Marketing và quản lý đều là những đề tài hot mà các nhà doanh nghiệp, chuyên gia quản lý trong giới kinh doanh luôn không ngừng nghiên cứu và tìm hiểu. Phương pháp quản lý tốt không ngừng xuất hiện, các chiến lược Marketing nhiều không kể xiết nhưng hiệu quả lại không rõ rệt. “Đường dài mới hay sức ngựa”, nếu đã là cao nhân chắc chắn sẽ có những bản lĩnh hơn người mà người khác không thể địch lại được.
Nhưng sự thật lại luôn là những kết quả không như mong muốn. Chúng ta luôn phải đối mặt với một thực trạng đó là phó mặc phương pháp và không quan tâm tới việc chưa biết sử dụng phương pháp mới. Nhận thức cũng như cách hiểu của mỗi người về quản lý và Marketing không giống nhau, “nhân giả kiến nhân, trí giả kiến trí”.
Nhất là trong thời đại nóng vội như hiện nay, chỉ vì cái lợi ngắn trước mắt mà con người ta bị thế tục làm cho lu mờ. Phải có con mắt tinh tường mới có thể phân biệt rõ ràng đâu là thật đâu là giả đâu là hư đâu là thực, thế nhưng chúng ta đều chỉ là phàm phu tục tử không có được khả năng này.
Xã hội ngày nay trí thức giả đâu đâu cũng có, kẻ nào kẻ nấy ba hoa chém gió, trình chiếu powerpoint đẹp không tỳ vết, nói câu nào triết lý câu nấy nhưng bắt tay thực hiện thì lại hết sức rối bời không có bất cứ tác dụng gì thì nói gì đến việc giải quyết các vấn đề thực tế trong quản lý và Marketing doanh nghiệp. Vậy trong thời đại internet bùng nổ như hiện nay thì doanh nghiệp phải làm như thế nào để làm tốt công tác Marketing thị trường? Đây là vấn đề đáng được chúng ta quan tâm và giải mã lại.
Thời đại internet bùng nổ, thị trường kêu gọi thành tín
Ngày nay hầu hết những kẻ ba hoa chém gió lại có thể tự do tung hành lý thuyết suông, đạo lý giả của họ. Nhiều người ví thương nhân là những kẻ “vô gian bất thương”, không gian trá thì không thể kinh doanh được.
>> Cách làm Marketing xây dựng thương hiệu để cạnh tranh với người kinh doanh lâu năm
Gọi chung những người kinh doanh buôn bán là những kẻ gian thương là cách nói hơi tuyệt đối hóa. Thế nhưng “không có lửa làm sao có khói”, có sự so sánh như vậy ắt phải có nguyên nhân. Người không có tiền mà gian trá sẽ bị người đời miệt thị là kẻ tiểu nhân, người có tiền mà gian trá lại được thêu dệt bằng một cái tên hay là biến hóa khôn lường.
Ngày nay, đâu đâu cũng có người khôn kẻ khéo, trong thương trường nếu bạn không khôn khéo, mọi việc không suôn sẻ thì sẽ rất khó để vươn lên. Cách nói này dường như đã được xã hội tiếp nhận một cách rộng rãi, người ta cười kẻ nghèo khó chứ không cười làm nghề thị phi.
Tôi có một người bạn từng làm phó giám đốc cho một công ty lớn hơn nghìn nhân viên với mức lương hơn ba trăm triệu một năm. Tuổi đã 40 nên vốn định an phận làm từ nay cho đến khi về hưu. Thế nhưng luôn có một luồng sức mạnh vô hình nào đó luôn thôi thúc bạn tôi tiếp tục làm lớn hơn nữa.
Thật tình cờ, khi có người quen giới thiệu cho bạn tôi làm phó tổng giám đốc cho một công ty mới được thành lập cách đó không lâu. Vì thấy doanh nghiệp này có tiền đồ, trả lương cao mà lại là chỗ thân tình giới thiệu, thế nên bạn tôi không hề do dự xin nghỉ việc và đầy tự tin tới nhậm chức tại công ty mà cậu ấy cho rằng rất có tiền đồ này.
Thế nhưng thật đáng thương mà cũng thật khó hiểu đó là hôm nay khất ngày mai, ngày mai khất ngày kia, khất lần khất lượt mãi mà bạn tôi không được đi làm. Bạn tôi tìm đến tổng giám đốc công ty để hỏi khi nào có thể đi làm thì lại bị cả tá lý do từ chối. Và thế là từng ngày qua đi, vì tìm việc mới mà bạn tôi phải chạy ngược chạy xuôi vô cùng vất vả.
