Ở phần 3 trong nội dung tư vấn làm chiến lược Marketing du lịch, chúng tôi sẽ hướng dẫn doanh nghiệp ngành du lịch thực chiến chiến lược tập trung phát triển theo hướng đa dạng hóa.
Đa dạng hóa có thể giúp bạn tăng sự hiện trên thị trường, tuy nhiên nguồn lực có thể bị phân bổ không đúng cách, ảnh hưởng đến sự tập trung của chiến lược Marketing, chiến lược kinh doanh. Và kỹ năng, ý đồ sâu xa là điều cần thiết nắm bắt.
Nếu bạn muốn xem lại phần 2, bạn có thể xem tại : Làm chiến lược Marketing du lịch-P2
3, Chiến lược phát triển đa dạng hoá
Khi sức thu hút của doanh nghiệp trong thị trường sở tại ngày càng giảm sút và các ngành nghề khác lại lộ rõ nhiều cơ hội đầu tư tốt hơn thì doanh nghiệp nên xem xét tới chiến lược phát triển đa dạng hoá ngành nghề.
Chiến lược phát triển đa dạng hoá là một loại hình chiến lược mà doanh nghiệp du lịch lợi dụng những nguồn tài nguyên và lợi thế vốn có để mở rộng thêm các loại hình nghiệp vụ khác trong những ngành nghề khác nhau. Nó bao gồm ba loại hình thức chính.
(1), Chiến lược đa dạng hoá đồng tâm
Chiến lược đa dạng hoá đồng tâm là chỉ việc khai thác những sản phẩm mới có mối quan hệ kỹ thuật và Marketing cộng tác trên dây chuyền sản phẩm hiện có của doanh nghiệp, lợi dụng các điều kiện sản xuất kỹ thuật vốn có như thiết bị, công nghệ…để sản xuất các loại sản phẩm mới có kết cấu tương tự nhưng công dụng khác biệt với sản phẩm hiện có nhằm để thu hút khách hàng mới, đáp ứng những nhu cầu mới trên thị trường, giống như việc xuất phát từ cùng một tâm vòng tròn của nhiều vòng tròn đồng tâm vậy, mở rộng phạm vi kinh doanh và dự án kinh doanh ra bên ngoài.
Ví dụ như dự án xây dựng cây xăng trên đường cao tốc vừa đổ xăng cho xe vừa “tiếp thêm năng lượng” cho người bằng việc kinh doanh thêm cửa hàng tạp hoá, siêu thị mini…
Những năm 70 của thế kỷ XX, tình hình kinh doanh của một tiệm thuốc đông y nọ ở Tô-Ky-Ô Nhật Bản sa sút, ông chủ tiệm liền nghĩ ra một kế sách đó là kết hợp thuốc đông y và trà lại với nhau rồi mở tiệm trà thuốc đông y kinh doanh “trà thơm mà thuốc lại không đắng” nổi tiếng khắp mọi nơi.
Cắt tóc và chụp hình đều có liên quan tới dung mạo của con người, một thẩm mỹ viện ở Đài Loan đã đầu tư mua sắm thiết bị chụp hình lấy ngay, sau khi cắt tóc cho khách xong liền chụp cho họ một tấm hình, khách hàng hài lòng khiến việc kinh doanh ngày càng phát đạt;
Khách sạn du lịch có thể kiêm thêm việc trưng bày và bán các mặt hàng gia dụng, ở Mỹ có một khách sạn nổi tiếng mà toàn bộ nội thất trang trí bên trong vẫn duy trì phong cách của thế kỷ XVIII, toàn bộ đồ gia dụng trong khách sạn đều là sản phẩm đồ cổ phục chế, du khách tới đây nếu vừa mắt bất cứ món đồ gia dụng hay đồ trang trí nào đều có thể mua về khiến việc kinh doanh khách sạn hay đồ gia dụng của khách sạn này đều rất thuận lợi và đông khách.
Loại hình chiến lược này phát huy một cách đầy đủ ưu thế của chuỗi sản phẩm hiện có và Marketing cộng tác, đầu tư nhỏ, ít rủi ro mà lại dễ dàng thu được thành công.
Thực hiện loại hình chiến lược này không đơn giản chỉ là việc tăng thêm máy móc cơ giới trong các dự án kinh doanh mà hơn nữa đó là sự thẩm thấu, kết hợp hoàn hảo đồng thời yêu cầu người kinh doanh phải tìm thấy điểm kết hợp trong những dự án kinh doanh khác nhau, tức là mối liên hệ kỹ thuật tồn tại giữa các sản phẩm với nhau khiến người tiêu dùng nảy sinh tâm lý liên hệ liên tưởng.
