Ca dao tục ngữ về triết lý kinh doanh và kinh tế

Ca dao tục ngữ là kết tinh của trí tuệ, tình cảm và kinh nghiệm được đúc kết trong quá trình sinh sống, lao động của cha ông ta ngày xưa. Tư tưởng triết lý của ca dao tục ngữ được bao trùm lên nhiều lĩnh vực như kinh tế, thiên văn học, giáo dục,… Trong khi các doanh nghiệp ngày nay đang mày mò tự tìm ra cho mình những triết lý kinh doanh thì ông bà ta ngày xưa đã biết đúc kết, gom nhặt những kinh nghiệm của mình để vào trong ca dao tục ngữ.

Qua thời gian, song hành với sự phát triển kinh tế đất nước, nhiều triết lý kinh doanh mới ra đời. Nhưng chúng ta không thể phủ nhận những kinh nghiệm quý báu của ông bà ta để lại cho đến ngày nay vẫn còn hữu ích. Mỗi câu ca dao tục ngữ là một bài học, là một kinh nghiệm mà ông bà ta đã để lại. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau ôn lại những câu ca dao tục ngữ về triết lý kinh doanh và kinh tế được lưu truyền cho đến ngày nay nhé!

Buôn có bạn bán có phường

Làm ăn kinh doanh buôn bán cái gì cũng cần có tổ chức, phường hội liên kết để bảo vệ, giúp đỡ nhau. Đồng thời hạn chế những mâu thuẫn, xung đột có thể xảy ra.

Ví dụ điển hình nhất chúng ta có thể thấy đó chính là “chợ”. Các tiểu thương trong chợ sẽ tổ chức, liên kết lại với nhau để hỗ trợ nhau buôn bán và bảo vệ quyền lợi tập thể khi có ai đó xâm phạm đến lợi ích của cả chợ.

Bán quạt mùa đông, buôn hồng mùa hè

Câu ca dao tục ngữ này chỉ ra cho chúng ta thấy việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng trước khi đầu tư kinh doanh một sản phẩm là rất cần thiết. Không thể cứ đi bán một sản phẩm mà khách hàng không cần.

Mùa đông thời tiết rất lạnh, không ai lại đi mua quạt mà chúng ta lại đi bán quạt. Mùa hè không phải mùa của quả hồng, mà lại lựa chọn đi bán hồng thì chi phí sẽ cao.

Mua trâu bán chả, mua vải bán áo

Trong đầu tư kinh doanh, ai cũng muốn mình thu được nguồn lợi tương ứng với số tiền đầu tư mình bỏ ra. Chẳng ai mong muốn chỉ kiếm ít lãi cả.

Như chúng ta đầu tư 500 triệu vào bất động sản. Một năm sau chúng ta mong rằng lợi nhuận thu về sẽ nhiều, được một nữa, hoặc gấp đôi so với số vốn bỏ ra. Chẳng ai muốn bỏ ra 500 triệu, sau một năm chỉ thu về vài triệu đồng cả.

Tiền trong nhà tiền chửa, tiền ra cửa tiền đẻ

Ông bà ta đã chỉ ra rằng, tiền mà chỉ để trong nhà mãi thì nó cũng sẽ không sinh sôi nảy nở. Muốn kiếm thêm được nhiều tiền, để tiền đẻ ra tiền thì phải đầu tư kinh doanh, buôn bán.

Ngày nay, chúng ta luôn tìm cách đa dạng hóa thu nhập, tìm cách tạo nguồn thu nhập thứ hai bằng việc đầu tư kinh doanh, đầu tư bất động sản hoặc thị trường chứng khoán.

Vui lòng khách đến vừa lòng khách đi

Nghệ thuật bán hàng đã được ông bà ta cân nhắc từ ngày xưa. Người bán hàng phải biết khéo léo, vui vẻ, hòa nhã và phục vụ tốt để khách hàng cảm thấy hài lòng và sẽ quay trở lại với cửa hàng. Nếu tỏ ra khó chịu, phục vụ không tốt sẽ khiến khách hàng không hài lòng và không muốn mua hàng nữa.

Ví dụ như hai cửa hàng quần áo ở gần nhau. Một cửa hàng có cô chủ bán hàng rất thân thiện. Khách hàng có thể vào lựa và thử đồ thoải mái, đến khi hài lòng có thể mua. Cô luôn cười và không tỏ ra khó chịu. Thì khi đó, dù không có nhu cầu mua hàng khách hàng có thể vẫn sẽ mua và quay trở lại.

