Trong bài viết này sẽ chia sẻ với bạn những kỹ năng bán hàng hiệu quả chuyên nghiệp, trong đó có cả những kỹ năng tư vấn bán hàng trực tiếp và bán hàng online. Không dám nói là bí quyết nhưng Lương cho rằng một nhân viên kinh doanh bán hàng nếu nắm chắc 12 kỹ năng này, gần như sẽ hiểu được hầu hết các vấn đề thuộc về nghệ thuật giao tiếp và lấy lòng khách hàng.
Chúng ta nói thẳng vào vấn đề, anh(chị) đang muốn tìm 1 cái gì đó mà gọi là tuyệt chiêu hay còn gọi là bí quyết bán hàng, Lương không dám gọi là bí quyết bởi vì trong bán hàng không có bí quyết mà chỉ có những kỹ năng anh(chị) chưa biết đến, và khi chúng ta tìm hiểu được thì bạn gọi đó là bí quyết.
Bài viết này Lương sẽ nói gần như đầy đủ các vấn đề liên quan đến giao tiếp khách hàng, và Lương kỳ vọng phần nội dung này cung cấp cho bạn đủ một lượng kiến thức và kỹ năng bán hàng. Nếu anh(chị) nào đã từng thực hiện 1 trong 12 kỹ năng này, vậy thì anh(chị) có thể chia sẻ trường hợp mà anh(chị) đã từng trải qua để các bạn độc giả khác cũng có thể học hỏi và áp dụng, những nội dung chia sẻ các anh(chị) comment cho Lương trong phần bình luận ở cuối bài viết. Bây giờ thì chúng ta sẽ đi vào từng kỹ năng chi tiết hơn.
1, Mọi sự đồng thuận mua bán = Yêu
Tất cả những giao dịch mua bán lớn nhỏ đều bằng chữ “yêu”
a, Rất khó để tưởng tượng ra một việc nào đó,
nhưng nếu bạn cảm thấy bản thân không thích hoặc không hứng thú với sản phẩm của mình, thử hỏi bạn có thể làm tốt công tác bán hàng hay không ? Mỗi sản phẩm của tất cả các doanh nghiệp trên thế giới luôn có những khuyết điểm và không có sản phẩm nào là tốt hoặc hoàn hảo ở tất cả các khía cạnh.
Sau khi bạn hiểu rõ về khuyết điểm của sản phẩm, bạn cần phải yêu sản phẩm của mình như bạn yêu đôi mắt của mình. Chỉ khi bạn dành 1 tình yêu thật lòng cho sản phẩm, bạn mới có thể nói ra những ngôn từ mà khách hàng nghe xong lập tức bị thuyết phục.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu người bán đặt tâm huyết và tình yêu lớn lao đối với sẩn phẩm, khách hàng có thể cảm nhận được tình yêu đó của bạn và lúc này bạn đã nhấn mạnh thêm lòng tin với khách hàng. Tình yêu của người bán với sản phẩm/dịch vụ của mình có ảnh hưởng tích cực trong việc thúc đẩy giao dịch thành công.
> 20 Cách tiếp cận khách hàng hiệu quả
b, Coi khách hàng là tình yêu đầu của anh(chị)
Nếu anh(chị) xem khách hàng là bạn bè thân nhất của mình, anh(chị) sẽ biết cách làm thế nào để quan tâm khách hàng, làm sao để phục vụ khách hàng của mình tốt hơn. Tất cả mọi hành vi của bạn với khách hàng có thể biến thể từ chủ quan thành khách hàng, bạn sẽ luôn chủ động và khiến cho khách hàng nhận ra bạn thật lòng hơn khi quan tâm họ, bởi vì khách hàng là tình yêu đầu của anh(chị).
c, Hẹn hò với khách hàng,
Làm cho tất cả cuộc giao dịch với khách hàng trở thành buổi hẹn hò với người yêu. Nếu bạn càng thể hiện tình cảm của mình với khách hàng giống thật, bạn sẽ càng nâng cao đẳng cấp của một nhân viên kinh doanh bán hàng. Và lúc này bạn nắm được kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp thứ nhất.
