6 Kiểu người này, nếu khởi nghiệp thì chính là con đường dẫn tới những kết cục bi thảm

Khởi nghiệp là việc vô cùng khó. Tôi nghĩ rằng cần thiết phải là rõ những chướng ngại và những chi tiết vụn vặt khiến chúng ta phải hoang mang lo sợ. Tôi cho rằng những người khởi nghiệp đã tìm hiểu kỹ lưỡng điều này. Dù thành hay bại thì cuối cùng họ cũng đều chiếu lên một tia sáng trong bức màn thời đại.

Con người không phải ai sinh ra cũng đều phù hợp để khởi nghiệp. Có những người khởi nghiệp lần đầu đã thành công. Có những người khởi nghiệp nhiều lần vẫn thất bại. Nhưng nếu là một trong 6 kiểu người dưới đây thì tôi khuyên các bạn tuyệt đối đừng khởi nghiệp.

1, Những người sợ mệt, sợ phiền phức

Đại đa số nhiều người đều có mức độ tiếp nhận phổ biến đối với những sự việc mệt mỏi, phiền phức và khó xử. Nhưng có những người lại rất sợ mệt, sợ phiền phức. Khi làm việc, họ thường lề mề và trì hoãn. Đây là kiểu người không thích hợp để khởi nghiệp.

Trong mọi trường hợp và hoàn cảnh, khởi nghiệp luôn là việc rất gian khổ, mệt mỏi và phiền phức. Nên nếu bạn vốn rất sợ những điều này. Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi khởi nghiệp.

Ngoài ra, nếu mô hình kinh doanh khởi nghiệp mà bạn lựa chọn là thứ mà bạn thích thì bạn sẽ ra sức thực hiện. Dốc toàn tâm toàn sức. Do vậy điều này cũng rất quan trọng.

Bởi nếu là những thứ mà mình thích, có thể bạn sẽ kiên trì lâu hơn so với người khác. Người ta làm 1-2 năm thì bỏ cuộc, còn bạn có thể kiên trì tới 4-5 năm. Thậm chí còn có thể thành công.

Cảm giác hạnh phúc và thành công trong quá trình cũng rất quan trọng. Đừng bao giờ nghĩ rằng phải có được thành công mới có cảm giác hạnh phúc. Chỉ cần mô hình kinh doanh mà bạn lựa chọn là thứ mà bạn thích. Vậy thì cả quá trình đó đều sẽ rất hạnh phúc.

Ví dụ, có những ngành nghề bạn phải làm tới 5-6, 7-8 năm mới thành công. Nếu công việc mà bạn làm không phải là những thứ mà bạn thích mà chỉ vì thành tựu thì sẽ rất khó kiên trì tới những phần thưởng và sự báo đáp của nhiều năm sau đó.

Điều này rất quan trọng, nhất là khi bạn không còn trẻ tuổi nữa. Nếu như bạn đã trên 35 tuổi, thì bạn cần phải hiểu rõ rằng, với những chuyện mà mình không thích sẽ rất khó có thể kiên trì nhẫn nại được nhiều năm.

Tóm lại những người sợ khổ, sợ mệt, sợ phiền phức đều không thích hợp để khởi nghiệp. Do vậy cần phải suy nghĩ thật kỹ.

2, Những người không kiên trì, dễ bỏ cuộc

Bạn cần phải xác định rõ rằng, tất cả các quá trình khởi nghiệp đều là trường chinh vạn dặm. Đừng chỉ chăm chăm nhìn vào những siêu sao nổi tiếng trong phút chốc và phán quyết này nọ. Tuyệt đại đa số các doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả những doanh nghiệp xuất sắc nhất cũng phải trải qua một quá trình khởi tạo dài dặc.

Thời đại khoa học công nghệ, chúng ta nhìn thấy không ít những trường hợp ngoại lệ. Một số người trẻ thông minh, không theo đuổi sự nghiệp lâu dài. Họ nhìn thấy những định hướng nổi bật, họ nhanh chóng đưa ra những sản phẩm đủ tốt nhưng không chuyên nghiệp.

Họ bán lại nó cho những doanh nghiệp lớn. Tự do tài chính trong thời gian ngắn. Tuy nhiên về tổng thể thì đây là việc không có giá trị để quảng bá và học hỏi. Dù bạn khởi nghiệp bằng cách nào hay mô hình gì đi chăng nữa. Ngay từ buổi đầu tiên, hãy luôn nhắc nhở bản thân đó sẽ là cả một quá trình dài dặc.

Do vậy những người không kiên trì trong công việc. Làm việc gì cũng không được lâu dài sẽ không thích hợp để khởi nghiệp.

3, Những người có khả năng chịu đựng áp lực kém

Những nhân tố quý báu mà khởi nghiệp cần phải có đó là tinh thần mạo hiểm, ý chí nghị lực, nhạy bén, quan hệ xã hội, IQ, khả năng tự nhận thức và tự kiểm điểm…Đối với người khởi nghiệp, đây đều là những nhân tố vô cùng quan trọng.

Nhưng chỉ cần bạn có khát khao đủ mạnh, đấu trí dạt dào thì rất nhiều thứ bạn vẫn có thể học hỏi và nắm bắt được trong quá trình khởi nghiệp. Nhưng nếu bạn vốn là người không đủ sức chịu đựng về tâm lý. Bạn sẽ không thích hợp để khởi nghiệp.

