Theo định hướng của NHNN, hệ thống các tổ chức tín dụng đã chủ động rà soát, cắt giảm, bãi bỏ nhiều thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp vay vốn và sử dụng các dịch vụ.
Năm 2018 hệ thống các tổ chức tín dụng đã chủ động điều chỉnh giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tiếp cận nguồn vốn vay với chi phí hợp lý; đồng thời cung cấp gần 100 chương trình, sản phẩm tín dụng hỗ trợ DN với nguồn vốn ưu đãi, trong đó có 15 chương trình áp dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp.
Quy trình cung cấp dịch vụ, biểu phí, lãi suất cũng được công bố công khai và cập nhật liên tục trên trang tin điện tử của ngân hàng. Các phần mềm tiện ích sử dụng trên điện thoại được cung cấp giúp khách hàng tra cứu thông tin, trao đổi về chất lượng, giá cả dịch vụ…
Các ngân hàng đã tổ chức hơn 420 cuộc gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp trên toàn quốc; đã cho vay mới hơn 50 nghìn doanh nghiệp; gia hạn nợ, cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ, giảm lãi suất gần 60 nghìn tỷ đồng đối với các khoản vay cũ của hơn 3.300 doanh nghiệp.
Mục tiêu trong thời gian tới, chính là các ngân hàng nhà nước sẽ tiếp tục có những hình thức cải thiện môi trường hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp về lĩnh vực kinh tế, tiền tệ, tài chính bằng cách đẩy mạnh CCHC.
Có thể nói những nỗ lực trong thời gian qua của ngân hàng nhà nước là rất đàng ghi nhận và tạo được thành công bước đầu khi trong thống kê mới nhất của hệ thống ngân hàng thế giới, Việt Nam đã cải thiện hơn rất nhiều, tăng thêm 13 bậc về môi trường, điều kiện làm việc so với năm 2016.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia tài chính – ngân hàng, các nhà băng gần đây tích cực đưa ra những giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng, tuy nhiên vẫn còn những rào cản cố hữu chưa thể xóa bỏ để ngân hàng và doanh nghiệp “gặp nhau”.
Ngân hàng nhà nước hàng năm nên có bảng xếp hạng tín nhiệm dành cho các DNNVV, dựa vào bảng xếp hạng, các ngân hàng thương mại nên có chính sách cho vay tín chấp để tháo gỡ khó khăn về vốn cho nhóm khách hàng này. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cần có những chính sách hỗ trợ ưu đãi về thuế và tiếp tục giảm lãi suất cho vay.
Chúng ta ghi nhận những nỗ lực đáng khen của ngân hàng nhà nước trong quá trình thay đổi môi trường làm việc cho các ngân hàng, tuy nhiên cũng cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc làm sao để các doanh nghiệp có cơ hội phát triển tốt nhất. Có như vậy mới có thể tác động đến sự phát triển kinh tế.