Thành tín là gì? Thành tín chính là lương tâm cơ bản của con người, thành tín chính là trách nhiệm, là quy tắc làm người, làm việc giữa người và doanh nghiệp. Không có quy tắc không thể làm được việc, quy tắc chính là việc mà mọi người làm việc theo nguyên tắc.
Người không có “tín” thì sẽ không thể đứng vững được, thành tín là nền tảng cơ bản trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Không có thành tín sẽ không có sự phát triển, có thành tín thì mới có thể phát triển bền vững được.
Thương hiệu lớn hơn Marketing
Lướt qua các thông tin tuyển dụng trên mạng chúng ta có thể thấy được rằng nhu cầu cũng như yêu cầu về nhân viên Marketing của doanh nghiệp nhiều hơn những vị trí khác. Đối với doanh nghiệp thì Marketing là công tác mũi nhọn quan trọng nhất. Marketing là thứ thể hiện giá trị và giá trị sáng tạo một cách rõ nét nhất.
>> Xu hướng Marketing hiện đại mới và hướng dẫn cách làm
Thu nhập của nhân viên Marketing dĩ nhiên cũng sẽ cao hơn so với các vị trí công việc khác. Đây cũng là điều hợp tình hợp lý, hết sức bình thường của doanh nghiệp. Đặc trưng của vị trí làm việc hay công tác sẽ quyết định thu nhập nhiều hay ít.
Hôm trước tôi xuống Cà Mau để nghiên cứu điều tra thị trường và nhân tiện tới thăm hỏi một doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản và chế biến thủy sản đông lạnh quy mô lớn và hết sức nổi tiếng ở địa phương.
Trong quá trình trao đổi với chủ doanh nghiệp, anh Hưng ngỏ ý hỏi tôi và muốn tôi giới thiệu cho anh ấy vị trí giám đốc Marketing, nếu có người phù hợp hãy giới thiệu với anh ấy. Anh nói: “Dù doanh nghiệp quy mô có sản phẩm tốt nhưng lượng bán lại không được lý tưởng cho lắm”.
Sức mua của địa phương và một số tỉnh lân cận có thể coi là tạm được nhưng mức tiêu thụ trên thị trường toàn quốc thì lại không như mong muốn. Trong mắt của anh Hưng thì mức tiêu thụ thấp là do đội ngũ bán hàng của mình chưa lý tưởng, tố chất của người nhân viên bán hàng vẫn đang trong quá trình chờ được nâng cao.
Nếu như có thêm một giám đốc kinh doanh, bán hàng thì hiệu quả chắc chắn sẽ khác, thế là anh Hưng liền dốc sức vào việc tìm kiếm giám đốc Marketing trong suốt cả năm qua. Trong mắt của những người đứng đầu chỉ cần tìm được giám đốc điều hành Marketing là gần như có thể giải quyết được mọi vấn đề như có thể khiến sản phẩm nổi cồn gia tăng mức tiêu thụ mang lại động lực và sức sống mới cho doanh nghiệp.
Tôi cho rằng, ở một phương diện nào đó thì điều này ắt sẽ có những đạo lý nhất định nhưng cách suy nghĩ này vẫn tồn tại rất nhiều vấn đề. Ít nhất là nó rất phiến diện, nếu nó chỉ đơn giản là việc một người có thể giải quyết được thì đó sẽ không được gọi là công việc, bạn chỉ cần trả lương cao và tuyển dụng trên toàn quốc là được, thế nhưng vấn đề lại không hề đơn giản như vậy.
Nhiều người thường mâu thuẫn giữa thị trường và Marketing, họ cho rằng thương hiệu có tác dụng trong việc Marketing thị trường nhưng tác dụng lại không lớn cho lắm. Dù là trong tuyển dụng hay kinh doanh quản lý, đại đa số chúng ta thường coi trọng Marketing và xem nhẹ thương hiệu.
Ví dụ, xét từ chế độ, văn hoá, quản lý và các dự toán khác của doanh nghiệp, thì việc quảng bá thị trường trong việc xây dựng hình tượng thương hiệu của một số doanh nghiệp gần như là = 0. Tôi không nói tới quảng cáo, bởi nhắc tới quảng cáo thì nhiều người cho rằng đây là hành động đốt tiền mà không mang lại hiệu quả lý tưởng, đầu tư vào quảng cáo là hành động không sáng suốt.
