Quản lý tài chính không còn là thuật ngữ quá xa lạ đối với tất cả chúng ta. Thế nhưng, những người thực sự hiểu về quản lý tài chính lại rất ít. Đại đa số mọi người chỉ biết một số mánh khóe, chiêu trò. Do vậy muốn thực sự hiểu về quản lý tài chính phải chăm chỉ học hỏi kiến thức quản lý tài chính.
Làm thế nào để nắm được những kiến thức quản lý tiền bạc, kỹ năng quản lý tài chính cá nhân? Muốn trở thành cao thủ quản lý tài chính, ngoài vận may, còn phải phụ thuộc vào khả năng nắm bắt và nâng cao kiến thức đầu tư của bản thân.
Muốn nắm bắt được các kiến thức về quản lý tài chính, đầu tiên chúng ta cần phải học hỏi được những điều sau:
1, Xây dựng quan niệm và phương pháp quản lý tài chính đúng đắn
Làm thế nào để xây dựng quan niệm và phương pháp quản lý tài chính đúng đắn? Hãy làm đi làm lại những công việc đơn giản. Một khi thành công đã đến, có muốn tránh cũng không thể tránh được. Hãy coi quản lý tài chính như một thói quen. Trong bất cứ tình huống nào, nếu không cần thiết phải sử dụng tới các khoản tiền tích cóp sẽ cố gắng không động đến nó.
Phương pháp quản lý tài chính toàn diện sẽ bao gồm kế hoạch tiền mặt, kế hoạch chi tiêu, kế hoạch bảo hiểm, kế hoạch đầu tư…Quản lý tài chính phải có mục tiêu rõ ràng. Hơn nữa, mục tiêu này có thể lượng hóa và có tác dụng trong một khoảng thời gian nhất định.
2, Cần phải hiểu rõ rằng tích cóp tiền của là khởi điểm xuất phát trong quản lý tài chính
Hình thức tích cóp: gửi tiết kiệm không kỳ hạn, gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Trong đó có gửi chẵn rút chẵn, gửi lẻ rút chẵn, gửi gốc rút lãi cả có kỳ hạn và không có kỳ hạn…
Tuy nhiên tiết kiệm tiền phải có sự tính toán khoa học về số lượng tiền gửi và thời hạn gửi. Sao cho có lợi nhuận cao nhất có thể. Có thể gửi tiết kiệm theo hình thức tự động đáo hạn nhưng thời hạn không nên quá dài.
3, Học cách tiêu dùng lý tính, chi tiêu dựa trên mức độ thu nhập
Học cách quản lý tài chính từ con số 0. Cần phải hiểu rõ rằng chi tiêu căn cứ trên mức độ thu nhập là nhiệm vụ quan trọng đầu tiên trong quản lý tài chính.
Từ chối những sự cám dỗ ngắn hạn. Khi lựa chọn sản phẩm hàng hóa giảm giá khuyến mãi cần phải cẩn trọng. Theo điều tra nghiên cứu, rất nhiều những sản phẩm nằm trong chương trình, hoạt động khuyến mãi điều tồn tại những vấn đề về chất lượng. Do vậy, người quản lý tài thông minh phải là người chống lại được sự cám dỗ.
Học cách tiêu dùng lý tính, chi tiêu căn cứ trên mức độ thu nhập. Tiêu tiền cũng là một môn học. Do vậy, khi mua sắm cần phải mua đúng sản phẩm chứ không phải là mua đồ đắt.
4, Kiên trì với việc tiết kiệm là cội nguồn của quản lý tài chính
Tiết kiệm ở đây là quy hoạch tiền trong túi của mình một cách hợp lý. Giảm thiểu các loại chi tiêu không cần thiết. Không phô trương, lãng phí. Tiêu tiền vào những việc có ý nghĩa và có giá trị.
Thế nhưng tiết kiệm không có nghĩa là hạ thấp trình độ cuộc sống. Không nên tiết kiệm một cách mù quáng. Mọi việc phải nằm trong tầm tay của mình. Tiến hành theo kế hoạch quản lý tài chính. Tiết kiệm một cách phù hợp, sẽ giúp bạn có được thêm nhiều của cải, tiền tài hơn.
5, Cố gắng học hỏi đầu tư quản lý tài chính
Quản lý tài chính cá nhân, ngoài cách hình thành quan niệm, xây dựng mục tiêu quản lý tài chính, tiết kiệm tài chính. Còn phải học cách tận dụng các khoản tiền này để đầu tư quản lý tài chính.
Cùng với việc không ngừng xuất hiện các sản phẩm quản lý tài chính online. Người đầu tư có thể căn cứ trên sở thích và tình hình kinh tế của bản thân để lựa chọn các sản phẩm quản lý tài chính phù hợp.
6, Làm tốt công tác quy hoạch nghề nghiệp, quy hoạch cuộc đời
Thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội. Phát biểu hoặc chia sẻ bài viết online, không ngừng mở rộng mối quan hệ xã giao của bản thân. Học cách đầu tư cho chính mình. Tham gia vào các khóa đào tạo kỹ năng chuyên môn. Không ngừng nâng cao năng lực bản thân, bạn chắc chắn sẽ có một cuộc sống hoàn toàn khác.
Học cách đầu tư quản lý tài chính, làm tốt công tác quy hoạch cuộc đời là một việc vô cùng quan trọng. Ví dụ một năm sau mua nhà, hai năm sau mua xe, ba năm sau bắt đầu nuôi dạy con cái…Tóm lại tất cả mọi thứ phải được quy hoạch rõ ràng rồi mới có thể đầu tư và quản lý tài chính một cách tốt nhất được.