2, Điểm mấu chốt để giao dịch mua bán thành công = Hiểu người + lợi nhuận linh hoạt
Phương pháp làm việc tương tự kỹ thuật câu cá + làm mồi câu. Tôi cho rằng 2 điểm mấu chốt cấu thành 1 giao dịch thành công chính bằng : Hiểu người + lợi ích linh hoạt. Tất cả mọi phương pháp làm việc đều xoay quanh 2 vấn đề trên ( đối phương, và lợi ích trao cho đối phương). Có thể giải thích 2 điểm mấu chốt này như sau:
a, Hiểu người &kỹ thuật câu cá
Những cao thủ câu cá biết hồ nước nào là nơi cắm cọc lâu dài để thả cần, những cao thủ câu cá biết thời gian nào thả cần sẽ thu về càng nhiều cá, họ hiểu rằng cần đánh động ra sao để cá cắn câu. Cao thủ chính cao thủ khi ra tay thì thu về những lợi ích càng nhiều hơn cả. Kỹ thuật câu cá càng giỏi cho thấy cao thủ càng hiều rõ đối phương, với cao thủ luôn là lấy ít đánh nhiều, lấy sức nhàn mà tiêu diệt kẻ mạnh.
b, Lợi ích linh hoạt &Mồi câu
Để càng nhiều cá đến cắn câu, cao thủ cần biết làm mồi, mồi càng ngon càng thơm càng nhiều cá cắn câu, lợi ích của anh(chị) càng nhiều. Mồi thơm mồi ngon ở đây là loại mồi có thể thu hút nhiều loại cá, ý muốn nói người bán cần tạo ra thứ lợi ích thu hút nhiều loại khách hàng, lợi ích càng linh hoạt khách hàng cũng tăng theo.
Muốn làm 2 điểm mấu chốt này, chúng ta sẽ làm thêm 1 bước nhỏ trong kỹ năng tư vấn bán hàng này là liên tục tìm kiếm điểm yếu của khách hàng, tìm được càng nhiều điểm yếu thì tỷ lệ giao dịch mua bán thành công càng tăng.
Điểm yếu của khách hàng phân thành 2 loại khác nhau: Điểm yếu trong tinh thần, và điểm yếu vật chất. Ví dụ, khách hàng muốn mua mất ong, họ thừa hiểu rằng mật ong có giá trị dinh dưỡng cao, rõ ràng chúng ta không phải giải thích, trình bày quá nhiều với khách hàng về điểm này. Vậy thì đối với những khách hàng đã từng mua mật ong, điểm yếu của họ là gì ? Tôi cho rằng, sự tin tưởng và độ an toàn sản phẩm chính là yếu tố mà khách hàng quan tâm, họ sợ sẽ mua tin mật ong giả, mật ong không nguyên chất, thậm chí là mật ong tự chế, đây chính là điểm yếu điểm yếu phổ biến nhất của những khách hàng mua mật ong.
Đây là điểm nhấn quan trọng trong kỹ năng bán hàng online trực tuyến bởi vì thời gian tiếp xúc với khách hàng trên môi trường online đôi lúc rất ngắn ngủi và bạn thậm chí chỉ có thể trò chuyện 3-4 câu với khách cho đến khi họ tắt tab trình duyệt chuyển qua webiste khác.
