Từ nay đến tháng 10, những đợt nắng nóng thường ngắn và không dài

Cập nhật tình hình thời tiết nắng nóng kéo dài trên cả nước

Tình hình thời tiết nắng nóng kéo dài cho tới tháng 10/2019

Mới đây, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia của Việt Nam đã đưa ra những nhận định ban đầu về tình hình thay đổi thời tiết trong thời gian sắp tới tại các vùng miền trong cả nước. Cụ thể đó chính là nhiệt độ thời tiết tính từ khoảng tháng 5 đến tháng 10 năm 2019 sẽ có xu hướng tăng cao hơn so với nhiệt độ trung bình nhiều năm (TBNN) tại hầu hết các tỉnh trong cả nước. Trung tâm dự báo cho rằng nhiệt độ sẽ tăng từ 0,5 – 1,0 độ C. Đối với khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ nhiệt độ có thể không thay đổi quá nhiều mà vẫn giữ được mức nhiệt so với TBNN.

Mưa bão trên Biển Đông dự đoán sẽ ít hơn so với mọi năm

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn còn đưa ra dự đoán về tình hình hoạt động của mưa bão diễn ra trên biển Đông, dự đoán mưa bão sẽ xuất hiện muộn hơn và ít hơn so với mọi năm trên biển đông. Các chuyên gia khí tượng ước tính rằng sẽ có khoảng từ 10 đến 12 cơn bão và Áp thấp nhiệt đới (ATND) sẽ xuất hiện trên biển Đông nhưng chỉ có khoảng 5 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp vào đất liền vào những tháng cuối năm 2019, chịu ảnh hưởng thường xuyên sẽ là các tỉnh Trung Bộ. Đối với bão trên biển Đông, chúng ta vẫn phải liên tục theo dõi phòng ngừa có những cơn bão mạnh và thất thường xuất hiện.

Lượng mưa trung bình trên cả nước.

Tại khu vực miền Bắc: dự đoán của Trung tâm khí tượng thủy văn chỉ ra rằng nhìn chung tổng lượng mưa tại khu vực miền Bắc sẽ có tăng hơn so với TBNN. Với việc xuất hiện từ 1 đến 2 cơn mưa dông và mưa rào ở khu vực miền núi phía Bắc sẽ làm tăng lượng mưa và có nguy cơ xảy ra các hiện tượng sạt lỡ. Vì vậy bà con cần chú ý theo dõi thời tiết thường xuyên.

Đối với các tỉnh thuộc khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, lương mưa sẽ xấp xỉ so với TBNN và một số tháng sẽ giảm mạnh so với TBNN. Cho nên tình trạng hạn hán, khô héo sẽ có thể xảy ra do thiếu hụt lượng mưa.

Tình hình lũ lụt, thủy văn trên các sông trên cả nước

Tại khu vực miền Bắc, điển hình là lũ trên hệ thống sông Hồng – Thái Bình sẽ tăng hơn so với TBNN dẫn đến sẽ xuất hiện lũ phổ biến ở mức báo động 2-3 trên hệ thống sông này. Do vậy, bà con cần có những biện pháp phòng tránh sạt lỡ, lũ quét, lũ ống có thể xảy ra ở đây, đặc biệt là tại các tỉnh miền núi phía Bắc.

Ở hệ thống sông thuộc các tỉnh khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên, mực nước trên các sông thay đổi chậm và giảm mạnh hơn so với TBNN. Dự đoán như trên các sông từ Nghệ An, Bình Định cho đến Ninh Thuận mực nước trên các sông sẽ giảm từ 65% – 90% TBNN. Tuy nhiên, vào những tháng cuối năm 2019, mực nước sẽ có xu hướng tăng hơn so với những tháng trước đó nhưng vẫn thấp hơn so với TBNN tại thời điểm đó. Chính vì thế, nguy cơ xảy ra khô hạn, hạn hán sẽ có thể xuất hiện. Tỉ lệ xuất hiện lũ nhỏ sẽ ít và không thường xuyên.

Riêng khu vực Nam Bộ, lượng nước trên hệ thống sông Mê Công sẽ có xu hướng tăng vào khoảng từ tháng 4 đến tháng 6 và sau đó sẽ giảm đi từ 10 – 25% so với TBNN. Ngoài ra, các sông tại khu vực này còn chịu ảnh hưởng của những đợt triều mạnh và tăng cao hơn so với TBNN từ 0,1m đến 0,35m. Đối với hệ thống sông Cửu Long, các đợt triều sẽ tăng dần từ tháng 7 đến tháng 10. Về tình hình lũ trên hệ thống sông Mê Công và sông Cửu Long sẽ đến muộn hơn so với mọi năm, dự đoán lũ sẽ ở mức báo động 1 – 2, thấp hơn TBNN.

Tình hình mực nước ven biển

Dự báo đưa ra nhận định ven biển khu vực Nam Trung bộ và Nam bộ sẽ có ít triều cường hơn so với mọi năm. Đối với khu vực miền Bắc, cụ thể là Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ có nguy cơ nước dâng cao do bão từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2019. Sóng lớn sẽ xuất hiện tại những khu vực chịu ảnh hưởng của các cơn bão, ATNd và tại khu vực Nam Biển đông với sự tác động của gió mùa Tây Nam

Trả lời