>> Cách quản lý tài chính-tiền trong gia đình hiệu quả nhất
10 kiến thức kỹ năng đầu tư quản lý tài chính cá nhân không thể thiếu
1, Mua sắm phải biết cách so sánh giá và kiểm soát chi tiêu
Chi tiêu mua sắm phải biết cách kiểm soát. Dĩ nhiên điều này không có nghĩa là bảo bạn phải hạ thấp chất lượng cuộc sống của mình. Chỉ là những sản phẩm giống nhau, có thể bạn chỉ cần bỏ ra một số tiền ít hơn người khác là có thể mua được. Bạn có thể so sánh giá trước khi mua sắm. Hoặc tận dụng phiếu ưu đãi giảm giá.
Kiểm soát chi tiêu cũng là một nội dung rất quan trọng trong công tác quản lý tài chính. Chi tiêu có kiểm soát giúp bạn quản lý tài chính tốt hơn. Tiết kiệm được nhiều khoản chi phí. Từ đó giúp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý tài chính.
2, Bạn không quản lý tài chính, tiền tài của cải sẽ tự động bỏ bạn mà đi
Khi làm dự toán quản lý tài chính cá nhân, có thể chia thành ba phần: một là chi phí bắt buộc, hai là chi phí không quan trọng, ba là chi phí không cần thiết. Nắm rõ mỗi khoản chi tiêu của mình, sau đó cắt một phần thu nhập để tiết kiệm hoặc đầu tư.
3, Không nên mạo hiểm đầu tư vào những lĩnh vực mà bạn không hiểu
Bạn muốn đầu tư vào các sản phẩm nghệ thuật, đầu tư vào đồ cổ, hay mua cổ phiếu, ngoại tệ… Đầu tiên hãy tự hỏi chính mình có thực sự hiểu về những ngành nghề đó không?
Sản phẩm nghệ thuật, đồ cổ có quá nhiều nên rất khó phân biệt thật giả. Cổ phiếu thì sao? Bạn có hiểu gì về những đường xanh đỏ trên bảng niêm yết cổ phiếu không? Bạn có am hiểu về tỷ giá ngoại tệ không? Biết cách quy đổi hay không?…
Tóm lại, không nên đầu tư vào những lĩnh vực mà bạn không hiểu hoặc chưa hiểu về nó. Có như vậy mới không phải chịu thua lỗ, thiệt thòi.
4, Muốn làm tốt công tác quản lý tài chính, phải xem nhiều tin tức tài chính
Hãy xem nhiều tin tức thời sự tài chính. Bởi tình hình chính trị quốc gia sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình kinh tế. Hơn nữa, tin tức thời sự hàng ngày hình chữ có đủ, đơn giản và dễ hiểu.
5, Ép bản thân hình thành thói quen tiết kiệm có kỳ hạn
Đừng lúc nào cũng kêu ca không biết quản lý tài chính, không có tiền để quản lý tài chính. Dù không biết quản lý tài chính bài bản, nhưng tiết kiệm không thể không biết.
Tiền không phải là vạn năng. Nhưng nếu không có tiền, mọi thứ sẽ không thể thực hiện được. Do vậy, hãy lập cho mình một kế hoạch, hàng tháng gửi tiền tiết kiệm vào trong ngân hàng. Ép mình phải hình thành thói quen tiết kiệm, tiết kiệm và tiết kiệm.
6, Không hiểu về đầu tư, có thể tìm kiếm các đơn vị quản lý tài chính
Hiện nay, trong xã hội rất nhiều đơn vị, tổ chức quản lý tài chính chuyên nghiệp. Nếu không hiểu về đầu tư, quản lý tài chính, bạn có thể nhờ đến họ. Nhờ họ tư vấn và tìm ra phương pháp quản lý tài chính phù hợp nhất với bạn.
7, Xây dựng thói quen ghi chép sổ sách, công nợ mỗi ngày
Ghi chép sổ sách đối với nhiều người mà nói hơi có chút phiền phức, dễ bị quên. Nhưng nếu kiên trì ghi chép sổ sách mỗi ngày sẽ là việc có ích suốt đời. Ghi chép sổ sách không những giúp bạn làm tốt công tác dự toán. Mà còn giúp bạn kiểm soát tốt một một số những khoản thu chi lãng phí không đáng có.
8, Tận dụng nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân một cách hợp lý
Định luật quản lý tài chính cá nhân buộc phải nắm được đó là: định luật 4321 phân bổ tài sản một cách hợp lý. Định luật 80 dự tính khả năng chống đỡ rủi ro của bạn. Định luật 10:10 tỷ lệ mua bảo hiểm cá nhân. Định luật 3:1 vay tiền mua nhà…
9, Muốn nhảy việc phải xem xét thật kỹ, đừng xin vào những công ty, doanh nghiệp còn kém hơn hiện tại
Đối với nhiều người mà nói, nhảy việc vừa là cơ hội, cũng vừa là rủi ro. Nếu bạn thực sự muốn nhảy việc, đầu tiên bạn cần phải có sự quy hoạch rõ ràng về phương hướng phát triển sự nghiệp của mình. Thứ hai, bạn thực sự có vốn để nhảy việc, bạn muốn có không gian phát triển lớn hơn. Cuối cùng, nhảy việc phải tìm những nơi mang lại lợi ích cao hơn cho chính bạn.
10, Sức khỏe là vốn cách mạng, đừng quên đầu tư cho sức khỏe bản thân
Sức khỏe là vốn cách mạng. Đừng chỉ nghĩ tới việc ra sức kiếm tiền. Sức khỏe tốt mới có thể kiếm được nhiều tiền. Nếu không hậu quả sẽ rất khó lường.