Đối với việc khai thác điểm yếu của một nhóm khách hàng, vấn đề quan trọng nhất đó chính là tạo ấn tượng để họ tập trung chú ý vào chúng ta, sau đó là thuyết phục họ bằng một thứ tình cảm xuất phát từ tận sâu trong trái tim, càng xúc động bao nhiêu thì ấn tượng để lại trong lòng họ càng lớn. Bởi thế mà khi bạn xem website của 1 thương hiệu mật ong có tiếng, họ dành tới 80% nội dung để nói về cách nuôi mật ong, lấy mật, và chỉ 20% nội dung bài giới thiệu nói về dinh dưỡng mật ong;
Hay như Video quảng cáo nước mắm Nam Ngư, hoặc là quảng cáo nước mắm Nam Ngư bạn sẽ nhận ra, người làm quảng cáo phần lớn tập trung khai thác nguyên liệu chế xuất, công nghệ, nguồn hàng nguyên liệu, và họ chỉ nói rất ít đến việc giới thiệu sản phẩm, bởi vì bản thân người tiêu dùng đã ý thức được phần nào dinh dưỡng có trong nước mắm Nam Ngư.
(Video quảng cáo nước mắm Nam Ngư tập trung khai thác công nghệ, nguồn sản xuất, nguyên liệu…)
3, Quan điểm ngầm hiểu trong bán hàng: Hoặc là mơ hồ, hoặc là phải thật rõ ràng
Một trong những kỹ năng bán hàng cơ bản khi giao tiếp với khách hàng đó chính là: mơ hồ trong những thứ mà khách hàng đã rõ ràng, và rõ ràng trong những thứ khách hàng còn mơ hồ.
Khi mới bắt đầu nói chuyện với khách hàng cần giả khờ, giả ngốc. Bán hàng cũng như thể hiện tình yêu, 2 bên lần đầu gặp nhau có thể đi xem phim hoặc dùng bữa tối, đây chính là quan điểm mơ hồ trong bán hàng, bạn gái chắc chắn đã hiểu mục đích của chúng ta, nhưng bạn hãy cứ từ tốn, cuối cùng thì 2 người cũng sẽ đến với nhau mà thôi, nước chảy mãi cũng thành sông, rừng đi mãi cũng thành đường.
Trái lại nếu vừa gặp mặt đã thể hiện trắng ra ý đồ của bạn, khi đối phương không hiểu về con người bạn, không hiểu tính cách, không hiểu năng lực, chắc hẳn đối phương đã sợ phát khiếp và chạy mất hồn mất vía. Đây chính là quan điểm rõ ràng trong kỹ năng bán hàng trực tiếp, khách hàng lại bắt đầu giả vờ khờ, giở ngốc.
3 bước của quy trình bán hàng trong 12 kỹ năng thuyết phục khách hàng:
– Tìm được nhóm ( tập) khách hàng mục tiêu, tạo lập cách thức liên hệ với khách hàng
– Tạo sự tin tưởng và xây dựng mối quan hệ ( giạn đoạn quan trọng, tiến hành chậm)
– Tạo dựng quan hệ hợp tác làm ăn.
a, Đề nghị thứ nhất:
Trình tự các bước bán hàng này không thể bị đảo lộn, nếu khách hàng không tin con người nhân viên bán, làm sao có thể tin sản phẩm mà anh ta bán ? Khách hàng có thể sẽ hứng thú với hàng hóa của anh(chị) không ? Đây gọi là : Nhân phẩm = Sản phẩm.
b, Đề nghị thứ 2:
Cáo gọi là kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp, không phải là bán hàng cho người nhà của mình, làm như vậy không thể lâu dài, kỹ năng bán hàng nên được khai thác với người không quen biết, bởi vì số lượng người bạn không quen quá nhiều.
c, Đề nghị thứ 3:
Khách hàng từ chối mua hàng của bạn đó chính là 1 lời mời “hãy bán hàng cho tôi”, khi bạn bị từ chối, khách hàng cũng sẽ từ chối mua của người khác, và cơ hội của bạn lại đến.
