Đưa một sản phẩm mới ra thị trường đã khó, tạo lập một thị trường tiêu thụ chưa tồn tại còn khó hơn gấp nhiều lần. Để đông đảo người tiêu dùng biết đến sản phẩm của công ty, nhà sản xuất phải có sự sáng tạo, có chiến lược quảng cáo để mang sản phẩm mới tới gần tiêu dùng hơn. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn hai cách nhỏ để quảng bá sản phẩm mới đạt hiệu quả.
Như mọi người đều biết, quảng cáo sản phẩm là một vấn đề khiến nhiều công ty lớn đau đầu: đối với những sản phẩm đã được quảng cáo, muốn người tiêu dùng biết đến và sử dụng rộng rãi hơn. Với những sản phẩm chưa được quảng cáo, công ty cần nỗ lực quảng bá chúng. Khi quảng bá sản phẩm, chúng ta cần tập trung vào hai vấn đề chính đó là nội dung và cách thức quảng cáo.
Quý công ty, doanh nghiệp cần đẩy mạnh quảng cáo về hình thức và nội dung của sản phẩm để càng nhiều người thấy càng tốt, bởi đây là con đường ngắn nhất đưa sản phẩm tới gần hơn với người tiêu dùng.
Quảng bá sản phẩm là một công việc tiêu hao rất nhiều nhân lực cũng như của cải và thời gian. Chẳng hạn như: nội dung quảng bá, cần ít nhất hai ngày mới có thể hoàn thành được, và để có thể quảng bá sản phẩm cần phải làm rất nhiều công việc nữa như thiết kế, sản xuất, kiểm tra vv chi phí quảng cáo cho các phương tiện truyền thông, tất cả đều cần rất nhiều chi phí.
Vậy có cách quảng cáo nào rẻ hơn, hiệu quả hơn, lâu dài hơn không? Câu trả lời là có, tôi đã lắng nghe, quan sát, suy nghĩ rất nhiều, cuối cùng đã tìm thấy câu trả lời: đó là, hãy để bản thân sản phẩm tự “tạo tiếng vang” với người tiêu dùng, mà không cần đến sự can thiệp của truyền thông. Khi sản phẩm đã có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng thì thương hiệu của nó tự khắc được khẳng định.
Thế nhưng, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để cho sản phẩm tự mình “quảng cáo” cho chính nó được? Câu trả lời đến từ hai khía cạnh khác nhau, ngay bây giờ tôi sẽ giới thiệu tới mọi người.
Đầu tiên, chọn tên cho sản phẩm
Một cái tên thương hiệu đặc biệt mang lại giá trị rất lớn. Có rất nhiều nhà sản xuất trong nước, họ là người nắm bắt được bí quyết sản xuất, có cơ sở vật chất và bỏ ra rất nhiều năm công sức để nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Tuy nhiên, họ chưa nhạy bén trong công tác marketing. Họ tập trung quá nhiều chất xám, thời gian cho công nghệ sản xuất, chất lượng sản phẩm. do vậy, khi hàng hóa chuẩn bị được tung ra thị trường mà họ còn chưa biết nên đặt tên như thế nào cho sản phẩm mà mình đã dày công nghiên cứu.
>> Marketing “Nghèo”, Không tiền người khởi nghiệp làm thế nào để bán được hàng
Không biết cách đặt tên cho sản phẩm là vô cùng thiệt thòi, bởi sản phẩm của bạn có tốt đến đâu, mà bạn không có một cái tên cụ thể, một cái tên dễ nhớ thì làm sao người tiêu dùng có thể tiếp cận và sử dụng sản phẩm của công ty bạn? Lúc này, việc của bạn là phải tìm kiếm một cái tên để có thể khởi động được quy trình định vị của mình, một cái tên gợi được cho khách hàng về ưu điểm hay đặc trưng chính của sản phẩm.
Chắc mọi người đều biết đến Tmall- một trang mua sắm online nổi tiếng trên thế giới, tên của trang web này không có gì là đặc biệt và cũng không hay, tuy nhiên trang web này lại được rất nhiều người sử dụng bởi tên nó khá ngắn, dễ đọc và dễ nhớ và khi người tiêu dùng thấy quen thuộc và sử dụng nhiều, Tmall nghiễm nhiên trở thành thương hiệu riêng của trang web này.
