Kinh nghiệm kinh doanh bánh mì, Vốn và Lợi Nhuận

Kinh nghiệm kinh doanh bánh mì, Vốn và Lợi Nhuận

Kinh doanh, buôn bán các món ăn vỉa hè đang ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người quan tâm lựa chọn. Sở dĩ, nhiều người muốn bắt đầu kinh doanh từ ẩm thực vỉa hè lựa chọn hình thức kinh doanh này vì số vốn bỏ ra ít, rủi ro không nhiều, nhanh hoàn vốn và tỷ suất lợi nhuận cao.

Kinh doanh bánh mì là một trong những lựa chọn hàng đầu trong lĩnh vực ẩm thực vỉa hè. Vậy bạn cần kinh nghiệm gì để kinh doanh bánh mì? Vốn cần là bao nhiêu? Và lợi nhuận thu được có thật sự nhiều như mọi người vẫn hay nói? Hãy cùng Bytuong.com tìm hiểu về những kinh nghiệm, những lưu ý khi muốn bắt đầu kinh doanh bánh mì trong những chia sẻ dưới đây.

Kinh nghiệm kinh doanh bánh mì

Chỉ là bán bánh mì vỉa hè, có nhất thiết phải cần kinh nghiệm như kinh doanh, buôn bán những sản phẩm khác? Câu trả lời là có. Kinh doanh, buôn bán bất cứ sản phẩm, dịch vụ nào bạn cũng cần có những kinh nghiệm được đúc kết từ những người đi trước để có thể hoàn thiện ý tưởng và kế hoạch kinh doanh của mình hơn. Vậy kinh doanh bánh mì cần kinh nghiệm gì?

1, Cũng là bán bánh mì, nhưng bạn có nghĩ ra ý tưởng nào độc đáo?

Bánh mì truyền thống của Việt Nam thường gồm ba – tê, rau, dưa leo và thịt mỡ, sau đó chan thêm nước chấm hoặc xì dầu. Nếu bạn chỉ có ý định bán bánh mì truyền thống như bao người khác thì tôi nghĩ nó sẽ không giúp bạn thu hút được nhiều khách hàng. Vì họ có thể mua một ổ bánh mì truyền thống ở một nơi khác.

Bạn cần nghiên cứu, tìm hiểu và tạo cho mình một công thức bánh mì riêng với những nguyên liệu mới, cách làm mới, hoặc chế biến ra những loại nước sốt đặc biệt để tạo một hương vị độc đáo riêng cho bánh mì của mình.

Sản phẩm khác biệt, mới lạ hơn, chất lượng và vẫn đảm bảo giá thành như những sản phẩm bánh mì khác của đối thủ sẽ giúp bạn nhanh chóng thu hút được một lượng khách hàng nhất định.

Vì vậy, ý tưởng kinh doanh một loại bánh mì như thế nào là rất quan trọng

2, Lựa chọn địa điểm kinh doanh

Cũng như nhiều mặt hàng kinh doanh khác, bạn cần chọn địa điểm, mặt bằng ở gần khu đông dân cư, nơi có nhiều người qua lại.

Với việc kinh doanh bánh mì, bạn nên chọn địa điểm ở gần các trường học, gần các công ty, xí nghiệp hoặc bệnh viện. Nhiều người nói rằng nên chọn mặt bằng ở gần chợ vì có nhiều người qua lại nhưng theo Bytuong.com thì địa điểm ở gần chợ không thật sự lợi thế, vì trong chợ sẽ có rất nhiều mặt hàng ăn uống nên nhu cầu khách hàng sẽ bị chia nhỏ. Dẫn đến, nhu cầu khách hàng mua bánh mì của bạn sẽ ít đi; cộng thêm đối thủ trực tiếp và đối thủ gián tiếp rất nhiều. Bạn khó có thể cạnh tranh được.

>> Kinh doanh bánh mì loại bánh nở ở Huế khó cạnh tranh, nên bắt đầu từ đâu?

