Hướng kinh doanh mới, làm giàu từ xuất khẩu 2020-2025

May 10 là thương hiệu chính thống trong việc xuất khẩu hàng may mặc ra nước ngoài. Từ lâu, nhiều người Việt có tầm nhìn đã dòm ngó thị trường xuất nhập khẩu, lợi nhuận từ kinh doanh ngoại thương có thể vượt 3 tỷ mỗi năm.

Nếu 1 thương nhân kinh doanh trong nước phải chật vật với hàng trăm đơn hàng, mới có thể kiếm được 200-500 triệu tiền lợi nhuận. Thì việc xuất khẩu 1 lô hàng nông sản tới Ấn Độ có thể kiếm về 700 triệu-1 tỷ tiền lãi.

Nhưng muốn thu lời cao tại thị trường nước ngoài, thì toàn bộ 100% khả năng thành công đều dựa trên năng lực và kinh nghiệm. Nếu so sánh với hoạt động kinh doanh trong nước, sự may mắn giường như không có, trong khi đó thương nhân nội địa lại kỳ vọng ít nhiều vào may mắn.

Trong chủ đề này, Lương sẽ chia sẻ định hướng kinh doanh ngoại thương, cũng như một số kinh nghiệm mà Lương đã tích lũy trong quá trình làm nghề trước đây. ( Lương là dân ngoại thương chính gốc), mặc dù bây giờ không còn hoạt động trong ngành ngoại thương, nhưng vẫn thường xuyên nghiên cứu và đánh giá trong lĩnh vực này.

Vấn đề thuế và điều kiện xuất khẩu hàng hóa

Những doanh nghiệp đăng ký nghiệp vụ và chắc năng xuất khẩu hàng hóa được phép xuất khẩu sản phẩm/dịch vụ ra nước ngoài, đặt dưới sự quản lý của các điều kiện pháp lý. Trong đó vấn đề thuế trong nước, và các điều kiện xuất khẩu là 2 yếu doanh nghiệp cần phải chú từ đầu.

Chính sách thuế xuất khẩu của Việt Nam hiện nay có nhiều lợi thế cho doanh nghiệp. Nhà nước ta đã tạo điều kiện hạ thấp thuế xuất khẩu, nhiều mặt hàng không tính thuế xuất khẩu ( thuế xuất khẩu bằng 0%), không có nhiều mặt hàng chịu thuế trên 10%.

Ví dụ, gỗ nhiên liệu vỏ bào xuất khẩu, mức thuế xuất sẽ bằng 0%; Gỗ nhiên liệu dạng dăm thuế xuất chỉ là 2%; Dễ cây cam thảo xuất khẩu thuế bằng 0%; Mảnh gỗ trầm hương thuế xuất khẩu 0%; Da sống của động vật họ trâu bò nguyên con trên 16kg dùng cho thuộc thì chịu thuế xuất khẩu 10%…

Ngoài vấn đề thuế xuất, thì các điều kiện khác thuế là yếu tố quan trọng thứ 2 các doanh nghiệp cần lưu tâm. Những điều kiện này có thể là điều kiện đối hàng hóa, điều kiện về thủ tục pháp lý, điều kiện bảo đảm an ninh, điều kiện về quyền hạn của doanh nghiệp…

Những điều kiện không phải thuế trong nước có thể dễ dàng được khắc phục, tuy nhiên để hàng hóa được phép vào nước của đối tác ( quốc gia nhập khẩu hàng hóa), đối với một số hàng hóa đặc thù chúng ta cần vượt qua rào cản pháp lý của nước họ.

Vượt rào cản tại quốc gia nhập khẩu[the_ad id=”380″]

Ví dụ, Nhật Bản trước nay được mệnh danh là một trong những Quốc gia nhập khẩu nông sản, hải sản khó tính nhất của Việt Nam. Đại diện pháp lý, họ đặt ra những rào cản phi thuế, rào cản kỹ thuật, phi kỹ thuật nhằm kiểm soát chặt chẽ chất lượng hàng hóa nhập khẩu vào nước, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đồng thời cũng bảo hộ cho chính doanh nghiệp trong nước họ.

Ở một số nước khác như Ấn Độ, Mỹ, các Quốc Gia Châu Âu, Trung Quốc cũng có những rào cản nhập khẩu của riêng quốc gia họ. Nhiệm vụ người làm xuất khẩu như chúng ta, cần nghiên cứu phân tích các điều kiện pháp lý nhập khẩu đối với sản phẩm của mình.

Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế mới, đứng trước xu thế Toàn cầu hóa, hầu hết các nước đều dựng lên những rào cản phi thuế nhất định, nhằm tự vệ bảo hộ nền kinh tế trong nước. Đây là điều đúng đắn, không sai. Tưởng tượng rằng Chủ nhật cuối tuần này, bạn được người thân thông báo sẽ có 1 nhóm 20 người đến dự tiệc sinh nhật con trai bạn tại nhà, bạn có nghĩ 1 trong 20 người này sẽ làm hư hại hoặc lấy đi mất thứ gì đó của bạn không?

Những quốc gia dựng lên các rào cản phi thuế với nhiều mục đích khác nhau, trong đó mục đích quan trọng nhất chính là bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và doanh nghiệp trong nước. Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam vượt qua những rào cản này một cách hoàn hảo, và họ trở thành  người giàu có từ thị trường nước ngoài.

Tìm kiếm đối tác

Có một số cách thức chính được áp dụng để tìm kiếm nhà nhập khẩu, thì ở đây Lương sẽ chia sẻ một số cách thường được các doanh nghiệp khai thác.

① Tìm kiếm từ diễn đàn xuất nhập khẩu

② Từ các website thương mại điện tử

③ Quảng bá hình ảnh trên trường quốc tế

④ Gia tăng mối quan hệ với cá nhân/tổ chức nước ngoài

⑤ Tham gia hội trợ/triển lãm sản phẩm và dịch vụ

Trong đó kênh khai thác đối tác xuất khẩu từ các website thương mại điện tử, là kênh khai thác quan trọng của các doanh nghiệp hiện nay. Nếu làm theo cách này, trong giai đoạn đầu bạn vừa có thể tiết kiệm chi phí, vừa thuận tiện nhanh  chóng, đơn giản.

>> Kinh doanh gì với 10 triệu số vốn ít

Một số website thương mại điện tử lớn bạn có thể quảng bá sản phẩm: Amazon (Thế giới), Amazon (Nhật Bản), Alibaba (Trung Quốc), Flipkart (Ấn Độ), Ebay, Bestbuy(Tây Ban Nha), Walmart (Mỹ).

Ngoài ra phương thức gia tăng mối quan hệ cá nhân/tổ chức nước ngoài cũng mang đến hiệu quả cao, trong việc tìm kiếm đối tác xuất khẩu. Đây không phải phương thức được áp dụng phổ biến, tuy nhiên trong thời đại internet, chúng ta hoàn toàn có lý do để kết giao bạn bè.

Okay, Lương vừa chia sẻ với bạn cơ bản về hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa. gặp lại bạn trong các chủ đề khác. Những câu hỏi hay vấn đề liên quan, bạn comment trong phần bình luận.

Trả lời