Nếu bạn đã khởi nghiệp, bạn sẽ thấy những sai lầm làm thất bại trong kinh doanh này quá quen thuộc. Nhưng với những người mới, khi họ chưa có kinh nghiệm kinh doanh, họ rất dễ phạm phải 7 cạm bẫy này.
Có một số bạn gửi email hỏi mình kinh nghiệm khởi nghiệp kinh doanh như thế nào, hôm nay mình sẽ viết và chia sẻ tiếp về nội dung những thất bại trong kinh doanh cho mọi người. Chúng ta sẽ bắt đầu.
1, Thiếu sự chuẩn bị khi khởi nghiệp
Nếu không có sự chuẩn bị và luyện tập trước đó thì sẽ không có ai thành công trong cuộc chạy ma-ra-tông. Khởi nghiệp cũng vậy, trước khi chúng ta bắt đầu, bạn cần khởi động làm nóng cơ thể, mục đích giúp cơ thể thích ứng tốt hơn với môi trường hoạt động, người luyện tập phải chú ý tới khẩu phần ăn, kế hoạch luyện tập , tất cả những yếu tố đố được quyết định bởi tính hiệu quả của thời gian.
Bạn phải sắp xếp các vấn đề về cuộc sống thật ổn, đó là gia đình, con cái, chuyện tiền nong chi tiêu sinh hoạt, tiền học phí cho con, tiền xe cộ, … Bởi vì một khi đã bắt tay khởi nghiệp, bạn sẽ không có quá nhiều thời gian để đắn đo từng việc như thế.
Sau khi khởi nghiệp nếu như người thân, bạn bè của bạn không ủng hộ, hoặc phát sinh sự cố trong gia đình mà bạn không ứng phó kịp thời , vậy thì chẳng phải đó là điều bất lợi hay sao ? Bạn sẽ bị phân tâm, không thể nào tập trung vào năng lực khởi nghiệp. Nhưng nếu như bạn sắp xếp ổn thỏa mọi chuyện từ gia đình, con cái, vợ( chồng), cha mẹ…, vậy thì dù kinh doanh gì bạn sẽ không vấp phải sai lầm này nữa. Nếu bạn muốn thất bại, bạn hãy cứ để sự thiếu chuẩn bị làm ảnh hưởng đi.
2, Tuyển người làm việc không đúng chuyên ngành đã học
Mỗi người sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng thậm chí là trung cấp đều sẽ có 1 chuyên môn nhất định, phần lớn mọi người sau khi học xong đều muốn tìm 1 công việc phù hợp với kiến thức đã học để làm việc, thế nhưng không hiểu vì lý do gì một số nhà tuyển dụng đánh giá cao 1 năm kinh nghiệm và tiến hành tuyển vào những người không đúng chuyên ngành.
Sự trái ngược như vậy vô tình làm hạn chế khả năng của mỗi người, người giỏi kế toán, bạn lại cho đi làm kinh doanh, người giỏi thủ tục hành chính bạn lại cho họ làm pháp chế trong công ty… Tất cả sự mẫu thuẫn và trái ngành nghề như thế này khiến công ty của bạn trở thành 1 cái lò luyện tay nghề cho chính những nhân viên chứ không hề giúp công ty tồn tại 1 cách lâu dài.
Nhất là 1 công ty mới, bạn không có nhiều tiền cho nên bạn tham nhân lực giá rẻ từ những người không đúng chuyên ngành, đơn giản là vì nhân công đó phải nhún nhường thì mới được nhận vào làm việc, thế có nghĩa là công ty đang tự hại chính mình.
3, Không tính toán rủi ro
Vài người làm kinh doanh rất lạ lùng, mình đến phì cười vì họ, không hề hiểu biết gì về kinh doanh nhưng lại cứ bỏ hàng trăm triệu đồng, tỷ đồng vào dự án làm ăn nào đó, lúc mất tiền mới tá hỏa tại sao mình lại “ngu” đến vậy.
Kinh doanh một sản phẩm/dịch vụ nào đó đều có quy luật của từng ngành nghề đó, người kinh doanh ngoài việc tính toán lợi nhuận khi chiến thắng phải tính đến rủi ro khi khởi nghiệp không thành đầu tiên. Chỉ khi bạn xác định được rủi ro bạn mới có thể đi bước cờ tiếp, nếu không thì đừng làm.
Lấy ví dụ đơn giản như vậy, bạn kinh doanh nội thất tại Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, rủi ro thị trường tại đây là đang có nhiều người đầu tư nội thất vào khu vực này, vì nó là 1 khu vực mới phát triển, nhiều dự án đang được đầu tư, rủi ro về chính trị, thị trường chưa hình thành quy luật chung để kiểm soát, thói quen tiêu dùng chưa đều đặn…
4, Bỏ qua số liệu quan trọng
Người mới đầu tư kinh doanh rất ít khi thống kê tường tận các số liệu như chỉ số giá tiêu dùng , mức thu nhập của người dân, số liệu thể hiện xu hướng kinh doanh và tiêu dùng, giá cả của đối thủ cạnh tranh và giá cả hàng hóa do nhà nước quy định, thậm chí là số liệu của quý 1, kỳ 1 , quý 2, kỳ 2… trong công ty bạn cũng không được lưu lại rõ ràng.
