10 Người về nông thôn lập nghiệp, 9 thất bại, không phải không có năng lực hay thiếu nỗ lực, mà vì phạm phải 10 sai lầm này

Những năm gần đây ngày càng nhiều người trở về nông thôn khởi nghiệp kinh doanh. Vật lộn kiếm tiền ở thành phố cảm giác không thể mở mày mở mặt, những người trở về quê kinh doanh có người đã từng kinh doanh thất bại ở thành phố, có người là sinh viên đại học và có người là công nhân bình thường.

Họ đọc được những câu chuyện khởi nghiệp thành công ở nông thôn nên họ lần lượt kéo nhau về quê mà không hề biết rằng khởi nghiệp dù ở đâu vốn cũng vô cùng gian gian.

Khởi nghiệp đối với họ mà nói chỉ là nước chảy bèo trôi, gặp sao hay vậy dẫn tới tình trạng 10 người về quê khởi nghiệp thì có tới 9 người thất bại, lại đành phải quay lại nghề cũ, tốn công tốn của tốn thời gian mà không thu được lợi ích gì.

Dưới đây là 9 sai lầm mà những người khởi nghiệp thất bại ở nông thôn thường mắc phải. Mắc phải dù chỉ một trong những sai lầm dưới đây cũng sẽ khiến bạn thất bại vô số lần.

1, Không biết tính toán chi phí

Chi phí trang thiết bị phần cứng hầu như ai cũng có thể tính toán được, ví dụ như cần những trang thiết bị gì? Trang thiết bị cần bao nhiêu tiền?

Đây là những thứ mà rất nhiều người trước khi khởi nghiệp nghĩ rằng mình đã tính toán hết sức kỹ càng và rõ ràng ví dụ như cần những máy móc thiết bị gì? Bao nhiêu tiền là xong.

Rất nhiều người lại không hề chú ý tới những chi phí phát sinh khác, hay chính là chi phí phần mềm, ví dụ bảo dưỡng trang thiết bị máy móc cần bao nhiêu tiền? Nếu đưa vào sử dụng chính thức sẽ cần tới bao nhiêu bộ phụ kiện khác…

Giống như việc bạn mua một chiếc giường, bạn sẽ phải mua thêm rèm cửa, vỏ chăn, lõi chăn…Khi kinh doanh, chúng ta luôn cần phải tính toán tới những khoản chi tiêu nhỏ không bao giờ có giới hạn đó.

2, Không có kênh bán hàng

Nhiều người thấy người khác bán gì chạy liền cũng a dua bán nấy, mà lại không hề biết rằng người ta đã phải tích lũy mối quan hệ xã hội và mối quan hệ hợp tác trong bao lâu. Đó là những mối quan hệ khách hàng ổn định và vững chãi mà bạn không thể lung lay được.

Đừng nên thấy người ta bán chạy cái gì liền lao vào bán theo cái nấy. Trước khi muốn kinh doanh một thức gì đó ít nhất bạn cũng phải bảo đảm được kênh bán hàng, kênh phân phối thông suốt và sức cạnh tranh vững vàng.

Bởi có vô số người cùng suy nghĩ với bạn và cũng có vô số người làm giống như bạn và đã thất bại. Đừng tự cho mình cao siêu, hãy bỏ ngay thói hoang tưởng đó đi, phải phân tích mọi thứ kỹ lưỡng trước rồi mới bắt tay vào làm.

3, Người ta làm cái gì mình làm cái nấy

Thực ra, điều này chẳng khác gì sai lầm số 2, không có kênh bán hàng, nhưng nó cũng có một số sự khác biệt.

Kinh doanh theo kiểu đám đông, thấy người ta kinh doanh gì mình cũng kinh doanh nấy. Giống như con phố nhỏ ở quê tôi, chỉ đi bộ khoảng 15 phút là hết con phố mà có tới 17 quán cắt tóc gội đầu, 24 quán ăn uống, còn lại đều là cửa hàng thời trang, quần áo.

Tất cả mọi người đều nước chảy bèo trôi, tư duy đám đông thì liệu bạn còn có thể giành được bao nhiêu lượt khách hàng?