Một cái tên gần gũi, mô tả và gợi cho khách hàng những đặc trưng cơ bản của sản phẩm chẳng hạn như dầu gội đầu Head & Shoulder (Đầu & Vai), kem dưỡng da Intensive Care (Chăm sóc Tức thời), kem đánh răng Close-Up (Gần Gũi) và vô vàn những thương hiệu khác.
Một cái tên cho sản phẩm cần đơn giản, có nội dung, dễ phát âm, nhưng sản phẩm khác nhau thì tên cũng phải khác nhau, nên mang những đặc sắc riêng, công dụng của sản phẩm để đặt tên cho sản phẩm đó, chẳng hạn như: nước tăng lực Red Bull (con bò đỏ- khỏe mạnh, đầy năng lượng, rất phù hợp với dòng sản phẩm tăng lực), hay sản phẩm giày nhấn mạnh sự khỏe khoắn, chẳng hạn như: Nike, Xtep, Asics (công ty chuyên về thiết bị thể thao của Nhật Bản).
Đặt tên cho sản phẩm là một công việc rất đau đầu. Sau đây tôi sẽ gợi ý các bạn một vài cách đặt tên để sản phẩm tạo được sự chú ý cho người tiêu dùng:
Gợi ý cách đặt tên cho sản phẩm
– Đầu tiên, hãy tập trung các nhân viên trong đội ngũ nhân viên phát triển sản phẩm lại và cùng đưa ra những ý kiến về cách đặt tên cho sản phẩm.
– Thứ hai là hãy đảm bảo rằng tên thương hiệu là một cái tên đáng nhớ, gợi liên tưởng và dễ phát âm. Nói cách khác, nếu nhìn thấy, bạn có thể đọc dễ dàng. Nếu nghe thấy, bạn có thể nhớ và đánh vần lại dễ dàng.
– Thứ ba một cái tên mạnh, có tính mô tả và gần giống danh từ chung sẽ “khóa cứng” các đối thủ cạnh tranh, làm họ không thể xâm nhập vào lãnh địa của bạn.
Thứ hai, tạo một ký ức tốt đẹp về sản phẩm với người tiêu dùng
Ký ức về sản phẩm là gì?
Ký ức về sản phẩm ở đây chúng tôi đề cập đến là một thứ mà người dùng có trải nghiệm tốt khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ và cái trải nghiệm về sản phẩm tốt đó làm người tiêu dùng nhớ mãi. Một ví dụ đơn giản: Chắc hẳn mọi người đều đã từng mua sạc dự phòng? Bạn muốn mua của hãng Samsung và sạc của hãng này hầu hết các cửa hàng điện thoại đều bán. Tuy nhiên, tôi chỉ mua sạc ở cửa hàng A. Tại sao vậy? Bởi khi mua ở cửa hàng A, cửa hàng này còn cung cấp cho tôi dịch vụ có 1 không 2 đó là khắc tên mình lên sạc mà giá tiền không thay đổi.
Do vậy, cửa hàng này để lại ký ức tốt đẹp trong lòng tôi và chắc chắn tôi sẽ ghé lại thường xuyên, và tôi còn giới thiệu cho rất nhiều bạn bè biết đến cửa hàng này. Như vậy, với việc lưu lại những ký ức tốt đẹp với người tiên dùng, 1 khi công ty này ra sản phẩm mới, chắc chắn sản phẩm sẽ được đông đảo người tiêu dùng chú ý và lựa chọn sử dụng sản phẩm của hãng này. Đây chính là một bí quyết vô cùng quý báu trong kinh doanh.
Trở lại phân tích ví dụ mà tôi vừa đưa ra ở trên. Theo tư duy quán tính, nhiều người sẽ nghĩ rằng, với cùng 1 chiếc cáp sạc của hãng Samsung mà của hàng A thêm dịch vụ khắc tên cho khách mà giá cả vẫn bằng những cửa hàng khác trên địa bàn, vậy có thể chiếc sạc kia là hàng giả. Tuy nhiên, các bạn nên tư duy theo 1 cách logic hơn, cửa hàng A họ chấp nhận lãi ít hơn các cửa hàng khác, nhưng nhiều người tới mua chắc chắn sẽ nâng tổng số lãi của cửa hàng lên, chả phải họ đã có chiến lược kinh doanh vô cùng thông minh sao?