(2), Chiến lược đa dạng hoá chiều ngang
Chiến lược đa dạng hoá chiều ngang hay còn gọi là chiến lược đa dạng hoá trình độ là chỉ một loại hình chiến lược đa dạng hoá mà doanh nghiệp sẽ tận dụng thị trường sẵn có, dựa trên những nhu cầu khác của khách hàng hiện có mà áp dụng những công nghệ kỹ thuật mới, thiết bị mới để khai thác sản xuất những sản phẩm mới có mối liên quan không lớn tới các sản phẩm hiện có nhằm mở rộng phạm vi nghiệp vụ kinh doanh, tìm kiếm điểm tăng trưởng mới.
Hãng hàng không Lufthansa của Đức ngoài việc kinh doanh các nghiệp vụ vận chuyển hàng không còn đa dạng hoá các hạng mục kinh doanh của mình bằng việc mở thêm các nghiệp vụ kinh doanh như:
Dịch vụ sửa chữa (mỗi năm sửa chữa hơn 50 cỗ máy bay cho nhiều công ty hàng không quốc tế khác), chế tạo (chế tạo tất cả các sản phẩm có liên quan tới ngành hàng không), du lịch (xây dựng nhiều khách sạn, khu du lịch thậm chí còn có cả hệ thống đường sắt chuyên dụng)…Nhiều năm nay, mặc dù trước tình trạng nhiều hãng hàng không quốc tế gặp phải nhiều khó khăn thử thách lớn nhưng công ty hàng không Lufthansa ngày càng phát triển không ngừng.
Khi thực hiện chiến lược này sẽ đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bước vào một lĩnh vực ngành nghề mới, sẽ tăng thêm độ khó cho doanh nghiệp, thế nhưng sản phẩm mới mà doanh nghiệp sản xuất ra thường chỉ tiêu thụ trên cùng một thị trường hiện có, đáp ứng được một loại nhu cầu mới của khách hàng nên có thể dễ dàng phát huy được ưu thế Marketing vốn có của doanh nghiệp, có lợi trong việc nâng cao vị thế doanh nghiệp trên thị trường.
(3), Đa dạng hoá tập đoàn
Đa dạng hóa tập đoàn hay còn gọi là đa dạng hóa hỗn hợp. Chỉ việc thông qua các hình thức như liên kết, sát nhập…để mở rộng nghiệp vụ doanh nghiệp tới các ngành nghề khác mà không hề có liên quan tới kỹ thuật, sản phẩm, thị trường hiện có của doanh nghiệp, hình thành nên một tập đoàn doanh nghiệp kinh doanh đa ngành.
Chiến lược đa dạng hóa tập đoàn sớm đã được ứng dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới. Ví dụ như công ty Kodak ở Mỹ ngoài kinh doanh các loại sản phẩm phụ kiện về máy ảnh còn kinh doanh thêm cả thực phẩm, công nghiệp hóa chất và công ty bảo hiểm…
Nhiều tập đoàn du lịch của nước ta sau khi được thành lập không chỉ kinh doanh các dịch vụ du lịch lộ trình ngắn, dài mà còn kinh doanh thêm các dịch vụ thương mại, tín dụng, chuyển phát nhanh, đại lý phòng vé…Việc tích cực mở rộng các lĩnh vực du lịch thương mại khiến hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng rõ rệt.
Thực hiện chiến lược đa dạng hóa tập đoàn còn giúp tăng cường mức độ thích ứng của doanh nghiệp với môi trường, nhận được nhiều cơ hội phát triển hơn, giảm thiểu rủi ro kinh doanh đơn nhất thế nhưng đồng thời nó cũng sẽ mang lại nhiều vấn đề khác như sự phức tạp trong việc quản lý kinh doanh và sự phân tán trong việc phân bổ nguồn tài nguyên…
Đồng thời, trong quá trình thực hiện chiến lược này cũng cần phải đầu tư một lượng vốn lớn. Do vậy, không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều có thể tùy tiện áp dụng chiến lược này được, thông thường nó chỉ phù hợp với những công ty lớn, doanh nghiệp lớn có thế lực hùng hậu.
Trình tự quyết sách của chiến lược Marketing thị trường du lịch
Doanh nghiệp du lịch cần phải soạn thảo ra những chiến lược Marketing thị trường khoa học và hợp lý, nhất định phải có trình tự quyết sách đúng đắn. Trình tự quyết sách chiến lược Marketing thị trường du lịch bao gồm 5 bước sau:
(1), Xác dịnh mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp
Mục tiêu là việc đối tượng và yêu cầu phục vụ của công tác Marketing thị trường du lịch đạt được mục đích trong một khoảng thời gian nhất định. Nhiệm vụ là đường lối cụ thể để thực hiện mục tiêu. Mục tiêu và nhiệm vụ không thể tách rời, nó đều là nền móng cơ sở và xuất phát điểm của chiến lược Marketing thị trường, là vấn đều đầu tiên cần phải làm rõ trong việc soạn thảo chiến lược Marketing thị trường du lịch.