4, Bán sản phẩm = Bán 1 câu chuyện
Giá trị của 1 câu chuyện nhiều hơn 1 sản phẩm, nếu dựa vào việc bán 1 câu chuyện rất có thể bạn sẽ bán được sản phẩm với giá cao hơn so với giá thị trường. Bởi vì mọi người luôn bị thu hút bởi những câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn và kịch tính. Chúng ta nên đóng bao bì cho sản phẩm của mình bằng 1 câu chuyện, thu hút khách hàng tới nghe câu chuyện mà bạn sẽ là nhân vật chính, và đây là nghệ thuật thuyết phục khách hàng đỉnh cao của những tập đoàn đa quốc gia như Microsoft, Apple, Facebook…
Ánh hào quang ZIPPO không thể tách rời cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2, và cũng dựa vào cuộc chiến tranh này mà ZIPPO được cả thế giới biết đến và đón nhận ( ZIPPO là hãng bật lửa cao cấp trên thế giới).
Trong thời gian thế chiến thứ 2, trong màn đêm những binh sĩ cảm thấy luôn cô đơn, bật lửa ZIPPO tựa như một nguồn sáng thắp lên trong lòng mỗi binh sĩ, họ dùng ZIPPO đánh lửa chơi, dùng ZIPPO để thắp sáng viết những bức thư cho gia đình, dùng ZIPPO để châm những điếu thuốc, ZIPPO như một người bạn tâm giao với các chiến sĩ thế giới, bất cứ thời gian nào rảnh họ đều có thể cầm trên tay ZIPPO làm vơi đi tâm tư về 1 cuộc chiến đang và sắp xảy ra.
Trong nhiều trường hợp bật lửa ZIPPO còn được sử dụng để cứu tính mạng chiến sĩ, một chiến sĩ trong quân đoàn của Mỹ không may đã bị trúng đạn vào phần ngực, nhưng may mắn không chết bởi vì viên đạn đã được cản lại bởi chiếc bật lửa ZIPPO bỏ trong chiếc túi áo của chiến sĩ; nhờ vào việc dùng bật lửa Zippo , một chiến sĩ khác tại núi San Francisco cũng đã được đoàn cứu viện cứu bằng cách anh đã đốt lửa để đội có thể tới cứu mình.
Những câu chuyện của ZIPPO không thể hết trong ngày một ngày hai, nó đã lưu lại những ký ức sâu đậm trong tâm trí mọi người. Chiến tranh đã kết thúc, nhưng bật lửa ZIPPO đã trở thành 1 thương hiệu lớn mạnh, trên thế giới không có loại bật lửa thứ 2 nào có thể làm được như ZIPPO đã làm.
Bằng cách sử dụng những câu chuyện tinh tế, có thật, không viễn tưởng, bật lửa Zippo giường như đã là một anh hùng, khiến cho nó càng trở nên khác biệt so với những hãng bật lửa phổ thông, trở thành 1 biểu tượng tinh thần mạnh mẽ của đàn ông trên thế giới. Nghệ thuật bán hàng bậc cao của Zippo đã thể hiện rõ ràng về 1 đế chế bật lửa duy nhất biết kể chuyện hay và tinh tế.
Đối với những thương hiệu mà không thể kể 1 câu chuyện cho sản phẩm, khi bán ra sản phẩm đó chắc chắn gặp rất nhiều khó khăn. Về cách kể 1 câu chuyện thường tuân theo mô thức 3 tư duy lớn ( Đặt vấn đề, phân tích mục tiêu, Kết luận), hãy cứ tuân theo quy tắc kể chuyện này bạn sẽ ổn.
Để tìm một câu chuyện 1 kể về thương hiệu, sản phẩm của mình, bạn không nên phức tạp hóa vấn đề.
Một câu chuyện thú vị thường xuất phát từ những điều giản dị đến những điều phi thường, hãy bắt đầu xây dựng câu chuyện ngay từ những điều giản dị nhất. Câu chuyện đó có thể là sự thành công của bạn, có thể đến từ chiếc điện thoại cục gạch của cậu nhân viên, có thể đến từ câu chuyện thói quen xấu của các nhân viên trong công ty, hoặc là đến từ chất liệu sản phẩm, công nghệ sản xuất, quy trình làm việc, tiềm lực tài chính, … Mọi thứ thuộc về bạn đều có thể làm thành câu chuyện sản phẩm, thành công nhưng hãy khác biệt câu chuyện và đừng giống ai.