4, Cạnh tranh giá

Đây là hành động thiếu lý trí nhất. Nhất là cạnh tranh giá online nghiêm trọng khác thường. Trong thực tế có rất nhiều trường hợp, hạ giá không mục đích, không giới hạn mà không hề mang lại chút hiệu quả thực tế.

Khi bạn thua lỗ không còn gì trong tay, muốn tăng giá trở lại, khách hàng chắc chắn sẽ không tìm đến bạn nữa. Khách hàng rất thực tế, họ dứt khoát tới cửa hàng khác mặc cả giảm giá còn hơn là kỳ kèo với bạn.

5, Năm bắt sai tình hình thị trường

Tình hình thị trường sáng nắng chiều mưa, rất khó có thể nắm bắt được. Giá cả mỗi ngày một khác, hoàn toàn không thể dự tính trước được.

Bạn sẽ không thể biết trước rằng thị trường hôm nay hàng gì bán chạy, hàng gì không bán chạy, khó lòng nắm bắt không gian lợi nhuận. Nên nếu bạn nắm bắt sai thông tin thị trường bạn sẽ gặp phải nhiều khó khăn trắc trở.

>> Khởi nghiệp ở nông thôn vùng quê, 4 ý tưởng hay cho bạn kiếm tiền

6, Thiếu tính kiên nhẫn, cho rằng chỉ cần khởi nghiệp là có tiền

Đại đa số các ngành nghề khởi nghiệp ở nông thôn ví dụ nhưng trồng trọt, chăn nuôi hay kinh doanh nhỏ lẻ thường có tiết tấu tương đối chậm, muốn trông thấy hiệu quả cần phải mất thời gian lâu dài, ít nhất cũng phải một vài năm.

Nếu không kiên nhẫn học hỏi và chờ đợi, vừa khởi nghiệp đã mong giàu sang, bạn không thất bại thì ai thất bại?

7, Thiên tai

Các ngành trồng trọt chăn nuôi ở nông thôn thường bị ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố khách quan mà không phải muốn tránh là sẽ tránh được. Chỉ cần một cơn bão lớn, một trận ôn dịch đã có thể khiến bạn trắng tay.

8, Không biết gia công

Đại đa số những người kinh doanh khởi nghiệp đều nghĩ rằng, rau củ quả nhổ từ dưới đất lên cứ thế mang đi bán không có đầu óc kinh doanh, không có phương pháp đóng gói khiến sản phẩm thiếu mỹ quan, kém đặc sắc.

Bạn đừng nên trách móc nhà buôn ép giá, nông sản vốn là nguồn tài nguyên sơ cấp, có giá bán thấp, số lượng lại nhiều. Muốn kinh doanh nông sản có lãi cao, bạn cần phải khiến sản phẩm của mình trở nên đặc sắc hơn, tức là tiến hành gia công sản phẩm cả về chiều sâu lẫn chiều rộng.

9, Không biết cách vận hành vốn

Những người thông minh thực sự sẽ không bao giờ mang những đồng tiền khó khăn gian khổ mới kiếm được để đi khởi nghiệp.

Câu nói này không hoàn toàn đúng, nhưng đối với những người cả đời tích cóp, khó khăn lắm mới dành dụm được một món tiền mà nay mang ra để đánh cược với vận mệnh thì quả là ngốc nghếch.

Một khi thất bại, bạn sẽ mất tất cả chỉ trong nhát mắt. Mà tỷ lệ thất bại này lại tương đối cao, lên tới 90%, vậy mà vẫn rất nhiều người không có sự chuẩn bị tâm lý trước.

10, Không biết tính toán công nợ

Rất nhiều người nghĩ rằng mình kiếm được tiền, mình có lãi nhưng thực ra vẫn đang nợ nần chồng chất.

Bởi sau khi về quê khởi nghiệp, sẽ phát sinh nhiều khoản chi tiêu lớn hơn. Ở thành phố làm thuê lương 5, 7 triệu có khi còn tích cóp được vài ba triệu, nhưng về quê lại khác, đủ mọi chi phí lớn nhỏ, kiếm được 1 những lại tiêu 10.

Nếu chưa tính toán được những khoản công nợ này một cách kỹ lượng thì tôi khuyên bạn đừng vội nên khởi nghiệp.

Trả lời