Nhưng chỉ cần nhắc tới thương hiệu là người ta lại nghĩ ngay đến hai chữ quảng cáo, sự hiểu biết phiến diện này đã kéo theo một loạt những vấn đề. Cho rằng thương hiệu không thể lượng hoá, không thể sản sinh sức sản xuất một cách trực tiếp…Thực tế luôn thắng hùng biện, chủ đề thương hiệu vừa lớn, vừa cũ và vừa sâu xa.
Xây dựng thương hiệu không bao giờ lỗi mốt và lạc hậu. Lấy một ví dụ đơn giản đó là một đĩa dưa chuột trong quán bia có thể chỉ có giá là 5 nghìn đồng nhưng nếu đặt nó trong nhà hàng 5 sao thì nó sẽ có giá gấp đôi, gấp ba thậm chí còn cao hơn nữa.
Cũng giống như vậy có những chiếc áo chỉ có giá vài chục nghìn đồng nhưng có những chiếc áo lại có giá hàng trăm thậm chí là hàng triệu đồng, mặc dù chất lượng của chúng có sự khác biệt thật nhưng nó sẽ không quá lớn. Sự kỳ diệu ở đây đó chính là sự khác nhau về giá trị thương hiệu.
Bạn lái một chiếc xe ô tô vài trăm triệu, người khác lái chiếc xe ô tô vài tỷ, cùng là xe nhưng giá trị của chúng không giống nhau. Sự khác biệt ở đây không phải là ở bản thân chiếc xe mà là ở giá trị thương hiệu của nó.
Hay ví dụ con trai tôi là cử nhân đại học, con trai bạn cũng là cử nhân đại học, con trai bạn tốt nghiệp trường đại học dân lập còn con trai tôi tốt nghiệp trường đại học quốc gia, cùng là cử nhân nhưng giá trị thương hiệu không giống nhau.
Nhận biết chính mình để định vị một cách chuẩn xác nhất
Ngày nay, kinh doanh càng làm càng khó. Tháng trước, tôi tới điều tra một doanh nghiệp ở tỉnh Bình Dương. Chủ doanh nghiệp này tên Minh, đối với tôi tình cảnh của Minh vừa xúc động, vừa có chút bất đắc dĩ, vừa có chút chán nản và vừa có chút mông lung.
>> 6 kế hoạch Marketing mà người khởi nghiệp không được làm sai
Mấy năm trước, khi mới khởi nghiệp, trong tay Minh vẻn vẹn chỉ có hơn 20 triệu tiền vốn ban đầu, đội ngũ khởi nghiệp chỉ dựa vào mấy người bạn chịu thương chịu khó, nhưng chỉ sau 2 năm ngắn ngủi mà đã kiếm được hàng tỷ đồng.
Minh xuất thân bần hàn nên dốc hết sức tự mình chạy thị trường kinh doanh và bán hàng. Thị trường cần gì Minh đều rõ như lòng bàn tay, đôi mắt tinh tường mà quyết sách cũng vô cùng đúng đắn. Doanh nghiệp cứ thế lớn lên từng ngày. Tuổi trẻ sức dài vai rộng, Minh cùng những người bạn lại bắt tay đầu tư thêm hạng mục mới gây dựng ngành tàu sân bay.
Lý tưởng bao giờ cũng đẹp nhưng thực tế lại rất tàn khốc. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của internet, giá bán sản phẩm ngày càng trong suốt, thời kỳ siêu lợi nhuận trước đó một đi không trở lại. Trước sự cạnh tranh tàn khốc khiến Minh thất bại thảm hại, doanh nghiệp kể từ đó coi như sụp đổ hoàn toàn. Các doanh nghiệp kinh doanh kém hầu như đều đổ tội cho Internet mà không kiểm điểm lại bản thân, càng không nghiên cứu thêm về mặt phục vụ khách hàng.
Châu chấu đá Voi vô không tự lượng sức mình
Internet thôi thúc các ngành nghề viết lên vô vàn các câu chuyện thần thoại. Ngành nào nghề nào cũng có tấm gương điển hình về sự thành công và sự dũng cảm, mà hầu hết đều na ná giống nhau. Ví dụ như tài chính online có những doanh nghiệp phát triển lớn mạnh nhưng cũng có những doanh nghiệp thất bại thảm hại.
