Có thể đối với nhiều người mà nói, bán hàng là việc lặp lại những nội dung công việc giống nhau mỗi ngày. Nhưng bạn cần phải hiểu rằng, khách hàng mà chúng ta phải đối mặt mỗi ngày không hề giống nhau.
Giám đốc điều hành tập đoàn điện tử Haier đã từng nói rằng: lặp lại những việc đơn giản sẽ có thể làm thành những việc không đơn giản. Hãy để từng ngày của bạn qua đi một cách bình thường. Nhưng tuyệt đối không được tầm thường.
Vậy một ngày của những người bán hàng thành công bắt đầu từ khi thức dậy cho tới khi lên giường đi ngủ sẽ phải làm những gì?
1, Công tác chuẩn bị trước khi đi làm
Hàng ngày phải thức dậy đúng giờ. Sau khi tỉnh dậy phải nhanh chóng bước ra khỏi giường. Hãy tự nói với chính mình rằng, công việc của một ngày mới đã bắt đầu rồi. Phải tràn tràn đầy năng lượng và sức sống. Có thể vận động nhẹ một chút vào buổi sáng.
Nếu gặp người quen trên đường đi làm hãy nhiệt tình chào hỏi họ. Nếu có thể, hãy xem tin tức thời sự hoặc một số tin nổi bật gần đây.
Hãy đến trước cửa hàng ít nhất 10-20 phút. Chủ động quét dọn vệ sinh cửa hàng trước giờ mở cửa. Tóm lại trước khi làm việc cần phải có tinh thần và thái độ tích cực, vui vẻ.
2, Sau khi đã “check in” tại cửa hàng
Dọn dẹp vệ sinh xong thường sẽ bắt đầu thời gian họp sáng. Sau khi kết thúc khâu họp sáng. Có thể báo cáo qua với quản lý cửa hàng về kế hoạch làm việc của mình. Làm rõ mục tiêu và trọng điểm bán hàng của ngày hôm đó.
Nếu là thứ hai tốt nhất nên báo cáo qua kế hoạch làm việc cả tuần. Để người quản lý có thể bổ sung hoặc hướng dẫn thêm những điểm còn thiếu xót của bạn.
3, Công tác chuẩn bị trước khi bắt đầu làm việc
Phải kịp thời nắm bắt tình hình bán hàng của các mặt hàng sản phẩm trong cửa hàng. Nắm rõ biến động giá của sản phẩm. Ngoài ra còn phải tìm hiểu những biến động mới nhất và những thông tin sản phẩm có liên quan của đối thủ trong ngành hoặc các sản phẩm có liên quan khác.
Làm tốt và nghiêm túc thực hiện kế hoạch bán hàng. Chuẩn bị trước một số chủ đề đàm thoại hàng ngày trước khi khách hàng đến cửa hàng. Phải có sự chuẩn bị trước về tâm lý. Chuẩn bị trước đối sách khi khách hàng hỏi giá hoặc mặc cả giá. Mọi việc đều phải có sự chuẩn bị và tính toán trước.
>> Cách quản lý và giám sát nhân viên bán hàng ở cửa hàng
4, Sau khi gặp khách hàng
4.1 Phải lịch sự lễ phép. Giới thiệu bản thân lưu loát trôi chảy. Thái độ ôn tồn, đúng mực.
4.2 Chăm chú lắng nghe những gì mà đối phương nói. Đồng thời tỏ ý quan tâm. Khi hỏi đối phương cần phải giữ khẩu khí bình tĩnh vững vàng.
4.3 Phải biết cách nắm bắt tâm lý và trái tim khách hàng. Đầu tiên bản thân phải làm được những điểm sau:
- Phải tự tin.
- Thái độ chân thành, cố gắng để được đối phương khẳng định, đánh giá thiện cảm.
- Trong quá trình đối thoại hãy thường xuyên mỉm cười, biểu cảm vui vẻ.
- Ngôn từ đơn giản, hàm xúc. Không dài dòng văn tự. Đặt câu hỏi rõ ràng, đi thẳng vào vấn đề.
- Chú ý tới ưu điểm của đối phương. Đưa ra những lời khen phù hợp.