Các doanh nghiệp mà chúng ta làm việc, sản phẩm của công ty chưa chắc là một sản phẩm đứng đầu ngành, tuy nhiên mục tiêu chắc chắn sẽ là một sản phẩm đứng đầu cả nước, cả khu vực và rộng hơn là cả thế giới. Điều này, phụ thuộc rất nhiều đến ông chủ- người đứng đầu lãnh đạo toàn bộ công ty, từ đó hình thành nên một hiện tượng sếp làm gì nhân viên làm cá đó, sếp không làm chắc chắn nhân viên cũng không dám làm.
Lợi thế của việc này công ty sẽ ổn định chiếm một chỗ đứng ổn định trên thị trường, nhược điểm là luôn luôn đứng sau người khác, vị trí không thể tiến lên được. Do vậy, việc tạo lên một ký ức tốt đẹp với người tiêu dùng thuộc về việc dám phá cái cũ để thành lập một cái mới, những gì cần thiết không chỉ là một tinh thần đổi mới táo bạo, mà còn là một cái nhìn sâu sắc, có óc phân tích kỹ càng.
Trình tự tăng thêm ký ức về sản phẩm chính là mỗi mắt xích của tiêu thụ. Không phải ai cũng có cái nhìn sâu sắc, một số người ngớ ngẩn, chậm chạp, nhìn thấy ly nước của người sử dụng đã hết nước mà không tinh ý tiếp đầy nước vào ly cho người đó, mà phải đợi người sử dụng này gọi thêm, lúc này mới biết việc mình phải làm là gì.
Trong cuộc sống này bắt gặp không ít những trường hợp như thế, Những người như thế, phải tích cực rèn luyện óc quan sát cũng như lối tư duy logic thì mới có thể thành công được.
Tôi đặt mua online một ít đồ ăn vặt từ thương hiệu 3 con sóc. Khi nhân viên gia đồ tới, tôi phát hiện trên hộp có một tấm nhựa nhỏ, được làm rất tinh xảo, và tấm nhựa nhỏ này sẽ đóng vai trò là một chiếc “kéo”, khiến người tiêu dùng có thể dễ dàng mở túi mà không cần đi tìm dao, kéo để cắt. Tôi khá ngạc nhiên về việc này, chỉ bằng một thiết kế khá nhỏ mà thuận tiện khiến tôi cảm thấy dịch vụ của công ty này rất chu đáo.
Công ty, sản phẩm này đã tạo được ấn tượng khó phai trong đầu tôi, và nếu cho điểm tôi sẽ cho 120/100 bởi tín sáng tạo, sự chu đáo và ý tưởng kinh doanh vô cùng thông minh của công ty này.
Từ sự việc trên có thể thấy, trật tự ký ức của người tiêu dùng được thể hiện qua từng công đoạn trong phục vụ sản phẩm từ khâu đặt hàng, vận chuyển, nhận hàng, mở hàng các sản phẩm hoàn toàn có thể để lại ký ức sâu sắc trong lòng người tiêu dùng chỉ trong 1 khâu nhỏ. Nếu bạn làm tốt tất cả từ công đoạn nhỏ nhất, xin chúc mừng bạn đã trở thành một nhà kinh doanh thành công.
Tóm lại, bằng cách đặt cho sản phẩm của mình một cái tên hay, hay để lại trong người tiêu dùng một ký ức tốt đẹp về sản phẩm về công ty thì bạn hoàn toàn có thể để sản phẩm của mình tự khẳng định chỗ đứng trên thị trường mà không cần có sự can thiệp của các phương tiện truyền thông. Một khi sản phẩm được tin dùng, người tiêu dùng sẽ “truyền miệng” về ưu điểm của bạn- đây chính là cách quảng bá hiệu quả nhất, hơn cả truyền thông.
Tuy nhiên, bạn cũng có thể quản cáo sản phẩm của mình qua truyền thông, nhưng chi phí cho quảng cáo khá cao mà chưa chắc đã đạt được hiệu quả nếu không tính toán đúng.
Chúc các bạn kinh doanh thành công!