>> 30 Chiến lược Marketing mới nhất cho sản phẩm và doanh nghiệp
Tài chính online không hề suôn sẻ như tưởng tượng, vẫn có rất nhiều công ty thất bại. Một ngành nghề nào đó trong nước đã từng có một doanh nghiệp dám là người đi đầu, khí phách hùng hồn, dám nghĩ, dám làm, dám đầu tư. Họ tưởng tượng và quy hoạch một cách hoàn hảo.
Trong trí tưởng tượng của họ thì ngành nghề này có tiền đồ và cơ hội kiếm tiền vô hạn. Một ngành nghề lớn như vậy mà lại không có kênh dịch vụ liên quan thì thật lấy làm lạ. Sau khi điều chỉnh chắc chắn sẽ tha hồ phát huy.
Bỏ vốn tự đầu tư thời kỳ đầu từ vài trăm triệu lên đến hàng tỷ đồng, cứ như vậy họ không ngừng đầu tư không ngừng dốc sức, vốn cho rằng có thể phát triển lâu dài và bền vững nhưng sự thực lại không phải như vậy.
Việc kinh doanh của doanh nghiệp gặp phải nút thắt cổ chai kìm hãm sự phát triển, chuỗi nguồn vốn không đầy đủ, ngay cả tiền lương cơ bản để giữ chân nhân viên cũng không thể đảm bảo, tài chính trì trệ gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Truy cứu nguyên nhân và phát hiện điều cơ bản nhất đó là kiến thức về ngành nghề về doanh nghiệp vô cùng hạn hẹp, nói trắng ra chính là một nhóm chuyên gia chưa từng xông pha chiến trường mà lại ngồi chỉ huy chiến dịch, một nhóm chuyên gia không hiểu gì về sự sinh trưởng của cây nông nghiệp mà lại ngồi chỉ đạo, ba hoa với người trong ngành về gia tăng sản lượng, mùa màng bội thu.
Nhiều người có một nhận thức sai lầm đó là cho rằng Internet không gì là không thể, thoát li khởi internet là vạn sự bất thành, chỉ cần nắm bắt được internet là doanh nghiệp có thể thuận buồn xuôi gió, vạn sự như ý.
Ví dụ trên đã nói rõ cho chúng ta biết rằng, trong một tập thể bắt buộc phải có hai tiếng nói khác nhau, như vậy mới có thể tránh khỏi hoặc giảm thiểu sự sai xót về quyết sách. Độc đoán và độc tôn không bao giờ có thể thành công mà chỉ càng làm hỏng việc.
Bất cứ ngành nghề, diễn đàn hay tổ chức nào thì người trực tiếp người đầu tàu mới là người có quyền phát ngôn cao nhất. Giống như những gì mà Inamori Kazuo đã từng nói: “Câu trả lời luôn ở hiện trường”.
Phục vụ là số một, Marketing là số hai
Ai cũng mong có cuộc sống tốt đẹp, công ăn việc làm ổn định, doanh nghiệp cũng vậy, họ đều hy vọng doanh nghiệp của mình có thể lớn mạnh và phát triển bền vững. Tâm nguyện trong lòng ai ai cũng đều là tốt đẹp cả. Những bức tranh tưởng tượng đẹp đẽ ở trong đầu cũng là vì ước mơ và cố gắng phấn đấu.
Cầu được ước thấy, vạn sự như ý, phát tài phát lộc…đều là những cụm từ vô cùng hấp dẫn. Khát vọng thành công cần phải có sự nỗ lực và cố gắng, nhưng cố gắng vậy thôi thì chưa đủ. Những người thành công họ chưa bao giờ ngừng phấn đấu nữa là những người phổ thông như chúng ta càng không có lý do gì để không nỗ lực hay là không phấn đấu cả.
Cố gắng phấn đấu chưa chắc đã thành công nhưng nếu không cố gắng phấn đấu thì sẽ không thể thành công. Hầu hết mọi người đều cố gắng tìm kiếm đường tắt để đi tới thành công nhưng thực tế lại nói cho chúng ta biết rằng cố gắng nỗ lực phải trên một cơ sở, nền tảng nhất định mới có thể thực hiện được. Cơ sở, nền tảng ở đây chính là khách hàng, lấy khách hàng làm gốc. Nói ra thì ai cũng nghĩ đây là kiến thức mẫu giáo nhưng nói thì dễ bắt tay vào làm mới thấy khó.
