Khi đọc tên tiêu đề của chủ đề này, bạn đã hình dung ra những nội dung mà chúng ta sẽ phân tích trong bài viết này như thế nào? Là 6 cách đầu tư thông minh thu lời cao như chứng khoán, ngoại hối hay bất động sản? Hay là những ý tưởng kinh doanh nên đầu tư vào buôn bán, mở cửa hàng? Trong những bài viết trước, chúng ta đã cùng nhau đề cập và phân tích rất nhiều về các kênh đầu tư thông minh hiệu quả. Nên trong bài viết này, mình xin phép sẽ nói về 6 triết lý đầu tư kinh doanh để chúng ta có thể rút ra thêm cho bản thân những bài học và các tư duy của những người thành công nhé! Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết này, bạn sẽ cảm thấy thú vị và bổ ích.
Triết lý đầu tư kinh doanh: “ Tại sao? Và tại sao không?”
Khi đọc thấy triết lý này, suy nghĩ đầu tiên của bạn là gì? Chúng ta sẽ cùng phân tích để hiểu sâu hơn nhé!
“Tại sao?” đó là một câu hỏi mà một người hay nhiều người xung quanh thường đặt cho chúng ta khi chúng ta làm một việc gì đó. Giả sử như khi chúng ta quyết định đầu tư mở một cửa hàng kinh doanh đồ nội thất. Gia đình, bạn bè sẽ hỏi: “Tại sao lại đi mở một cửa hàng nội thất?” Nếu trong trường hợp khi được đặt ra câu hỏi này, bạn sẽ có câu trả lời như thế nào?. Hãy để lại dưới phần bình luận cho mình biết câu trả lời của bạn nhé!
Mọi người luôn thắc mắc và không tin tưởng khi chúng ta tham gia đầu tư và kinh doanh vào một dự án nào đó. Và câu hỏi: “Tại sao?” sẽ khiến chúng ta mất thời gian giải thích, phân tích và cố gắng chứng minh cho mọi người thấy rằng quyết định đầu tư là chính xác. Nhưng đối với Jeff Bezos, CEO của Amazon thì khác. Khi được đặt câu hỏi “Tại sao?”, ông sẽ không vội trả lời mà bình tĩnh hỏi lại: “Tại sao không?”. Việc trả lời câu hỏi “Tại sao” bằng một câu hỏi tu từ khác “ Tại sao không” theo như Jeff Bezos sẽ giúp chúng ta tự khẳng định rằng ý tưởng đầu tư này là khả thi và xứng đáng để chúng ta tham gia. Nó sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được khối thời gian để làm việc khác thay vì phải bận tâm và dành thời gian đi giải thích với người khác.
Triết lý kinh doanh: “ Tại sao? Và tại sao không?” giúp chúng ta tự tin hơn vào quyết định và sự tính toán của bản thân mình. Đây cũng là yếu tố quan trọng để giúp chúng ta trở thành nhà đầu tư thành công.
Triết lý đầu tư cho tương lai: “Hạ tiện để thành công”
Mỗi khi nghe thấy từ hạ tiện có lẽ chúng ta cảm thấy nó là một tính từ không tốt và khó nghe. Nhưng hãy tin mình, đây là một triết lý kinh doanh đáng để học hỏi từ Chris Sacca. Khi nhắc đến tên nhân vật này, bạn tự hỏi đây là ai? Chris Sacca là một nhà đầu tư nổi tiếng được nhiều người biết đến vì sự mạo hiểm của mình trong lĩnh vực công nghệ. Ông cũng là tham gia đầu tư vào Twitter, Uber, Instagram và Kickstarter ngay từ những ngày đầu.
Với triết lý kinh doanh này, ông chia sẻ rằng: thay vì chi tiêu hoang phí, mua sắm những thứ không cần thiết cho cuộc sống, người trẻ tự tiết kiệm, sống đơn giản và tận hưởng cuộc sống hơn. Sử dụng số tiền mình tiết kiệm được để mở ra những cơ hội đầu tư mới trong tương lai tốt hơn thay vì tiêu sạch số tiền đó. Và khi nhìn lại trong tay, chúng ta sẽ không còn gì ngoài bộ râu, mái tóc bạc trắng và những nếp nhăn. Đối với ông, sống hạ tiện không có gì là xấu. Mà nó chính là bước đầu tiên để chúng ta hướng đến thành công trong tương lai.
Triết lý đầu tư làm giàu: Luôn giữ vững tinh thần khởi nghiệp
Khi nhắc đến khởi nghiệp, chúng ta có lẽ sẽ có chung thói quen chỉ nghĩ đến những người trẻ, những người lần đầu tiên đầu tư kinh doanh, những mô hình kinh doanh lần đầu tiên được xây dựng phát triển. Nhưng với triết lý kinh doanh này, nhắc chúng ta rằng: khởi nghiệp không chỉ dành cho những người mới lần đầu kinh doanh, hay doanh nghiệp mới được thành lập, mà đó là tinh thần mà tất cả doanh nghiệp mới hay cũ đều phải có.