Một câu câu chuyện gọi là thành công nếu như nó vừa có nội dung hay, lại vừa được người biết kể chuyện thể hiện vậy còn gì để so sánh không ? Đây cũng chính là lý do vì sao mà các thương hiệu nổi tiếng họ thường tìm đến những công ty quảng cáo, công ty truyền thông có hiệu quả làm việc cao, bởi vì những công ty chuyên nghiệp và chỉ đảm nhiệm công tác xây dựng thương hiệu biết cách làm thế nào để xây dựng 1 câu chuyện xúc động và làm cho công chúng yêu thích. Kể 1 câu chuyện hay, là 1 quá trình học hỏi trong dài hạn, nếu bạn chưa biết cách kể chuyện bạn nên học thêm về nghệ thuật kể chuyện.
5, Lựa chọn = Cố gắng = Phương pháp
Lựa chọn phương pháp cố gắng là quan trọng nhất, nếu anh(chị) lựa chọn 1 ngành nghề được đánh giá là sẽ hót trong tương lai gần, và hơn nữa mức bán của ngành nghề này liên tục tăng trưởng, cho thấy nhu cầu mua của khách hàng luôn tăng. Nhu cầu luôn tăng, vậy thì nhân viên kinh doanh bán hàng của công ty không cần phải nỗ lực đi phát triển thị trường, tìm kiếm khách hàng với cường độ lớn. Công việc bán hàng trở nên đơn giản hơn, mức bán của công ty bạn cũng sẽ tăng tương đối so với ngành nghề.
Bởi vì thị trường của công ty phát triển quá mạnh, công ty sẽ cần thêm những giám đốc và quản lý khu vực tại các tỉnh thành và quận huyện khác nhau, nhưng điều này kéo theo số tiền lương mà bạn phải trả cho giám đốc và quản lý vùng cũng tăng lên. Bởi vậy cái gọi là sự lựa chọn có thể quan trọng tương đương với sự cố gắng trong nhiều năm, hoặc là lựa chọn sẽ tương đương với phương pháp làm việc, và lựa chọn cách ban hàng hiệu quả cũng tương tự như thế này.
6, Điều tra thị trường: Tập trung “cấp quán quân”
Trong câu này, tôi nhắc đến 2 chữ quan trọng nhất cho anh(chị) đó là “Tập trung” và “Quán quân”, đó cũng là đối tượng và hành động của bạn khi thực hiện 1 chiến dịch điều tra thị trường.Vào lúc này khi tôi viết bài hướng dẫn này, tôi chưa nghĩ ra từ nào hay hơn để thay thế 2 từ trên.
Khi bạn nói chuyện với với giám đốc, bạn sẽ hiểu được cách mà vị giám đốc vận hành doanh nghiệp đó, đồng thời bạn cũng sẽ biết được nhân viên của họ là những người như thế nào. Khi bạn trò chuyện với 1 vị Chủ Tịch Xã ( Phườnng) bạn sẽ hiểu về con người của phường xã đó ra sao. Và tương tự khi bạn sống tại Hà Nội, Sài Gòn bạn sẽ hiểu được nhiều văn hóa ở mỗi vùng miền.
Cái gọi là “Tập trung cấp quán quân” chính là việc rút ngắn không gian tương đối và tuyệt đối khi tiết hành nghiên cứu/điều tra thị trường. Để mở nhà hàng Nhật Bản tại Tp.Hồ Chí Minh, thay vì phải điều tra phỏng vấn 1000 người Nhật sống tại Sài Gòn, bạn có thể sắp xếp để nói chuyện với 1 vị Tiến Sĩ, Thạc Sĩ chuyên nghiên cứu văn hóa người Nhật. Tương tự, khi bạn muốn mở 1 siêu thị mini tại Trung tâm thị trấn, bạn không nhất định phải mở rộng quy mô nghiên cứu ra khắp thị trấn, mà có thể tập trung khảo sát những đối tượng khách hàng là người tri thức tại khu vực.
