Thương hiệu là một tài sản quan trọng của bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào. Nó đại diện cho việc giới thiệu công ty đến với khách hàng, là cách tiếp cận hiệu quả nhất mà mỗi công ty, doanh nghiệp đều cố gắng để xây dựng thương hiệu của mình thành công nhất có thể. Có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng, vì sao chúng lại nổi tiếng và thành công như vậy? Hãy cùng Bytuong.com tìm hiểu về những câu chuyện thương hiệu nổi tiếng lừng lẫy trên thế giới.
“Thương hiệu của bạn là gì?” Bạn sẽ bắt đầu từ đâu để giới thiệu và kể về câu chuyện thương hiệu của công ty mình?
Thương hiệu được hiểu là tập hợp các hình ảnh, màu sắc, biểu tượng, ký tự,.. nhằm nhận dạng một sản phẩm hay dịch vụ của một công ty nào đó. Thương hiệu sẽ được hình thành khi khách hàng tin dùng và được thuyết phục bởi sản phẩm, dịch vụ đó. Nó sẽ ghi dấu trong tìm thức, suy nghĩ của khách hàng. Chỉ cần hình thấy những hình ảnh, màu sắc hay biểu tượng đó, khách hàng sẽ nghĩ ngay đến sản phẩm, dịch vụ của công ty. Đó chính là thương hiệu.
Thương hiệu là đại diện cho tất cả mọi thứ của công ty, nó giúp giới thiệu cho khách hàng biết bạn là ai, kinh doanh sản phẩm gì, trong lĩnh vực nào? Sản phẩm đó có lợi thế khác biệt gì so với những sản phẩm cùng loại khác? Mức độ nhận diện thương hiệu càng cao thì khả năng kết nối giữa khách hàng và doanh nghiệp sẽ càng lớn, điều đó tại thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh của công ty.
Vì vậy, việc giới thiệu thương hiệu phải thật rõ ràng, theo thứ tự và hấp dẫn để thu hút khách hàng.
Một số câu chuyên thương hiệu lừng lẫy trên thế giới
Có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhờ việc xây dựng thương hiệu thành công đã giúp họ phát triển vững mạnh trong suốt nhiều năm qua. Cùng điểm qua một số câu chuyện thương hiệu lừng lẫy trên thế giới.
1, Apple với thương hiệu quả táo cắn dở
Apple là một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất trên thế giới trong cùng một lĩnh vực với những thương hiệu điện thoại, máy tính khác.
Ý tưởng quả táo cắn dở được chính Steve Jobs và những người cộng sự nghiên cứu và thiết kế ra. Steve Jobs đã lấy cảm hứng từ một câu chuyện trong quá khứ. Khi một nhà khoa học người Anh có tên là Alan Turing qua đời sau khi cắn một trái táo có chứa Xyanua. Alan Turing là người đã đặt nền móng cho nền công nghiệp điện thoại. Cùng với việc chọn màu xám làm màu sắc chủ đạo trong thiết kế. Thương hiệu quả táo cắn dở của Apple đã tạo được hiệu ứng lan tỏa và tăng mức độ nhận diện thương hiệu của mình lên.
Cái tên Apple Computer được lấy cảm hứng từ việc ông Steve Jobs hâm mộ nhóm nhạc Anh The Beatles. Tuy nhiên, đã có nhiều tranh chấp bản quyền xảy ra ở việc đặt tên này. Cuối cùng vào năm 2007, Apple Computer mua nhãn hiệu Apple The Beatles.
Đây là một trong những thương hiệu độc đáo và thành công nhất trên thế giới. Nhìn vào thương hiệu này, khách hàng sẽ cảm nhận được sự sang trọng, đẳng cấp và sự tin tưởng khi sử dụng sản phẩm của Apple.
Để xây dựng được thương hiệu thành công như ngày hôm nay, Apple đã đầu tư rất nhiều chất xám trong việc nghiên cứu, thiết sản phẩm cũng như việc xây dựng và phát triển các kế hoạch, chiến dịch Marketing để nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu của mình. Tính đến năm 2018, giá trị thương hiệu của Apple đã là 182,8 tỷ USD theo tờ Forbes công bố.