Tỷ phú Việt Nam ông Phạm Nhật Vượng đã chia sẻ rằng: một trong những bí quyết giúp cho Tập đoàn Vingroup của ông có thể mỗi ngày vươn xa hơn đó chính là luôn giữ vững tinh thần khởi nghiệp, luôn cố gắng làm mới mình và đóng góp nhiều hơn cho xã hội. Giữ vững tinh thần khởi nghiệp giúp chúng ta luôn trong trạng thái tinh thần phấn chấn và muốn tiến lên phía trước như những ngày đầu kinh doanh.
>> 18 cách đầu tư thông minh và khôn ngoan trong làm giàu
Triết lý đầu tư kinh doanh: Luôn đặt khách hàng làm trọng tâm
Một trong những triết lý kinh doanh luôn được chúng ta nhắc đến thường xuyên từ trước đến nay đó chính là Khách hàng là thượng đế, Luôn đặt khách hàng làm trọng tâm.
Tất cả những dịch vụ, sản phẩm mà chúng ta làm ra đều mục đích hướng đến đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Có khách hàng thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển được. Triết lý này đã được Steven Paul “Steve” Jobs vận dụng trong suốt quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu APPLE, một trong những thương hiệu điện thoại, máy tính hàng đầu thế giới và có sự ảnh hưởng lớn trong ngành công nghiệp vi tính.
Đối với ông không phải việc đặt câu hỏi: “khách hàng muốn gì?” là quan tâm đến khách hàng. Mà đặt khách hàng ở trung tâm đó chính là việc tạo ra những nhu cầu mà khách hàng chưa biết rằng họ muốn có. Tất cả mọi công việc của một doanh nghiệp đều xoay quanh khách hàng để lấy cơ sở phát triển.
Triết lý đầu tư: Đầu tư kinh doanh phải xuất phát từ đam mê
Nhiều người nghĩ rằng cứ có tiền, có thêm chút kỹ năng và kinh nghiệm đầu tư thì có thể tham gia đầu tư vào bất cứ lĩnh vực nào và kiếm được thật nhiều tiền. Đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Đầu tư kinh doanh cũng là một con đường dài hạn. Để bước đi trên đó, tiền, kỹ năng, kinh nghiệm là những điều kiện cần. Còn điều kiện đủ để giúp chúng ta có thể bước đi vững chắc và lâu dài hơn trên con đường đó chính là đam mê. Gần như tất cả các tỷ phú, người thành công đều chia sẻ lại rằng: Đam mê chính là chìa khóa chính để giúp chúng ta mở được ổ khóa của sự thành công.
Triết lý: Sống đơn giản và đầu tư vào bản thân
Nếu đã từng đọc báo, có lẽ bạn biết được đây là chính là triết lý sống và đầu tư kinh doanh của Warren Buffett – nhà hiền triết” của xứ Wales. Đối với ông, không nhất thiết phải tốn tiền vào những thứ mà chúng ta có thể mua được bằng giá rẻ và vẫn thỏa mãn được nhu cầu của mình. Thay vào việc chi tiêu hoang phí, mua sắm nhà cửa, mua siêu xe, ăn tối trong những nhà hàng khách sạn thì nên để dành số tiền đó để đầu tư vào bản thân.
Đầu tư vào bản thân càng tốt sẽ giúp nâng cao giá trị của nhà đầu tư, từ đó giúp họ kiếm thêm được nhiều tiền hơn. Đầu tư vào các thị trường, kênh đầu tư khác có thể có rủi ro, hoặc ảnh hưởng từ những tình hình chính trị, kinh tế. Nhưng đầu tư vào bản thân là kênh đầu tư an toàn và hiệu quả nhất. Giá trị của bản thân chúng ta sẽ không bị xuống giá do tình hình chính trị bất ổn, hay kinh tế chậm phát triển, lạm phát gia tăng. Giá trị của chúng ta sẽ được tăng thêm mỗi ngày khi chúng ta dành thời gian cho nó.
Mỗi triết lý là một bài học thú vị cho mỗi chúng ta. Việc vận dụng nó vào thực tế như thế nào là tùy vào mỗi người. Với những chia sẻ trong bài viết này hy vọng bạn sẽ cảm thấy chúng có ích. Nếu có những kinh nghiệm và triết lý kinh doanh nào bổ ích, hãy chia sẽ với mình và mọi ngưới nhé! Cảm ơn đã cùng mình phân tích hết bài viết này.