Đại đa số những người kinh doanh làm việc thường đứng trên lập trường của mình thì dù là suy nghĩ cho khách hàng nhưng cũng chỉ là tặng chút quà, chút khuyến mãi nhỏ. Điều này ngày càng không có ưu thế nữa.
Khách hàng sẽ không vì con cá nhỏ mà mất cả con cá lớn, sản phẩm chất lượng kém, thái độ phục vụ xấu những tính toán nhỏ nhặt của bạn ắt sẽ có ngày lộ tẩy. Khách hàng họ cũng sẽ có khách hàng của riêng họ, những khó khăn mà bạn phải đối mặt cũng sẽ là những khó khăn mà khách hàng phải đối mặt.
Ngày nay lá lành đùm lá rách thì ít mà thêu hoa dệt gấm thì nhiều, chúng ta có thực sự đứng trên lập trường của khách hàng để suy nghĩ và giải quyết vấn đề không? Chúng ta có thể đi nghiên cứu khách hàng của khách hàng hay nhà cung cấp của nhà cung cấp không?
Trong bạn có tôi, trong tôi có bạn, việc của bạn chính là việc của tôi, doanh nghiệp của bạn cũng chính là doanh nghiệp của tôi, giống như một chuỗi xích dài liên kết bạn và tôi lại với nhau, giống như là thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái sinh vô lượng. Học cách làm người trước khi làm việc, phục vụ là số một, Marketing là số hai. Giúp đỡ được khách hàng chính là sự thành công của bạn.
Kể chuyện hay mới có thể Marketing giỏi
Kinh doanh đã nhiều năm và đã nhiều lần tham giác các chương trình đạo tạo quản lý Marketing, nhiều chương trình mang tính nhấn mạnh, cũng có những chương trình mang tính lý luận nhưng để đạt được tác dụng tuyệt đối trong quá trình thực hiện thì gần như là không có nhiều.
Lý luận thì nhiều mà thực tiễn thì lại quá ít. Thực ra đào tạo chỉ là việc chỉ ra phương hướng về phương thức và phương pháp còn trong thực tế người được đào tạo thực hiện như thế nào thì đó là việc của họ. Giáo viên đào tạo giỏi powerpoit, quản lý cấp cao thích powerpoint, từ hội nghị trao đổi đơn giản cho tớ các buổi diễn thuyết quy mô lớn hầu như không thể thiếu được powerpoint.
Thực ra có những nội dung diễn thuyết của một chuyên gia hay lãnh đạo cấp cao nào đó không hề có thực dụng càng không có chút tác dụng thực tế nào cả, nhưng sau buổi họp mọi người vẫn hết sức khâm phục về trình độ tài ba của người thuyết trình hay diễn giả.
Khi hỏi về ý tưởng mà diễn giả mang lại cho bạn là gì thì đại đa số người nghe đều ấp a ấp úng, hầu hết đều nhất trí cho rằng trình chiếu powerpoint của diễn giả rất tuyệt vời, còn nội dung diễn thuyết thì hầu như không có ấn tượng gì mấy, thậm chí còn không biết đối phương muốn biểu đạt điều gì.
Tôi nghĩ rằng đây không phải là hiệu quả mà diễn giả và người tham dự muốn có, thực ra có rất nhiều những ví dụ như vậy trong cuộc sống đời thường, từ những buổi trao đổi đơn giản cho tới những cuộc đào tạo quy mô lớn, nhiều không đếm xuể.
Có những lúc con người chúng ta thường bị thói quen đồng hoá, người ta thế nào thì mình tự nhiên cũng sẽ như thế ấy mà không bao giờ chịu phân tích làm như thế này hay làm như thế kia sẽ có gì khác nhau?
Cách nào sẽ có lợi hơn trong việc ghi nhớ và lý giải của đối phương để từ đó đạt được hiệu quả như đã định? Chúng ta làm như vậy với những tiểu tiết là nhằm mục đích và ý nghĩa gì? Tất cả đều là vì một kết quả tốt đẹp. Không có gì là tốt nhất và cũng không có gì là tốt hơn, nhiều lúc thành công chỉ là một sự tình cờ.
Những chuyện phức tạp nên xử lý một cách đơn giản hoá
Có một đoạn văn rất hay và triết lý như thế này: “Những chuyện phức tạp làm một cách đơn giản chứng tỏ bạn là chuyên gia; Những chuyện đơn giản lặp lại nhiều lần chứng tỏ bạn là người trong ngành; Những chuyện lặp đi lặp lại làm một cách có tâm chứng tỏ bạn là người chiến thắng.