Tập trung vào những người có cấp độ, đẳng cấp, trình độ ở mức cao hơn giúp bạn tiết kiệm tài chính, hiệu suất làm việc được nâng cao. Đây là kỹ năng bán hàng đỉnh cao và hiệu quả của người giàu và những người thành công.
7, Bán hàng: Quan trọng nhất là thời điểm &nắm chắc quyền chủ động
Bán hàng quan trọng nhất chính là đúng thời điểm và nắm trong tay quyền chủ động. Bên A thấy bên B bán, và bên B bị rơi vào trường hợp bị động, và sự thực đúng là như vậy, bên B đã bị A dẫn vào trạng thái bị động.
Đối với những cao thủ bán hàng chuyên nghiệp mà nói, dù họ đóng vai A hay B thì họ luôn là những người nắm quyền chủ động trong giao tiếp mua bán, bất luận đó là chuyện gì.
8, Lý do quá nhiều = Cản trở sự phát triển
Càng đưa ra nhiều lý do càng làm hạn chế sự phát triển và tiến bộ, có rất nhiều nhân viên bán hàng luôn viện cớ và đưa ra nguyên nhân giải thích này nọ để “nói đỡ” cho những việc làm sai của mình.
Và ngược lại với điều này là có rất ít người đúc kết và rút kinh nghiệm, không chịu học tập và trao đổi kinh nghiệm luôn gây ra những lý do kỳ quặc . và sau đây là danh sách liệt kê những lý do thường thấy nhất hay được từ các những người bán hàng kinh doanh đưa ra:
– Hôm nay mất điện
– Đi đám cưới bạn bè, hôm qua uống say quá
– Bạn gái từ Đà Nẵng vào thăm
– Viết được nửa báo cáo rồi thì ngủ quên trên bàn làm việc mất
– Máy tính bị nhiễm mã độc
– Tôi gửi rồi mà, anh ( khách hàng) không nhận được ạ ?
– Cứ cầm bút lên là thực sự không biết viết gì
– Đi công tác quá bận
– Bị cảm lạnh, bị bệnh nặng
9, Phát huy đến mức tối đa thế mạnh của mình
Nếu như bạn có khả năng nghe và đồng cảm với mọi chuyện, bằng cách làm cho đối phương cảm thấy dễ chịu sau khi họ chia sẻ câu chuyện của họ, vậy thì bạn nên khai thác tối đa thế mạnh, nó sẽ giúp bạn kiếm được rất nhiều đơn hàng từ đây. Bill Gates yêu công nghệ, và ông ấy bỏ học để lập ra tập đoàn Microsoft như ngày nay, đây cũng là minh chứng cho sự thành công khi phát huy thế mạnh cá nhân mỗi người.
10, Tiền lương, thu nhập theo năng lực
Thu nhập của bạn không nên tính theo mức cố định, bạn tiêu thụ được càng nhiều hàng hóa thì doanh thu của bạn càng cao, không nên dự trù và tính toán một cách quá kỹ lưỡng về thu nhập của mình. Điều quan trọng hơn cả là, trong khoảng thời gian ngắn nhất thì năng lực và kỹ năng sale của bạn sẽ được nâng cao, bởi vì thu nhập sẽ tăng theo trình độ bán hàng của bạn.
Có một số nhân viên bán hàng đi làm công thường tự trách bản thân mình “tại sao thu nhập của mình thấp như thế”, công ty này trích phần trăm cho nhân viên ít quá, trong khi đó lợi nhuận của công ty thì quá cao mà chia tỷ lệ cho nhân viên thì quá bèo. Nhưng phải nói cho đúng, ông chủ tạo sao lại có thể làm sếp của chúng ta, là bởi vì họ có năng lực, kinh nghiệm nhiều hơn chúng ta, ông chủ đáng được nhận thêm nhiều tiền lương, lẽ nào ông chủ không hiểu điều này ?
