Lúc đầu khởi nghiệp thì có những rủi ro nào

Trong thời gian mới khởi nghiệp kinh doanh thì có rất nhiều vấn đề phải toan tính. Mục đích là để doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn lúc mới đầu, sau này khi doanh nghiệp mạnh hơn thì bạn vẫn có thể đủ khả năng để đối phó với nguy hại trong kinh doanh.

Vậy thì trong kinh doanh chúng ta sẽ phải đối phó với các vấn đề nguy hiểm như thế nào. Những nguy hại như vậy đối với 1 công ty thì người ta gọi là rủi ro. Nhiệm vụ của chúng ta là phải tìm cách tiêu diệt, đối phó, né tránh các rủi ro đó.

Hôm nay Adam Lương sẽ phân tích cho mọi người những rủi ro mang tính khách quan, đây chỉ là 1 khía cạnh trong hệ thống các rủi ro mà thôi, còn 1 góc cạnh nữa là rủi ro chủ quan nhưng mình sẽ phân tích cho mọi người trong các bài viết khác.

Những rủi ro khách quan mà bạn được tìm hiểu ngày hôm nay là những rủi ro được đánh giá là quan trọng mà bạn không thể không đề phòng với nó. Vậy thì nó là gì, chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu nó.

1, Rủi ro thị trường

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây nguy hiểm cho hoạt động kinh doanh của công ty, nếu đối thủ kinh doanh trên thị trường càng nhiều vậy sẽ tạo ra một sức nén rất lớn cho môi trường chung, thị trường lúc này sẽ xảy ra rất nhiều phép thử để tìm được vị trí yên vị vốn có của nó, mà khi thị trường thay đổi liên tục thì kế hoạch kinh doanh của bạn có thể bị lỗi thời và tụt hậu, cuối cùng là không thể cạnh tranh.

Trên cùng một thị trường tồn tại càng nhiều hơn các đối thủ kinh doanh giống bạn, đối với những đối thủ đã có sẵn thì bạn có thể tìm hiểu hành động của họ thông qua các chiến lược thực hiện trên thị trường nhưng cũng chỉ là phòng đoán, đó là 1 rủi ro nữa.

Chưa kể đến sự xuất hiện tiềm năng của các doanh nghiệp mạnh khác. Mà bạn thì không thể hoặc rất khó biết được rằng những công ty này sẽ gây hại cho chúng ta như thế nào.

>> Những người khởi nghiệp có hiệu quả nhất

2, Rủi ro về chính sách

Các chính sách pháp luật quản lý kinh tế nhằm giúp thị trường phát triển minh bạch, tốt hơn trong hiện tại và tương lai. Tuy nhiên nếu bạn không nắm bắt kịp thời các chính sách kinh tế mà gặp rủi ro thì đó là do bạn.

Càng là doanh nghiệp to thì rủi ro càng lớn, bởi vì những tập đoàn hay tổng công ty to thường có ảnh hưởng nhất định với thị trường chung, chính vì vậy mà các công ty lớn phải quan tâm đến sự thay đổi của thông tư, luật, nghị định…

3, Rủi ro vì mở rộng kinh doanh

Nếu chỉ kinh doanh, buôn bán 1 thứ sản phẩm/dịch vụ thì việc quản lý nó rất dễ dàng. Nhưng ngay từ đầu bạn định kinh doanh nhiều hàng hóa khác nhau thì bạn sẽ vấp phải từng rủi ro của mỗi sản phẩm/dịch vụ như: đối thủ kinh doanh, chính sách cụ thể cho từng sản phẩm, rủi ro bất khả kháng…

4, Rủi ro bất khả kháng

Nếu bạn dựa trên các số liệu thống kê về ngành bất động sản và đưa ra 1 quyết định sẽ đầu tư mua 4 tòa nhà biệt thự  liền kề tại một quận/huyện thuộc 1 tỉnh( thành phố) bất kỳ. Bạn chắc chắn rằng khả năng được lãi cao đến 70%. Nhưng đột nhiên vài ngày sau khi bạn đã mua đất, bạn nhận được tin khu đất biệt thự đó bị cháy vì nguyên nhân khách quan, như vậy là bạn mất trắng 4 căn biệt thự, đây là loại rủi ro bất khả kháng.

Trong kinh doanh, loại rủi ro bất khả kháng là loại khó đối phó nhất, chúng ta chỉ có cách là chuẩn bị 1 phương án khác khi rủi ro bất khả kháng xảy ra.

Bạn sợ nhất thứ rủi ro nào thuộc 1 trong bốn rủi ro này. Liệu bạn đã có cách để phòng ngừa nó chưa, mời bạn để lại lời nhắn trong phần bình luận.

Trả lời