Nếu không làm rõ được nhiệm vụ và mục tiêu thì không thể tiến hành các công việc tiếp theo một cách có hiệu quả được, việc soạn thảo các loại phương án quyết sách, phân tích và đánh giá cũng sẽ bị mất đi ý nghĩa và nguồn căn cứ. Để khiến các chiến lược Marketing mang tính khả thi cao thì việc soạn thảo mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp du lịch cần phải mang tính khích lệ, rõ ràng, hệ thống, khoa học và khả thi…
(2), Phân tích môi trường tổng hợp
Phân tích môi trường tổng hợp Marketing thị trường là căn cứ khách quan trong việc soạn thảo các chiến lược Marketing doanh nghiệp. Phân tích môi trường tổng hợp cần phải được xây dựng trên cơ sở thông tin thị trường đã được điều tra một cách sâu sắc, chính xác và đầy đủ. Mục đích là để tìm kiếm và phát hiện cơ hội chiến lược, tránh khỏi nguy cơ rủi ro và để cung cấp thêm nguồn căn cứ cho nội dung quyết sách chiến lược.
(3), Soạn thảo phương án chiến lược
Trên cơ sở phân tích một cách toàn diện và sâu sắc môi trường Marketing để vạch ra những phương án chiến lược khác nhau. Các phương án dự trù sẽ bao gồm nhiều nội dung tổ hợp Marketing khác nhau. Khi vạch ra phương án chiến lược dự trù, cần phải đề xướng phân tích khoa học và tinh thần sáng tạo mới, thực hiện đối sách một cách khoa học, chế độ và dân chủ, tuân thủ đầy đủ các trình tự công tác một cách khoa học nhất.
(4), Lựa chọn phương án chiến lược tối ưu
Nghiên cứu tính khả thi của phương án dự trù là chỉ việc áp dụng một loạt các phương pháp khoa học nhằm phân tích, đánh giá và luận chứng các nhân tố môi trường của các phương án chiến lược có được cho phép hay không, các chiến lược công nghệ khoa học kỹ thuật, điều kiện sản xuất và tổ hợp Marketing thị trường trong quá trình quy hoạch chiến lược có khả thi hay không? Hiệu quả kinh tế của các chiến lược có hợp lý hay không?…
Lựa chọn phương án chiến lược tối ưu là mấu chốt trong quyết sách chiến lược Marketing thị trường, trong quá trình đánh giá phương án dự trù một cách tổng hợp nó thường bao gồm các nội dung sau:
① Chiến lược có phù hợp với sự biến đổi và phát triển của nhân tố môi trường vĩ mô hay không?;
② Chiến lược có phù hợp với nhu cầu thị trường mục tiêu của doanh nghiệp hay không?;
③ Điều kiện tài nguyên của chiến lược có đầy đủ hay chưa?;
④ Đối sách chiến lược và chiến lược Marketing thị trường tổ hợp mà các giai đoạn chiến lược đang áp dụng có khả thi hay không?;
⑤ Khả năng thực hiện mục tiêu chiến lược lớn như thế nào?;
⑥ Tính liên tục, rủi ro, lợi ích của chiến lược và đối sách tương ứng là gì?
(5), Thực thi phương án chiến lược
Thực thi phương án chiến lược là một bộ phận cấu thành quan trọng trong quản lý chiến lược. Một phương án chiến lược tốt nhưng lại thực thi không đúng cách thì sẽ không thể đạt được mục tiêu chiến lược như dự kiến.
Thực thi phương án chiến lược thông thường sẽ bao gồm 4 nội dung công việc đó là: soạn thảo kế hoạch thực thi, thực hiện kế hoạch, kiểm tra và kiểm soát hiệu quả, thông tin phản hồi và điều chỉnh.
Nội dung cụ thể như sau:
① Khi thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược tới từng giai đoạn chiến lược thì đồng thời cũng phải lập kế hoạch chi tiết cho giai đoạn gần nhất và đưa ra hành động;
② Thực hiện phân giải mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược tới từng các đơn vị bộ phận và soạn thảo phương pháp hoàn thành;
③ Căn cứ vào sự khác nhau giữa các chiến lược trọng điểm mà sắp xếp và cân bằng nhân lực, vật lực và tài lực một cách tương xứng;
④ Xuất phát từ chiến lược tổng thể của doanh nghiệp để điều chỉnh một cách tổng hợp các chiến lược tổ hợp về sản phẩm, giá bán, chính sách khuyến mãi, kênh bán hàng…;
⑤ Soạn thảo thể chế trách nhiệm và thể chế chỉ tiêu sát hạch trong việc thực thi phương án chiến lược.