Nghịch lý cuộc đời: thành công=nợ nần chồng chất

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, mọi thứ lớn nhỏ từ xe hơi cho tới thẻ tín dụng dù ít dù nhiều cũng đều có sự tồn tại của các món nợ.

Quan niệm sống có nhiều người sớm đã thay đổi từ phương Đông sang phương Tây. Đổi từ “dành dụm tiền mua nhà” thành “vay tín dụng”. Nhưng nếu sự hiểu biết về các khoản nợ trong cho vay thấu chi của bạn chỉ dừng lại ở mức độ “vay nợ trả tiền”. Chứng tỏ bạn đang không theo kịp thời đại.

Trên thực tế, dù là mua nhà, mua xe hay mua trả góp thì phía sau nó đều có một bộ lô-gic về nợ tài chính đang hoạt động tích cực. Những người thông minh không chỉ biết quản lý tài chính, mà còn biết cách quản lý các khoản nợ. “Nợ” là một nguồn tài nguyên đáng quý trong cuộc đời. Vận dụng các công cụ về nợ một cách khéo léo để sinh tiền từ nợ. Tích thêm điểm cho sự nghiệp quản lý tài chính lớn.

Con người ta thường chỉ quan tâm tới các tài sản hữu hình cá nhân như: tiền, nhà và xe…Đồng thời sẽ rất dễ lơ là giá trị của các tài sản vô hình như tín dụng. Lý do là bởi, con người ta không hề biết tín dụng thực ra rất có giá trị.

>> 6 Đặc trưng lớn của những Ông lớn kinh doanh thành công nhất về Tiền Bạc trên Thế giới

Những người khởi nghiệp đều hiểu rõ rằng con người ai cũng sẽ có lúc thiếu tiền. Những lúc bạn thực sự rất muốn vay tiền chưa chắc đã có cơ sở tín dụng. Khi bạn giàu có, bạn có thể thông qua việc vay nhiều lần với số lượng ít. Để nhấn mạnh mối quan hệ tín nhiệm giữa người với người.

Doanh nghiệp góp vốn nên góp vốn vào lúc doanh nghiệp đang kinh doanh tốt nhất. Đây chính là thời cơ tốt nhất để tăng cường tín dụng và nâng cao thực lực của doanh nghiệp. Bởi khi doanh nghiệp gặp khó khăn, góp vốn sẽ là chuyện hết sức khó khăn.

Đối với người trẻ mà nói, họ cần phải có sự trưởng thành, cần phải thử thách, phạm sai lầm. Đồng thời họ cũng cần cơ hội và mối quan hệ xã hội. Trưởng thành luôn phải trả giá. Nợ sẽ trở thành nguồn động lực giúp họ tiến lên.

Rất nhiều doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh trong các món nợ khủng cũng là vì lẽ đó. Rất nhiều người không có áp lực mắc nợ. Họ sợ mang nợ, sợ thất bại và sợ đột phá để thay đổi cuộc đời. Muốn thành công hãy học cách mắc nợ.

Trả lời