Nhưng cửa hàng bên cạnh, cô chủ bán hàng mặt rất khó chịu, khách vào thử mà không mua sẽ bị chửi và cô sẽ tỏ thái độ. Điều đó làm khách hàng không hài lòng và dù có nhu cầu cũng không muốn mua nữa.

Treo đầu dê bán thịt chó

Từ xưa cho đến ngày nay, việc buôn bán kinh doanh gian lận luôn bị phê bình và lên án. Việc treo đầu dê bán thịt chó là lừa dối, không trung thực với khách hàng chỉ để kiếm lợi về cho chính mình. Điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta phải luôn luôn trung thực, có gì bán đó để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng và tạo lòng tin nơi khách hàng.

Ví dụ như chúng ta mở cửa hàng mỹ phẩm cao cấp chính hãng nhưng lại kinh doanh, buôn bán những sản phẩm kém chất lượng, hàng nhái. Những sản phẩm này được bán ra với mức giá bằng với giá sản phẩm chính nhưng chất lượng lại không tốt. Nó làm ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng và làm mất lòng tin nơi khách hàng.

>> Triết lý kinh doanh làm giàu, mà chỉ người thành công mới hiểu những điều này

Buôn bán chợ đen, thân quen nhiều ngách

Từ xưa, ông bà ta đã biết trong kinh doanh luôn cần phải xây dựng mối quan hệ. Mối quan hệ càng rộng thì buôn bán, kinh doanh sẽ thuận lợi hơn.

Ví dụ như buôn bán mỹ phẩm, chúng ta cần có nhiều mối quan hệ để có thể tìm kiếm được nhiều nhà cung cấp uy tín, chất lượng và giá rẻ. Đồng thời, việc kinh doanh buôn bán cũng giúp chúng ta làm quen với nhiều người hơn, từ đó mở rộng mối quan hệ.

Trong vốn thì nài, ngoài vốn thì buông

Ông bà ta đã chỉ ra rằng, nếu kinh doanh buôn bán mà không bán được hàng đó là rủi ro lớn nhất. Vì vậy, nếu khách trả chưa đủ vốn thì hãy nài nỉ, thuyết phục để khách mua hàng. Còn nếu khách trả ngoài vốn thì bán luôn. Linh hoạt, nhanh nhẹn trong kinh doanh cũng là một lợi thế để giúp chúng ta bán được hàng.

Có tiền buôn Đông, không tiền buôn Thái

Việc lựa chọn địa điểm kinh doanh còn tùy thuộc vào số vốn mà chúng ta có. “Đông” có nghĩa là biển đông, nơi giao thương kinh tế với các nước bạn. Chỉ khi chúng ta có nhiều vốn mới quyết định đầu tư kinh doanh ở những thị trường rộng mở và phát triển như thế này. “Thái” Có nghĩa là là buôn về miền núi, nơi mà mức sống và thu nhập của người dân còn thấp. Chúng ta có thể dùng số vốn ít để bắt đầu kinh doanh, buôn bán ở đây.

Phương châm này cho đến ngày nay vẫn được áp dụng. Để mở một cửa hàng làm tóc, nếu chúng ta có vốn lớn sẽ lựa chọn đầu tư mặt bằng ở trong trung tâm, ngoài mặt tiền, gần khu đông dân cư và xây dựng cơ sở hiện đại, đầy đủ. Nhưng ngược lại, nếu chúng ta không có nhiều tiền, địa điểm kinh doanh mà chúng ta lựa chọn có thể là ở vùng ngoại ô, gần chợ, mở một cửa tiệm nhỏ với một số dụng cụ cần thiết để kinh doanh. Do vậy, lựa chọn địa điểm kinh doanh còn tùy thuộc vào số vốn của mình có.

Quen mặt đắt hàng

Việc xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng rất quan trọng. Đó sẽ là những khách hàng trung thành và thường xuyên của chúng ta. Nhờ họ chúng ta có thể có thêm những khách hàng mới, khách hàng tiềm năng khác. Do vậy, việc tạo thiện cảm và xây dựng mối quan hệ với khách hàng luôn là vấn đề mà mỗi người bán hàng, người làm kinh doanh cần quan tâm

Ca dao tục ngữ về triết lý kinh doanh và kinh tế

Ca dao tục ngữ về triết lý kinh doanh và kinh tế

Ca dao tục ngữ về triết lý kinh doanh và kinh tế

 

Ca dao tục ngữ về triết lý kinh doanh và kinh tế

Ca dao tục ngữ về triết lý kinh doanh và kinh tế

Ca dao tục ngữ về triết lý kinh doanh và kinh tế

Trả lời