Áp lực và nỗi sợ mà bạn phải chịu đựng trong quá trình khởi nghiệp luôn nằm ngoài sức tưởng tượng của bạn. Nó sẽ khiến những người có sức chịu đựng áp lực bình thường phải vỡ òa. Do vậy, phải là những người có khả năng chịu đựng áp lực hơn người mới thích hợp để khởi nghiệp.

Bản chất của khởi nghiệp giống như việc xây dựng giang sơn. Rất hiện thực và tàn khốc. Nên nếu bạn là người có sức chịu đựng áp lực kém. Tôi khuyên bạn không nên khởi nghiệp.

Nếu như bạn không dám chắc về khả năng gánh chịu áp lực của mình. Bạn có thể tìm đến các bác sỹ chuyên khoa thần kinh hoặc bác sỹ tâm lý đề làm xin tư vấn test thử.

>> 20 “góp ý” với người khởi nghiệp trong thời đại mới hiện nay

4, Những người chần chừ do dự trước khởi nghiệp

Những người chỉ cần nhắc tới khởi nghiệp là họ xúc động vô cùng không thể kiềm chế. Họ cảm thấy do dự là vì những mô hình kinh doanh, chiến lược và kế hoạch cụ thể. Chứ không phải chần chừ do dự trước việc có nên khởi nghiệp hay không? Đây chính là sự khác nhau về bản chất.

Nếu bạn chần chừ, do dự trước khởi nghiệp. Chứng tỏ bạn không thích hợp để khởi nghiệp. Có lẽ bạn phù hợp đi theo những người khởi nghiệp hơn là tự mình khởi nghiệp. Ngoài ra, cũng không nên lúc nào cũng chỉ nghĩ tới khởi nghiệp. Bởi hiện nay khởi nghiệp cũng không còn là việc đáng để đề xướng nữa.

Đối với những người khởi nghiệp mà nói. Đây đúng là một thời đại hoàn hảo. Nhưng làn sóng khởi nghiệp này cũng giống như những làn sóng khác. Bên trong nó chắc chắn sẽ có bong bóng. Trừ khi phải đã suy nghĩ thật kỹ về bản thân và những việc cần làm. Nếu không tuyệt đối đừng khởi nghiệp theo phong trào một cách mù quáng.

Đừng bao giờ nghĩ rằng việc bạn làm việc trong một công ty cũ, còn những người khác đều đã khởi nghiệp kinh doanh là một áp lực cả. Mỗi người phù hợp với một công việc khác nhau. Dù đi làm thuê nhưng bạn vẫn có thể giàu và thành công như những người khác.

5, Những người thích tự do không muốn đi làm thuê chịu ấm ức

Nhiều người sở dĩ khởi nghiệp là do họ nghĩ rằng tính cách của họ không thích hợp để đi làm thuê. Họ nghĩ rằng họ không thể chịu được ấm ức. Họ không thích bị cấp trên hoặc người khác sắp xếp thời gian của minh. Họ hy vọng mình có thể tự do hơn.

Nếu khởi nghiệp bằng lý do này, tuyệt đối không được đề xướng. Bởi đây không phải là một lý do khởi nghiệp tốt. Thậm chí còn có mùi giễu cợt. Bởi có thể bạn sẽ gặp phải những kết quả còn tồi tệ hơn.

Sau khi khởi nghiệp, bạn có thể sẽ phải chịu đựng nhiều ấm ức hơn. Trước đó, chỉ có sếp là người khiến bạn bị ấm ức. Nhưng sau khi khởi nghiệp, bất cứ ai cũng có thể khiến bạn phải chịu ấm ức. Ví dụ nhưng truyền thông đại chúng, người tiêu dùng, khách hàng, đối tác…Những người này sẽ khiến bạn phải chịu những ấm ức nhiều hơn gấp hàng trăm hàng nghìn lần so với trước đó.

Jack Ma đã từng nói rằng: “Trái tim của những nhà doanh nghiệp đều được nuôi lớn bằng ấm ức. Như vậy bạn có thể biết rằng những ấm ức mà người làm chủ phải chịu đựng lớn hơn gấp vô số lần so với lúc họ còn đi làm thuê. Hiểu được điều này, bạn sẽ có được những nhận thức tỉnh táo hơn”.

Ngoài ra, một khi trở thành ông chủ. Bạn sẽ đau khổ và phát hiện ra rằng, thời gian của mình đều bị trợ lý xếp kín lịch. Hơn nữa, nhiều sự sắp xếp không phải bạn có thể làm chủ được.

Do vậy nhất định phải nhớ rằng, nếu nghĩ mình vì không chịu được ấm ức, không thích bị người khác sắp xếp thời gian mà đi khởi nghiệp. Lý do này thực sự rất hoang đường.

6, Những người rất quan tâm tới việc ở bên cạnh gia đình và người thân

Một số người rất coi trọng việc 1 ngày, 1 tuần hoặc 1 tháng có thể ở bên cạnh gia đình và người thân bao nhiêu lâu? Nếu bạn là người rất quan tâm tới việc này thì tuyệt đối không nên khởi nghiệp.

Lời nói dối kinh điển nhất về khởi nghiệp có lẽ là có thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Đây là điều tuyệt đối không thể. Một khi đã khởi nghiệp, tất cả mọi thời gian đều chỉ tập trung vào công việc. Sẽ rất khó để quan tâm tới gia đình. Trừ khi ý tưởng khởi nghiệp của bạn là cũng với vợ mình kinh doanh một quán cà phê hay một hiệu sách có thể đóng cửa chỉ trong vòng nửa năm.

Trả lời