Đã đi làm công ty 20 năm, xin hỏi có nên tiếp tục làm thuê hay sẽ định hướng khởi nghiệp cho riêng mình. Trong chủ đề này, Lương sẽ chia sẻ với bạn vấn đề khởi nghiệp liên quan tuổi tác, lựa chọn nào mới đúng đắn.
Đặt vấn đề
“25 tuổi tôi bước vào công ty với cương vị một nhân viên như bao người, chưa đến 27 tuổi tôi đã là trưởng phòng quản lý nhân sự trong 1 công ty có vốn Việt Nam-Thái Lan”. Đó là câu nói của một người đàn ông trung niên 45 tuổi, xuất phát từ vị trí nhân viên cấp thấp, đây là bước nhảy thành công đầu tiên trong sự nghiệp, anh ta rất hào hứng và tự tin vào chính mình.
Những bước nhảy sau đó trong công ty, đưa anh ta lên tới vị trí giám đốc nhân sự, tiền lương và thu nhập đã vượt gấp nhiều lần so với mức thu nhập của những ngày đầu mới bước chân vào công ty này, nhưng anh ta không cho rằng đó là một sự trả công xứng đáng.
“Đã làm tới hai mươi năm ở công ty, tôi quen biết không ít người từ bình dân đến những người trong tầng lớp thượng lưu, có người khuyên tôi tách riêng làm quản lý nhân sự tự do, có người gợi ý tôi nên khởi nghiệp cho chính mình, có người đóng góp ý kiến và không ngừng truyền động lực cho tôi, nhưng tôi cũng có những suy xét của chính mình.”- người đàn ông nói với phóng viên.
Đã ở cái tuổi cuối trung niên, 45 năm sống trong cuộc đời, người đàn ông ý thức được rằng, nếu khởi nghiệp thất bại ông ta sẽ phải trả cái giá đắt, còn nếu tiếp tục sự nghiệp làm giám đốc quản lý nhân sự cho người khác, thì cũng không thể tiến xa hơn, lẽ nào phải gắn bó với “sự nghiệp làm thuê” trong mười mấy năm nữa trước khi nghỉ hưu ?
Rút cuộc, phải đưa ra lựa chọn nào, phải làm như thế nào mới đúng nhất?
Quan điểm của một số bạn cho rằng, giai đoạn khởi nghiệp đẹp nhất là từ 27-38 tuổi, trong giai đoạn này kinh nghiệm và kỹ năng đã tích lũy đủ lớn, đủ chín chắn và sự kiên nhẫn để ra quyết định chính xác.
Một nhóm khác, lại cho rằng người đàn ông nên nghỉ việc để thực hiện mục tiêu khởi nghiệp, cho dù đã 45 tuổi vẫn có thể khởi nghiệp. Lập luận của nhóm người này cho rằng, khi người đàn ông 45 tuổi, nhưng giả đặt giả sử nếu công ty phá sản, vậy thì anh ta sẽ tiếp tục đi tìm việc làm thuê hay sao ? Những kinh nghiệm và kỹ năng của người đàn ông này đã vượt quá tiêu chuẩn công việc, nên nhường lại những công việc đó cho người trẻ tuổi, nếu không thì những kỹ năng và kinh nghiệm đó sẽ lãng phí một cách đơn độc.
Một số người lớn tuổi lưỡng lự không đưa ra quyết định, trong đó phân nửa muốn bảo vệ sự an toàn, nửa còn lại muốn bứt phá vượt ra khỏi quỹ đạo trong suốt 20 năm qua.
Quyết định vì sự phù hợp với chính mình
Bất luận bạn là người thành phố, người sống tại nông thôn, tại Việt Nam hay Nhật Bản, Singapore, Mỹ… những quyết định bạn đưa ra đều cần đạt đến mục đích, và quyết định này bắt buộc phải phù hợp với hiện thực của bạn. Không thể nhìn thấy lĩnh vực nào kiếm nhiều tiền mà tham gia đầu tư vội vàng, cũng không hùa theo cách người khác làm. Khởi nghiệp cần cần 1 giai đoạn nghiên cứu sâu trước khi bắt tay thực hiện, cho dù điều kiện của bạn giàu có hay nghèo khó.
Một số lời khuyên khởi nghiệp cho người trung niên
① Chọn lựa lĩnh vực khởi nghiệp bản thân mình am hiểu rõ ràng, thuần thục. Dựa trên những kỹ năng, nghiệp vụ thành thạo để phát triển nguồn lực hiệu quả.
② Giai đoạn trung niên là giai đoạn gia đình đã có con, cháu, quyết định khởi nghiệp sẽ tác động tới gia đình, vì vậy bắt buộc cần bảo đảm ổn định tài chính với gia đình. Trước khi quyết định khởi nghiệp, cần thương lượng với người trong nhà, nhận được sự ủng hộ/đồng tình từ người thân.
>> Câu chuyện kinh doanh trị giá 300 triệu
③ Người trung niên gặp nhiều khó khăn trong học tập, đổi mới nhanh chóng, dễ chịu sự áp lực từ nhiều khía cạnh trong cuộc sống. Vì vậy, không chọn ngành nghề khởi nghiệp yêu cầu kỹ năng mà bản thân không rõ ràng, hoặc liên tục thay đổi và sáng tạo.
④ Quan hệ và giao tiếp với nhiều người khởi nghiệp và người đã khởi nghiệp thành công, họ hỏi thêm kỹ năng giá trị.
⑤ Học cách giải quyết áp lực, phân bổ thời gian hợp lý.
Khởi nghiệp không nằm ở vấn đề tuổi tác, phần lớn mọi người đều có thể khởi nghiệp. Chỉ cần bạn giữ vững tinh thần khởi nghiệp, đưa ra quyết định khởi nghiệp giải quyết được vấn đề của chính mình, đồng thời phải bảo đảm sự phù hợp.