3, Nguyên liệu chế biến

Sau khi đã nghiên cứu và tìm ra công thức bánh mì cho riêng mình, bạn sẽ dựa vào đó để tìm mua những nguyên liệu cần thiết và chế biến theo công thức đã viết ra trước đó.

Đa số những nguyên liệu để làm bánh mì không quá cầu kì, dễ tìm mua và chi phí thấp. Để đảm bảo uy tín và chất lượng sản phẩm, bạn nên chọn những nơi cung cấp nguyên liệu uy tín, chất lượng ổn và giá thành phải chăng.

4, Vật dụng kinh doanh cần gì?

Bạn có thể chọn xe đẩy bánh mì để linh động trong việc di chuyển, hoặc đặt làm một tủ đựng bánh mì bằng kính để cố định vị trí.

Bạn cần thêm một số bộ bàn ghế nhựa đơn giản, bình thường đặt xung quanh để khách hàng có thể đến ngồi ăn tại đấy.

Thêm một bảng hiệu đơn giản giới thiệu tên quán, các loại bánh mì và giá cả để khách hàng có thể dễ chọn lựa hơn.

Cần thêm một số dụng cụ bếp hỗ trợ cho việc làm bánh mì như dao, thớt, bếp ga mini….

5, Đi vào kinh doanh và hoạt động như thế nào?

Khai trương

Sau khi đã chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng, bạn sẽ chọn ngày khai trương.

Mặc dù chỉ là kinh doanh bánh mì nhỏ nhưng nếu tạo được ấn tượng sẽ giúp khách hàng quan tâm, nhớ đến tiệm bánh mì của bạn hơn. Vì vậy, bạn cần trang trí, lên ý tưởng đơn giản cho buổi khai trương của mình thật bắt mắt và thu hút.

Hoạt động

Thời gian đầu có thể chưa có nhiều khách hàng tìm đến bạn, nên kinh doanh có thể ế ẩm nhưng bạn đừng vội nãn lòng. Với hương vị bánh mì đặc biệt và vị trí kinh doanh bạn lựa chọn thuận lợi thì theo thời gian sẽ có nhiều khách hàng đã sử dụng và những khách hàng mới tìm đến bạn.

Bạn cũng cần tạo mối quan hệ thân thiết, hòa đồng với những người bán xung quanh để có được môi trường làm việc, kinh doanh buôn bán thuận lợi nhất.

Nên chuẩn bị sẵn nguồn nhân lực để hỗ trợ bạn vào những lúc đông khách, vì nếu để khách hàng đợi quá lâu họ sẽ bỏ đi và bạn sẽ mất đi 1 khách hàng. Nếu không khắc phục kịp thời bạn sẽ mất rất nhiều khách hàng và có thể họ sẽ không quay trở lại ủng hộ bạn nữa.

Vốn và lợi nhuận

Với những thứ cần chuẩn bị để bắt đầu kinh doanh bánh mì được Bytuong.com chia sẻ với bạn ở trên thì số vốn bạn cần chuẩn bị không nhiều. Trung bình khoảng từ 1 triệu đồng đến 1 triệu 500 ngàn bạn đã có thể chuẩn bị đầy đủ mọi thứ để kinh doanh bánh mì.

Ước tính thời gian đầu bạn bán được 50 – 60 ổ/1 ngày với giá 15.000đ/1 – 20.000đ/1 ổ tùy theo chất lượng bánh mì của bạn. Một tháng doanh thu của bạn khoảng 20.000.000đ. Trừ đi các chi phí, lợi nhuận thu về của bạn khoảng 13.000.000đ

Có thể thấy, kinh doanh bánh mì rất đơn giản nhưng lợi nhuận siêu lời. Nếu phát triển rộng hơn có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Mong rằng những chia sẻ trong bài viết này của Bytuong.com sẽ giúp bạn có thêm một ý tưởng nữa cho việc kinh doanh của mình.

Trả lời