Cát và xi măng đều là thứ bỏ đi nhưng nếu trộn chúng lại với nhau thì sẽ thành bê tông là sản phẩm có giá trị, gạo và xăng đều là sản phẩm có giá trị nhưng nếu trộn chúng lại với nhau thì sẽ thành thứ bỏ đi. Là sản phẩm có giá trị hay thứ bỏ đi không quan trọng, quan trọng là bạn hợp tác với ai.
Tôi rất thích đoạn văn này, ngẫm nghĩ thật kỹ thì thực tế đúng là như vậy. Định vị một cách chính xác đối với ai cũng đều rất quan trọng.
Nhiều lúc không phải do kiến thức hay năng lực của bạn không tốt mà là do môi trường không phù hợp. Câu nói này hoàn toàn thực dụng với bất cứ ai, bất cứ ngành nghề nào, không tìm đúng vị trí không thể định vị một cách chuẩn xác thì chỉ là rác rưởi mà thôi.
Ví dụ bạn là một nhà giáo nhân dân, dù bạn được đào tạo qua trường lớp bài bản nhưng nếu để bạn lao động thể lực thì chắc chắn bạn sẽ không thể bằng những người thường xuyên lao động chân tay được. Bạn là bác sỹ khoa ngoại, bạn đã từng phẫu thuật cho nhiều bệnh nhân nhưng nếu bảo bạn cắt tóc cho người khác thì chắc chắn bạn sẽ không thể bằng những người cắt tóc chuyên nghiệp được.
Những thứ này là gì? Đó là sự lựa chọn và định vị. Bạn luôn nghĩ mình giỏi, trình độ học vấn cao, IQ cao thì làm gì mà chẳng được, nhưng nếu bạn không nghiên cứu và phân thích thì chỉ là “nói như rồng leo mà làm như mèo mửa” giống như kẻ ngốc nằm mơ mà tôi.
Nói thì nhiều như vậy nhưng mục đích chỉ có một, định vị chính xác, lựa chọn hợp lý, càng đơn giản càng hiệu quả, càng phức tạp càng bị động. Dù bạn là nhà biểu diễn dương cầm, thính giả của bạn là những người am hiểu về âm nhạc chứ không phải những người dân thường, bạn biểu diễn cho họ nghe họ sẽ chỉ nhận ra rằng bạn có danh tiếng chứ không hề biết bạn biểu diễn hay dở ra sao, hay ở đâu, dở ở đâu họ đều không biết rõ, biểu diễn như vậy chẳng phải là tốn công vô ích sao? Tại sao vậy? Vì bạn đã lựa chọn sai đối tượng. Giống như ở phần trên của bài viết, người diễn thuyết kê một đơn thuốc cho tất cả những người tham gia.
Định vị của bạn là gì? Mục đích và ý nghĩa là gì? Không phải do trình chiếu powerpoint không tốt mà là do bạn khiến một vấn đề đơn giản trở nên phức tạp. Hiệu quả dự kiến mà chúng ta đạt được khi diễn thuyết, đào tạo, tham gia hội nghị tuyệt đối không thể là kiến thức học vấn được.
Phải là một người Marketing biết kể chuyện
Marketing ở đây không đơn thuần chỉ là những người kinh doanh chuyên nghiệp, trong xã hội hiện nay, bất cứ ai cũng là người Marketing, bất cứ ai cũng phải giao lưu và trao đổi. Đâu đâu cũng có Marketing, Marketing chính là tự mình thể hiện tự mình quảng bá.
Chúng ta thường thấy các doanh nghiệp truyền thống hay tổ chức các hoạt động tương ứng trong các dịp lễ tết trọng đại như ưu đãi giảm giá, bốc thăm trúng thưởng…đây đều là các công việc có liên quan tới Marketing. Internet cũng giống như vậy, thương mại điện tử phổ cập, diễn đàn thương mại điện tử mọc lên tua tủa.
Trước đó con người không thể ý thức được sự thay đổi mà internet mang lại nhưng nay tất cả chúng ta đều đã ý thức được sự rầm rộ nghìn quân vạn mã cùng nhau tham gia vào trào lưu internet. Cạnh tranh mãnh liệt khiến các diễn đàn thuơng mại điện tử tốt xấu lẫn lộn, có những doanh nghiệp khởi sắc vô hạn, có những doanh nghiệp ngáp ngoải thoi thóp, có những doanh nghiệp trở thành liệt sỹ.