Đối với nhân viên mà nói, ông chủ cũng rất muốn tăng lương để giữ nhân tài, cho nên muốn nhận thu nhập cao trước tiên chúng ta phải là người khác biệt và không ai có thể thay thế , đến lúc đó thu nhập của bạn tự động được nâng cao.
11, Công thức thành công = Gian khó + Khôn khéo
Có rất nhiều người khôn ngoan và chỉ trong thời gian ngắn làm việc họ đã thoát cảnh khổ cực, gian khó. Nếu không có gian khó làm bước đệm, vậy thì sự khôn ngoan và khéo léo cũng chỉ là phù du. Nhưng tôi nói với bạn công thức thành công = gian khó + khôn khéo không thể thiếu sự quyết tâm và gan dạ.
Tất cả những người bán hàng giỏi, họ đều là quán quân trong thuyết phục khách hàng. 1 lần không được, 10 lần cũng chưa được? Vậy thì 30 lần gặp khách hàng có được hay không ?
Đôi lúc chúng ta nói chuyện với khách hàng vài giờ, nửa ngày đến nỗi đau hết cả mông, ê ẩm hết cả người, mắt thì mệt mỏi, mùa đông lạnh giá vẫn phải cố gắng mang hộp chà đến biếu khách hàng, mùa hè nóng nực cũng phải biếu thứ gì đó phù hợp, đôi lúc nhìn thấy hộp chà trên bàn khách hàng chỉ còn lại 1/3, chúng ta khỏi cần nghĩ và mua biếu khách 1 hộp mới: “ anh(chị) bận, chắc không có nhiều thời gian, tôi sẽ mua thêm cho anh chị hộp nữa ạ”.
Anh(chị) có thấy không ạ ? trước khi chúng ta trở thành 1 ngôi sao bán hàng tất cả đều là gian khó và khổ cực, gặp khách hàng không những cần sự ngôn ngoan khéo léo mà còn là khổ cực, rồi sau đó mới là thành quả.
12, một người giỏi = nhiều người đần
1 người làm chính sách bán hàng nhưng cần tới 100 nhân viên bán hàng, công ty có 1 ông chủ nhưng lại có tới vài trăm nhân viên. 1cao thủ bán hàng nhìn thấy khách mua, họ biết phải làm gì, đôi lúc học chỉ cần 15 phút cũng xong 1 thương vụ trị giá, nhưng nhiều người bán hàng cần vài ngày, nửa năm cũng không chắc đã ký được hợp đồng. Bởi vậy cần 1 nhân viên bán hàng giỏi để đào tạo các đồng nghiệp khác là cần thiết. Bán hàng chính là việc nâng cao trình độ để trở thành cao thủ, trình độ càng cao tiền càng nhiều.
Ví dụ thực tế:
Dưới đây là 1 ví dụ ngắn mà Lương lấy cho mọi người có liên quan đến chủ đề bán hàng:
Nghệ thuật bán hàng của KFC từ 39k lên 59k.
– Anh(chị) lấy phần ăn này 39k được 3 miếng và 59k được 5 miếng đó ạ ( câu này của KFC đã lấy thêm từ túi của khách hàng được: (59k-39k) – ((39k/3)*5 – 59) = 14k.
– Thêm 9k thôi ạ nhưng anh(chị) có thể mua 1 khoai tây loại vừa đấy ạ
– Chỉ thêm 8k thôi ạ, anh (chị) có thể mua thêm 1 súp rau củ đó anh (chị).
Khi thanh toán tiền, nhân viên KFC còn có thể hỏi thêm khách hàng 1 câu : “ anh chị có cần thêm gì không ạ”, câu này giúp KFC kiếm thêm được hàng tỷ tiền mỗi năm.
Okay, Lương vừa chia sẻ với anh(chị) bài viết 12 kỹ năng bán hàng hiệu quả chuyên nghiệp trong kinh doanh. Cảm ơn anh(chị) đã xem bài viết của Lương, gặp lại anh(chị) trong những bài hướng dẫn khác.
An Luong