- Trong quá trình đàm phán, tuyệt đối không được tranh luận với khách hàng một cách gay gắt.
- Dẫn dắt khách hàng trả lời bằng những câu từ khẳng định,.
- Hãy suy nghĩ cho khách hàng. Phân tích mang lại cho họ những lợi ích lớn nhất.
4.4 Khi đàm phán với khách hàng phải tiến hành từng bước từng bước một
- Nhìn thấy khách hàng, đầu tiên phải thăm hỏi, sau đó bắt đầu trò chuyện.
- Tiếp cận khách hàng sâu hơn nữa. Khơi gợi cảm hứng của khách hàng đối với sản phẩm.
- Nói với khách hàng về những lợi ích mà họ sẽ có được khi mua hàng tại cửa hàng của bạn.
- Đề xuất giao dịch, thúc đẩy khách hàng nhanh chóng đặt mua hàng.
Sau khi đặt mua hàng xong sẽ tiến hành các “phụ kiện” kinh doanh khác. Sau khi giao dịch thành công kết thúc. Đừng vội vàng rời đi. Hãy tiếp tục nói chuyện với khách hàng. Nhằm xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài. Đồng thời bày tỏ với khách hàng rằng, bạn có thể cung cấp dịch vụ cho họ bất cứ lúc nào.
5, Sau khi tan ca, kiểm tra lại toàn bộ công việc trong ngày. Tổng kết ưu nhược điểm
5.1 Hạch toán cụ thể doanh số trong ngày, có đạt mục tiêu hay không?
5.2 Kiểm tra lại xem đã triển khai công việc theo như kế hoạch không? Có hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch hay không?
5.3 Viết nhật ký kinh doanh mỗi ngày. Tổng kết phương pháp làm việc. Kịp thời xử lý những khúc mắc của khách hàng. Đồng thời ghi chép và lưu trữ lại đầy đủ.
5.4 Nội dung nhật ký kinh doanh gồm có:
- Mô tả tình hình công việc.
- Tổng kết đề xuất và cải thiện ưu nhược điểm trong công việc.
- Phương pháp cải tiến.
- Đề xuất hoặc kiến nghị của khách hàng.
- Xử lý như thế nào?
- Cảm nhận và lĩnh hội từ công việc.
6, Lập kế hoạch công việc cho ngày hôm sau
Đối những việc cần xử lý gấp hoặc đặc biệt quan trọng. Hãy liệt kê vào trong danh sách công việc cần phải ưu tiên xử lý ngày hôm sau.
Nếu có hẹn trước về thời gian cụ thể với khách hàng. Hãy chuẩn bị sẵn nội dung trao đổi cho ngày hôm sau.
Mục tiêu kinh doanh và những công việc cần sự phối kết hợp của các bộ phận khác trong công ty.
Đối với công việc kinh doanh bán hàng nếu có thể hoàn thành công việc hàng ngày theo đúng kế hoạch. Khiến khách hàng hài lòng, đây sẽ là niềm vui lớn nhất. Đối với một người bán hàng, việc có thể cung cấp cho khách hàng của mình những dịch vụ toàn diện nhất sẽ là cơ sở quyết định sự thành công của họ.
Dĩ nhiên, đặc thù công việc của những người bán hàng luôn đầy sự thay đổi. Phải nắm bắt thời gian một cách linh hoạt. Đối mặt với khách hàng một cách linh hoạt. Vận dụng kiến thức, kỹ năng bán hàng một cách linh hoạt.
Đồng thời cần phải phân biệt rõ chủ thứ. Những việc quan trọng không quan trọng, gấp và không gấp. Nguyên tắc là như vậy. Nhưng bạn cũng cần phải hiểu rằng, thứ duy nhất không thay đổi trên thế giới này đó là sự thay đổi.
Chúng ta phải quy phạm chuẩn mực hành vi. Yêu cầu bản thân một cách nghiêm khắc và nghiêm túc. Đồng thời cũng không thể trói chặt chân tay của mình giống như một sợi dây. Ảnh hưởng tới sự phát triển của bản thân.