Các doanh nghiệp truyền thống đang hỏi phải làm như thế nào? Doanh nghiệp thương mại điện tử cũng giống như vậy đang hỏi phải làm như thế nào? Phó mặc phương pháp cũ còn phương pháp mới thì không biết phải sử dụng như thế nào.
Các doanh nghiệp hết đường xoay sở đều hết sức cẩn trọng, cẩn thận từng ly từng tý, ai cũng muốn lột xác và sống lại, không ngừng không nghỉ tìm kiếm phương pháp và con đường dẫn tới thành công. Trước tiên chúng ta cần phải hiểu rõ doanh nghiệp đang thiếu gì nhất?
Đại đa số các doanh nghiệp nói rằng mình thiếu vốn, cũng có những doanh nghiệp nói rằng mình thiếu nhân tài. Dù câu trả lời mỗi người một vẻ nhưng thực ra thứ mà doanh nghiệp thiếu nhất đó chính là nhân tài.
Nhân tài ở đây là gì? Là nhân tài Marketing là những người giúp doanh nghiệp liên tục bán được hàng và không ngừng mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ở đâu có nhân tài Marketing thì doanh nghiệp ở đó có thể tồn tại tốt hơn và vận hành trơn tru hơn. Còn ở đâu không có nhân tài Marketing thì doanh nghiệp ở đó sẽ khó khăn hơn thậm chí còn phải đối mặt với nguy cơ đóng cửa phá sản.
Thế nào là một nhân tài Marketing giỏi? Trong thời đại internet như hiện nay thì nhân tài Marketing buộc phải tiến bộ cùng thời đại. Cần phải hiểu rõ rằng hình tượng của bạn chính là hình tượng của doanh nghiệp sở tại. Bạn khiến khách hàng nhớ đến bạn tức là khách hàng sẽ nghĩ tới sản phẩm và doanh nghiệp của bạn.
Học cách kể chuyện chính là chìa khoá vàng để bước tới thành công. Hài hước, hài hoà và thú vị khi nói về lĩnh vực, văn hoá, doanh nghiệp và sản phẩm của bạn, cảm động chính mình và cảm động khách hàng.
Marketing cần phải nâng cao hình tượng
Những người làm công tác tư vấn sẽ phải thường xuyên đi tới nhiều nơi và nhiều nước khác nhau, tiếp xúc với nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ khác nhau. Quản lý muôn hình muôn vẻ, mỗi doanh nghiệp đều có những nét độc đáo riêng, bạn không thể đánh giá doanh nghiệp trong quá trình phát triển có thể đi được bao xa từ góc độ không chuyên.
Có thể bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều có ước mơ trở thành doanh nghiệp lâu đời, bách niên giai lão. Trong thời đại thay đổi lớn như hiện nay, bánh xe lịch sử cuồn cuộn lao đến rồi vội vã lao đi, hôm nay nó vẫn là những kinh nghiệm hay nhưng ngày mai lại trở thành lịch sử.
Giống như cảnh tượng thác nước ào ào dội thẳng xuống và không ngừng rửa trôi ký ức. Bạn không thay đổi thì sẽ bị người khác thay đổi, bạn giậm chân tại chỗ nhưng thực ra đã bị vô tình bỏ lại phía sau. Những cơ hội mới, những sự thay đổi mới, thách thức mới, phát triển mới, cơ hội phát triển của doanh nghiệp và rủi ro luôn tồn tại song song với nhau.
Trong tình thế không thể ngăn cản, bất đắc dĩ đó làm thế nào để để đi xa hơn, phát triển lâu dài? Làm thế nào để 10 năm, 20 năm sau doanh nghiệp của bạn vẫn còn tồn tại? Đây có lẽ là vấn đề đáng để các doanh nghiệp phải suy nghĩ.
Chỉ có phương pháp thành công không có kinh nghiệm thành công
Cho dù bạn đồng tình hay còn đang nghi ngờ thì ngày nay những vấn đề tồn tại trong doanh nghiệp vô cùng đa dạng, mỗi doanh nghiệp đều có những khó khăn khác nhau. Doanh nghiệp nhỏ có cái khó của doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp lớn có nỗi lo của doanh nghiệp lớn.
