Chỉ số đánh giá mức sống, Chất lượng cuộc sống

Chất lượng cuộc sống là một khái niệm rộng; phức tạp để phản ánh mức độ được đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người về vật chất, tinh thần và chất lương môi trường. Quan niệm về chất lượng cuộc sống cũng thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của xã hội và có thể khác nhau giữa các nước.

Chỉ số Chất lượng cuộc sống được tính toán dựa trên hàng loạt yếu tố bao gồm mức độ an toàn, chăm sóc sức khỏe, giá tiêu dùng, sức mua, giao thông đi lại, giá nhà đất so với thu nhập và mức độ ô nhiễm môi trường.

Dưới đây là 7 yếu tố quan trọng nhất dùng để tính toán chỉ số Chất lượng cuộc sống:

Mức độ an toàn: Chỉ số mức độ an toàn được xác định thông qua những câu hỏi khảo sát đánh giá về mức độ tội phạm và tỷ lệ này đã thay đổi như thế nào trong 3 năm qua. Ngoài ra còn có các câu hỏi về mức độ an toàn vào ban ngày và đêm, mức độ lo sợ trộm, cướp của người được khảo sát.

Chăm sóc sức khỏe: Người tham gia khảo sát sẽ được hỏi về năng lực của đội ngũ nhân viên y tế và chất lượng của trang thiết bị y tế. Ngoài ra còn có mức độ nhanh, chậm của quy trình kiểm tra sức khỏe, độ chính xác và thân thiện khi giải quyết vấn đề với bệnh nhân.

Giá tiêu dùng: Những nhân tố liên quan đến giá hàng tiêu dùng bao gồm rau củ quả, nhà hàng, phương tiện đi lại và các dịch vụ khác, ngoại trừ giá thuê bất động sản.

Sức mua: Nếu chỉ số giá tiêu dùng ở phía trên tập trung vào giá của hàng hóa tiêu dùng thì sức mua chỉ ra khả năng mua hàng hóa của người dân.

Giao thông đi lại: Đây được xem là chỉ số thú vị nhất dùng để đánh giá Chất lượng cuộc sống tại mỗi quốc gia. Nó bao gồm chỉ số thời gian người dân dành cho việc đi lại, mức độ không hài lòng về lượng thời gian tiêu tốn và ước lượng mức khí thải CO2.

Mức độ ô nhiễm: Chỉ số này được xem xét dựa trên những câu hỏi như sự cảm nhận về nguồn nước và chất lượng không khí, mức độ tiếp cận nước uống, ô nhiễm tiếng ồn, không gian xanh công cộng và mức độ hài lòng với vấn đề xử lý rác thải.

Giá nhà đất so với thu nhập: Chỉ số này được tính toán dựa trên tỷ lệ giá căn hộ trung bình so với thu nhập bình quân năm của người dân.

Dù điều kiện còn hạn chế, Việt Nam đã có được những thành công đáng ghi nhận trong việc chuyển đổi tăng trưởng kinh tế thành chất lượng cuộc sống khi so sánh với các quốc gia có thu nhập cao hơn. Điều này đặc biệt có ý nghĩa nếu xét đến đà tăng trưởng kinh tế khá cao của Việt Nam, khoảng 7,1%/năm trong giai đoạn 2006-2013

 

 

 

Trả lời