Sự thực đó vô tình khiến bạn chẳng thể nào biết được chúng ta đang đứng ở vị trí nào trong thị trường kinh doanh, chúng ta phải làm gì bước tiếp theo để tối ưu phát triển lâu dài hơn.
Đây cũng là lý do mà người kinh doanh lão nghề khoảng 10 năm lúc nào cũng phải lưu lại các số liệu để đánh giá khách hàng và thị trường. Các số liệu còn giúp bạn báo cáo với cơ quan nhà nước ( tất nhiên đây không phải việc quan trọng nhiều ) nhưng các số liệu sẽ giúp bạn hoàn thiện kế hoạch kinh doanh nhiều hơn.
Bỏ qua số liệu thống kê, đó là 1 người làm kinh doanh không có tầm nhìn, nếu tiếp tục như vậy, họ sẽ không thể làm nên nghiệp lớn.
5, Mở rộng thị trường quá nhanh
Kẻ làm kinh doanh lúc nào cũng muốn tăng thị trường để có nhiều lợi nhuận hơn , nhưng tăng quá nhanh sẽ khiến người đầu tư đó thất bại, giống như 1 cậu bé 10 tuổi nhưng nặng tới 50kg, vậy khi nó di chuyển rất mệt mỏi .
Kinh doanh cũng vậy, bạn là người có trí sáng tạo đi trước, bạn luôn muốn “ công phá” thị trường này, thị trường kia, nhưng cái “vỏ ốc” là công ty của bạn thực sự không thể di chuyển nhanh như vậy, đồng thời khi bỏ tiền vào các dự án nhanh đó, có thể sẽ làm mất tính hiệu quả vì không đủ nguồn lực, không đủ kinh nghiệm, không đủ người, không đủ khả năng làm việc nhiều… Thử nói xem ? Nếu rơi vào trường hợp này thì ông chủ của công ty đó có thất bại ?
6, Không thả quyền lực , không ôm quyền lực
Người kinh doanh phải biết lúc nào nên buông thả quyền lực cho cấp dưới tự ý quyết định, cũng phải biết lúc nào nên giữ quyền lực không để cấp dưới tự ý.
Người quản trị thường có quyền lực trong tay, họ phải phân tán quyền lực theo từng chiến lực kinh doanh, chiến lược marketing trong công ty, nếu không phân chia quyền lực , tính hiệu quả sẽ không đạt được cao, ví dụ như dự án kinh doanh sơn tại 20 tỉnh thành của Việt Nam, bạn cần phân quyền đến các quản lý khu vực của mỗi tỉnh, mỗi quận, huyện…
Nhưng quyền lực phải tập trung từ trên xuống dưới và ngược lại. Người đầu tiên là bạn, bạn có quyền kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh , bạn có quyền cách chức ai, đuổi việc ai để làm gương trong 1 tập thể.
Quyền lực không tập trung sẽ khiến 1 nhóm người trong công ty lộng hành, gian lận tài chính của bạn, điều này thực sự nguy hiểm vì rất khó để kiểm soát.
7, Cho rằng bản thân có thể giải quyết tất cả mọi việc
Nếu đúng như vậy thì các tập đoàn đa quốc gia của nước ngoài như Sony, Samsung, Toshiba, Apple … cần sự chuyên môn hóa làm cái gì ? Là bởi vì vị giám đốc nếu giải quyết quá nhiều vấn đề nhỏ sẽ không có thời gian tập trung ra quyết định, mà chức năng , nhiệm vụ của 1 người lãnh đạo trong công ty là phải ra quyết định có lợi trong dài hạn.
Được rồi, nội dung những sai lầm khiến thất bại trong kinh doanh như vậy thôi, hẹn gặp mọi người trong những kinh nghiệm kinh doanh khác. Các câu hỏi kinh doanh để lại trong phần bình luận hoặc gửi email về : haihoasong@gmail.com
Nếu Thực tế và lý tưởng đồng hành và kết hợp với nhau thì sẽ có thể giúp bản thân đạt được những mục tiêu hiệu quả.
Chào Le Long
Lý tưởng là những giá trị thông thường ít ai có thể đạt tới, nên xác định mua tiêu trong khoảng thời gian rõ ràng và đạt được mục tiêu này, sẽ tốt hơn nếu chúng ta tạm quên trạng thái lý tưởng để nỗ lực thực hiện mục tiêu tới cùng. Trên hành trình thực hiện mục tiêu, cũng là khi chúng ra rèn luyện bản thân trở nên thực tế hơn.
Trân trọng-“làm kinh doanh”.