Khởi nghiệp đã không còn quá xa lạ trong những năm gần đây. Làn sóng khởi nghiệp đang phát triển mạnh và lan rộng tinh thần lên lớp lớp thế hệ trẻ Việt Nam. Những người trẻ được thừa hưởng tinh thần ấy từ những người cha, người chú, người anh khởi nghiệp đi trước. Đã có rất nhiều người khởi nghiệp thành công ở Việt Nam. Họ đã tự làm giàu bằng chính năng lực của bản thân và có những đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế của nước nhà.
Họ là ai? Họ khởi nghiệp như thế nào? Hãy cùng Bytuong.com tìm hiểu về những con người khởi nghiệp thành công ở Việt Nam
1, Phạm Nhật Vượng
Nhắc đến những người khởi nghiệp thành công, không thể không nhắc đến tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Ông bắt đầu khởi nghiệp lần đầu tại đất nước Ucraina với việc kinh doanh một nhà hàng Việt và sản xuất mỳ ăn liền. Đế chế mỳ ăn liền của ông đã tạo được tiếng vang lớn tại Ucraina và khu vực các nước lân cận. Tuy nhiên, sau đó ông đã bán hết các cơ sở kinh doanh của mình và cùng vợ trở về Việt Nam.
Sau khi về Việt Nam, ông đã bắt đầu ý tưởng khởi nghiệp của mình bằng dự án khu du lịch nghỉ dưỡng – vui chơi Vinpearl land tại thành phố biển Nha Trang xinh đẹp. Nhận thấy được tiềm năng phát triển du lịch nơi đây, với hàng triệu lượt du khách trong và ngoài nước đổ về, ông đã bắt đầu sự nghiệp của mình với dự án về du lịch này.
Sau đó, ông bắt đầu đẩy mạnh việc phát triển kinh doanh của mình bằng nhiều dự án về trung tâm thương mại Vincom, bất động sản, khu du lịch nghĩ dưỡng,…. Từ Bắc chí Nam đâu đâu cũng có dấu chân thương hiệu Vingroup và Phạm Nhật Vượng.
Mới đây nhất, ông đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu Vinfast, chuyên sản xuất ô tô – xe máy điện mang thương hiệu Việt Nam. Có thể nhận thấy, dù đã rất thành công nhưng Phạm Nhật Vượng không bao giờ chấp nhận việc dừng chân tại chổ.
2, CEO Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo
Nguyễn Thị Phương Thảo là một trong số ít những người phụ nữ khởi nghiệp thành công tại Việt Nam. Bà đã giúp tất cả mọi người có cái nhìn khác đi về sự cố gắng và tài giỏi của người phụ nữ Việt Nam.
Bà bắt đầu khởi nghiệp bằng những công việc kinh doanh buôn bán đơn giản khi còn là du học sinh. Sau khi trở về Việt Nam, bà tập trung đầu tư và phát triển vào thị trường bất động sản và tài chính. Trong năm 2011, bà Nguyễn Thị Phương Thảo chính thức nắm quyền quản lý hãng hàng không tư nhân Vietjet. Với nhiều chính sách ưu đãi, bà đã giúp nhiều người có thể sử dụng dịch vụ với mức giá phù hợp nhất.
Sau nhiều nỗ lực phấn đấu, cố gắng Bà đã trở thành nữ tỷ phú đầu tiên của Việt Nam đứng ngang hàng với những ông lớn khác trên thương trường kinh tế.
>> 20 điều khiến bạn hiểu rõ sự khác biệt giữa đi làm thuê và khởi nghiệp
3, Tân Hoàng Minh, CEO Foody
Tân Hoàng Minh, một cựu sinh viên chuyên ngành Kỹ sư phần mềm và công nghệ thông tin tại Australia đã bắt đầu khởi nghiệp bằng việc xây dựng một phần mềm tìm kiếm, đánh giá các địa điểm ăn uống với tên gọi là Foody.vn
Là một người có được đào tạo chuyên sâu về phần mềm và công nghệ thông tin nhưng anh cảm thấy mình không phù hợp với chuyên ngành. Anh chỉ tận dụng những kiến thức cũng như kỹ năng của mình để đầu tư vào phát triển kinh doanh, mà theo anh đó mới là đam mê thực sự của anh lúc bấy giờ.
Foody.vn đã trở thành một trang web tìm kiếm, đánh giá các món ăn phổ biến và được nhiều người truy cập nhất Việt Nam. Tân Hoàng Minh đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, sự cố gắng để có thể thành công như ngày hôm nay. Nhờ những kinh nghiệm được đúc kết từ những thất bại của những người đi trước, anh dần tìm ra hướng đi cho chính mình và biết cách khiến ý tưởng khởi nghiệp của mình thành công.
4, Nguyễn Tuấn Anh, CEO Grab Việt Nam
Từng là Giám đốc sản phẩm của Yahoo! tại Đông Nam á, và người đứng sau một số dự án khởi nghiệp khác. Có lẽ đó là lý do không quá khó khăn để Nguyễn Tuấn Anh bắt đầu dự án khởi nghiệp Grap, phương tiện vận chuyển có kết nối công nghệ đầu tiên được phép sử dụng và đi vào hoạt động ở Việt Nam.
Đã từng trải qua rất nhiều khó khăn và thất bại trong quá khứ giúp anh rút ra những bài học kinh nghiệm cho mình. Lựa chọn ý tưởng khởi nghiệp phải xuất phát từ nhu cầu sử dụng của khách hàng chứ không phải vì sở thích, đam mê của người sáng tạo.
5, Ông chủ của thương hiệu cà phê Trung Nguyên: Đặng Lê Nguyên Vũ
Đặng Lê Nguyên Vũ có lẽ không còn là cái tên quá xa lạ với tất cả mọi người. Có lẽ hiện nay, sự thành công của ông không còn hào nhoáng như những người khác nhưng chúng ta vẫn luôn nhắc đến ông như một ví dụ điển hình cho việc khởi nghiệp thành công tại Việt Nam.
Đặng Lê Nguyên Vũ xuất phát là một sinh viên y nhưng lại có đam mê với kinh doanh. Nhìn thấy ở Tây Nguyên trồng rất nhiều cà phê nhưng bà con chỉ thu hoạch rồi đem bán, thu nhập cũng không cao. Nên ông bắt đầu dành thời gian nghiên cứu ý tưởng làm sao để chế biến từ cà phê ra một sản phẩm nào khác giúp nâng cao thu nhập cho bà con, đồng thời tạo ra được sản phẩm mới. Với kiến thức vốn có của một sinh viên y, ông bắt đầu với việc thu mua cà phê, rang xay, nấu theo công thức của riêng mình và đem bán thử. Và đúng như mong đợi của ông, thương hiệu cà phê Trung Nguyên đã gây dựng được tiếng vang lớn trên thị trường cà phê trong nước và thế giới.
Với mong muốn thế hệ trẻ có thể tiếp bước và tiếp thu tinh thần khởi nghiệp không ngại khó, ông đã tăng hơn 1 triệu đầu sách cho mọi người dân Việt Nam để khuyến khích mọi người có thể mạnh dạn thử sức với những ý tưởng khởi nghiệp mà họ đang nung nấu.
Khởi nghiệp không phải là dễ dàng với tất cả mọi người. Không phải chỉ có ý tưởng hay mới có thể khởi nghiệp thành công. Khởi nghiệp được đúc kết rất nhiều từ những kinh nghiệm, khả năng nắm bắt cơ hội và phát triển ý tưởng của mình để thỏa mãn nhu cầu khách hàng.