Lấy ví dụ để làm rõ Thực tiễn là tiêu chuẩn của Chân lý (triết học)

Thực tiễn và chân lý là hai mặt đối lập tồn tại song song trong cuộc sống này. Chân lý là lý thuyết còn thực tiễn là thực hành.  Liệu thực tiễn có phải là tiêu chuẩn của chân lý hay không? Lấy ví dụ để làm rõ Thực tiễn là tiêu chuẩn của Chân lý (triết học).

Lấy ví dụ để làm rõ Thực tiễn là tiêu chuẩn của Chân lý (triết học)

Ví dụ bạn thấy có một loại hoa quả mà bạn chưa ăn bao giờ. Bạn muốn biết nó có ngon hay không (đối với bạn mà nói, đây là chân lý). Dù người khác nói nó ngon, nhưng bạn cũng không thể khẳng định là nó ngon được. cách duy nhất để xác định đó là phải nếm thử. (Kiểm chứng bằng thực tiễn)

Hay khi bạn đói, chỉ nghĩ ăn gì chắc chắn sẽ không thể no được. Phải ăn vào bằng miệng thì mới không cảm thấy đói. Đây chính là chân lý. Chỉ cần ăn là sẽ không đói. Nếu chỉ nghĩ ăn này ăn kia chắc chắn sẽ không bao giờ no được. Đây chính là ví dụ tiêu chuẩn kiểm chứng chân lý của thực tiễn.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm chứng chân lý. Điều này được quyết định bởi đặc điểm bản chất và thực tiễn của chân lý.

Chân lý là nhận thức chủ quan phù hợp với nhận thức khách quan. Muốn phán đoán chủ quan có phù hợp với khách quan hay không. Thì phải tiến hành so sánh khách quan và chủ quan. Điều này có nghĩa là, với tư cách là tiêu chuẩn của chân lý, phải có đặc điểm liên kết giữa chủ quan và khách quan.

Lấy ví dụ để làm rõ Thực tiễn là tiêu chuẩn của Chân lý (triết học)

Trong phạm vi nhận thức chủ quan của con người, không thể tìm được tiêu chuẩn của chân lý. Chúng ta không thể dung chủ quan để kiểm nghiệm chủ quan. Không thể dung nhận thức để kiểm tra nhận thức. Bản thân sự vật khách quan cũng không thể trở thành tiêu chuẩn kiểm tra chân lý. Bởi sự vật khách quan không thể đối chiếu nhận thức chủ quan và bản thân nó được.

Thực tiễn là những thứ vật chất nhìn thấy từ tinh thần, khách quan nhìn thấy từ chủ quan. Thực tiễn ngoài ưu điểm có tính phổ biến, còn có ưu điểm mang tính hiện thực trực tiếp. Hiện thực trực tiếp là chỉ thực tiễn có thể chuyển đổi nhận thức chính xác thành hiện thực trực tiếp. Như vậy, thực tiễn trở thành nhịp cầu giao tiếp trong mỗi quan hệ giữa chủ quan và khách quan.

Như vậy, con người trong quá trình thực tiễn, có thể hướng dẫn cải tạo thế giới bằng những nhất thức nhất định. Đồng thời trực tiếp cho ra kết quả hiện thực. Nếu con người đạt được mục đích dự kiến. Chứng tỏ rằng, kiểu nhận thức này phù hợp với quy luật tự nhiên của sự vật khách quan. Và nó là đúng đắn. Ngược lại sẽ là không đúng đắn.

>> Lấy ví dụ cụ thể trong cuộc sống về nhận thức lý tính và nhận thức cảm tính

Lấy ví dụ để làm rõ Thực tiễn là tiêu chuẩn của Chân lý (triết học)

Tính xác định và không xác định của tiêu chuẩn thực tiễn

Thực tiễn với tư cách là tiêu chuẩn kiểm chứng chân lý vừa tuyệt đối vừa tương đối. Vừa xác định vừa không xác định.

Tính tuyệt đối, tính xác định của tiêu chuẩn thực tiễn được biểu hiện ở:

Thứ nhất, thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan duy nhất kiểm chứng chân lý.

Thứ hai, nhận thức của con người suy cho cùng đều phải trả qua sự kiểm chứng của thực tiễn. Về lâu về dài, thực tiễn có thể kiểm chứng tất cả mọi nhận thức. Tất cả những nhận thức chính xác cuối cùng đều sẽ được thực tiễn khẳng định. Mọi nhận thức sai lầm cuối cùng đều cũng sẽ bị thực tiễn lật đổ.

Tính tương đối, tính không xác định của tiêu chuẩn thực tiễn được biểu hiện ở:

Thứ nhất, thức tiễn kiểm chứng nhận thức là một quá trình. Thực tiễn của mỗi giai đoạn lịch sử không thể chứng thực hoặc phản bác tất cả những học thuyết mà thời đại hiện tại chỉ ra. Đồng thời, một nhận thức chính xác nào đó đã được thực tiễn chứng thực, cũng sẽ tiếp tục tiếp nhận sự kiểm chứng của thực tiễn.

Thứ hai, thực tiễn là lịch sử cụ thể. Tính chính xác của một loại nhận thức nào đó đã được thực tiễn chứng thực là tương đối và có giới hạn.

Lấy ví dụ để làm rõ Thực tiễn là tiêu chuẩn của Chân lý (triết học)

Kiên trì sự thống nhất giữa tính tuyệt đối và tính tương đối của tiêu chuẩn thực tiễn. Sự thống nhất giữa tính xác định và tính không xác định là phép biện chứng kiên trì chân lý trên các vấn đề tiêu chuẩn. Chỉ nhìn thấy tính tuyệt đối của tiêu chuẩn thực tiễn mà phủ nhận tính tương đối của nó. Sẽ khiến tư tưởng của các chủ nghĩa tuyệt đối bị đóng băng, cứng nhác. Chỉ nhìn thấy tính tương đối của tiêu chuẩn thực tiễn mà phủ nhận tính tuyệt đối của nó, sẽ dẫn đến thuyết tương đối, thuyết duy tâm chủ quan và thuyết bất khả tri.

Tiêu chuẩn thực tiễn và chứng minh lô gíc

Chứng minh lô gíc có vai trò quan trọng trong quá trình nhận thức:

Một là cung cấp lý luận chỉ đạo cho thực tiễn, khiến kiểm chứng thực tiễn từ đặc biệt nâng cao đến phổ biến.

Thứ hai, cung cấp cơ sở lý luận cho chứng minh thực tiễn. Hiểu biết về bản thân nó và kết quả của nó.

Tuy nhiên, chứng minh lô gíc không thể trở thành tiêu chuẩn chân lý thứ hai tồn tại song song với tiêu chuẩn thực tiễn. Nó không thể rời xa thực tiễn.

Những quy tắc mà chứng minh lô gíc tuân theo đều sản sinh trong quá trình thực tiễn.

Những cơ sở tiền đề mà chứng minh lô gíc căn cứ vào có chính xác hay không, phải nhờ thực tiễn kiểm chứng.

Quá trình và kết luật tư duy của chứng minh lô gíc có chính xác hay không, phải quay trở về trong thực tiễn và do thực tiễn tiến hành khâu kiểm chứng cuối cùng.

Trả lời