>> Ý nghĩa màu sắc trong xây dựng thương hiệu và kinh doanh
2, Samsung, người khổng lồ Hàn Quốc
Samsung bắt đầu với lĩnh vực buôn bán gạo, len và các mặt hàng thực phẩm vào năm 1938. Đến những năm 60, Samsung bắt đầu chạm tay vào ngành hàng điện tử. Từ đó với những chính sách, kế hoạch nghiên cứu và phát triển thị trường, Samsung từ một công ty chuyên sản xuất các mặt hàng điện tử ở phân khúc thị trường thấp đã vươn lên trở thành người khổng lồ Hàn Quốc với việc cung cấp đầy đủ các mặt hàng, sản phẩm điện tử ở mọi phân khúc và xuất khẩu thường xuyên ra các nước trên thế giới.
Nhắc đến Samsung, khách hàng sẽ nghĩ ngay đến những sản phẩm điện tử, đặc biệt là các dòng điện thoại thông minh có nhiều tính năng, dễ sử dụng, hiện đại và hợp thời trang. Samsung cũng là một trong những đối thủ mạnh của Apple trong lĩnh vực hàng điện tử
Theo tờ Forbes công bố, năm 2018 giá trị thương hiệu của Samsung là 47,6 tỷ USD. Mặc dù kém Apple gần 4 lần giá trị nhưng mức độ nhận diện thương hiệu của Samsung vẫn rất lớn.
3, Amazon, người bí ẩn trong cuộc cạnh tranh giá trị thương hiệu
Amazon thực ra không phải là cái tên ban đầu của trang web mua bán trực tuyến lớn nhất thế giới. Khi mới thành lập công ty, Jeff Bezos muốn đặt tên công ty là Cadabra. Tuy nhiên, dưới sự góp ý của Luật sư, ông đã quyết định chọn tên con sông lớn nhất thế giới để đặt tên công ty với mong muốn công ty sẽ phát triển mạnh mẽ và thành công nhất trên thế giới như chính con sông lớn nhất thế giới_Amazon. Amazon còn mang đến cảm giác kì lạ và bí ẩn, như chính những gì ông hình dung về công ty của mình vậy. 1995, trnag web đầu tiên của Amazon ra đời.
Để đạt được thành công trở thành một thương hiệu mua bán trực tuyến lớn nhất như thế này, Amazon đã trải qua rất nhiều khó khăn và thất bại. Công ty bắt đầu bằng việc kinh doanh sách sau đó mở rộng ra nhiều lĩnh vực nhưng vẫn không lãi trong nhiều năm. Sau đó Jeff Bezos quyết định sẽ phát triển thêm các sản phẩm mới đa dạng hơn nhu cầu của khách hàng. Năm 2001, công ty đã bắt đầu có lãi, dần mở rộng quy mô và lớn mạnh như ngày hôm nay.
Năm 2018, giá trị thương hiệu của Amazon đã đạt 70,9 tỷ USD theo tờ Forbes công bố.
4, Facebook, mạng xã hội lớn nhất hiện nay
Facebook được biết đến là một trong những mạng xã hội có nhiều người sử dụng nhất hiện nay trên thế giới. Được tạo ra từ một sinh viên Harvard có tên là Mark Zuckerberg. Anh đã viết nó trong vòng một tuần. Nhận thấy tiềm năng phát triển của nó, đã có rất nhiều nhà đầu tư ngỏ ý mua lại với mức giá khổng lồ nhưng Mark Zuckerberg đã từ chối và cùng những người bạn, đồng nghiệp của mình để bắt đầu phát triển nó mạnh hơn.
Năm 2006, facebook được mở cho tất cả mọi người trên thế giới và bắt đầu xây dựng đế chế cho riêng mình. Facebook phát triển không những mang đến sự thành công cho riêng mình mà còn tạo động lực, ý tưởng cho nhiều mô hình trực tuyến ra đời ở nhiều quốc gia khác nhau. Tuy mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhưng người dùng vẫn biết đến facebook như một trang xã hội trực tuyến đầu tiên giúp kết nối mọi người lại gần với nhau hơn.
Facebook đã đạt 94,8 tỷ USD giá trị thương hiệu trong năm 2018 theo tở Forbes công bố.
Còn rất nhiều câu chuyện về những thương hiệu thành công trên thế giới chưa được nhắc đến ở đây. Nhưng qua bài viết này, chúng ta có thể thấy rằng để bắt đầu xây dựng, phát triển và tạo chổ đứng cho thương hiệu thì các nhà sáng lập và toàn công ty của họ đã phải nỗ lực, phấn đấu như thế nào để vượt qua tất cả các khó khăn.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu về thương hiệu và mức độ quan trọng của thương hiệu .