Không có bất cứ doanh nghiệp nào vẫn đang dương dương tự đắc nằm trong biển công lao mà sống một cách mơ màng. Tại sao vậy? Rất đơn giản bởi sóng to cuốn cát đi, bạn không tiến thì lùi, bạn không thể ngưng nghỉ nếu không bạn sẽ mãi mãi ngưng nghỉ.
Không khó để phát hiện ra rằng, kinh nghiệm của các doanh nghiệp kinh doanh trước đó nay đã không còn linh nghiệm. Dù bạn là doanh nghiệp gì hay quản lý như thế nào thành thật mà nói tất cả đều gặp phải một vấn chung trong quá trình phát triển (Làm thế nào để phát triển nhanh hơn, năm sau tốt hơn năm trước?).
Thị trường thụt giảm, kinh doanh không thể ngóc đầu lên, chi phí sản xuất càng lên càng cao mà doanh thu càng tiến càng lùi. Đại đa số các doanh nghiệp truyền thống đều làm việc theo kinh nghiệm, chỉ biết là làm như vậy mà không biết tại sao lại như vậy.
Ví dụ trước đây đã từng có một câu nói nổi tiếng đó là “tìm thị trường không bằng tìm thị trưởng”, câu nói này đã từng mang lại nhiều lợi ích vô hạn cho doanh nghiệp, nhưng ngày nay lối tư duy này không còn áp dụng được nữa. Ai là anh hùng, ai là hảo hán để thị trường làm trọng tài. Sản phẩm doanh nghiệp bán chạy hay không phụ thuộc vào khách hàng. Chỉ có phương pháp thành công không có kinh nghiệm thành công.
Hợp tác tốt để nâng cao giá trị hình tượng
Chiêu thức “mới mẻ vô địch thiên hạ” trước kia không còn hữu dụng cho ngày nay. Sản phẩm của bạn không có sức sáng tạo không được cải tiến, không độc đáo thì sẽ không được người tiêu dùng đón nhận.
Bạn cho rằng mối quan hệ giữa tốt và người tiêu dùng là gì? Là mèo khen mèo dài đuôi? Dối mình dối người hay tự mình làm cho mình vui? Chúng ta đều biết rằng ngân hàng của 10 năm về trước thực sự rất sang chảnh, nhưng nay họ đang không ngừng phải thay đổi.
Hãy nhớ rằng: bưu điện không cố gắng, chuyển phát nhanh lên ngôi; Ngân hàng không cố gắng, Ali pay lên ngôi; Truyền thông không cố gắng, mạng xã hội lên ngôi; vợ không cố gắng, tình nhân lên ngôi; Hôm nay, nếu như bạn vẫn đang ca thán không chịu cố gắng vậy người khác ắt sẽ lên ngôi, bạn không làm người khác sẽ làm.
Đừng nên ca thán cuộc sống bất công hay quá nhiều khó khăn hoạn nạn, cũng không cần phải oán thán cuộc đời quanh co ngoằn nghèo. Coi mỗi lần thất bại là một lần thử thách, đừng nên quá tự ti; Coi mỗi lần thành công là một lần may mắn, đừng nên quá kiêu ngạo.
Cứ như vậy, mỉm cười đàn tấu khúc ca ung dung để đối mặt với thất bại, tiếp nhận may mắn, thưởng thức cô đơn và chiến thắng nỗi đau. Mỉm cười với cuộc sống sẽ mang lại cho chúng ta tất cả mọi thứ.
Ngoài cố gắng chúng ta còn gì? Mượn sức tiếp sức! Không biết cách chỉnh hợp tài nguyên, không biết cách tập trung tinh binh của doanh nghiệp lại với nhau để mượn sức tiếp sức thì chỉ có đường chết mà thôi.
Mạnh ai người ấy làm ắt sẽ lệch khỏi quỹ đạo thay đổi của doanh nghiệp ngày nay. Không biết cách tổng hợp nguồn lực thì dù có cả núi vàng cũng sẽ có ngày cầm bát đi ăn xin mà thôi. Mỗi tinh anh là một viên ngọc trân châu, điều mà người đưa ra quyết sách tối cao của doanh nghiệp cần phải làm đó là làm thế nào để xâu chuỗi những viên ngọc tinh anh này lại với nhau.
Tập trung sức mạnh, đồng chí đồng lòng, hợp tác tốt để nâng cao sức chiến đấu, nâng cao giá trị hình tượng. Cái gì đẹp thường khiến người ta phải ngước nhìn, phải hướng tới “yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu”. Bạn tốt, tôi tốt mọi người cùng tốt.