấy thay vì chỉ nghĩ trong đầu. Việc phác họa ý tưởng ra giấy sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về ý tưởng của mình và biết được mình cần làm gì tiếp theo.

Trả lời