4 vấn đề mà hầu hết người kinh doanh đều không làm được

Chuẩn bị vốn, mặt bằng, nguồn hàng là điều tất yếu phải làm, nhưng có 4 vấn đề mà hầu hết người kinh doanh chưa hoặc không thể làm được khiến ước vọng lập nghiệp bị thất bại.

Trong kinh doanh, chắc chắn bạn phải chuẩn đầy đủ vốn, bạn có thể huy động nguồn vốn từ nhà đầu tư hoặc tự mình kiếm tiền để kinh doanh. Đối với việc chuẩn bị mặt bằng hay nguồn hàng chất lượng cũng làm tương tự như vậy nhưng đó chỉ là những yếu tố cơ bản nhất mà một người kinh doanh phải làm.

Những người thất bại khi kinh doanh không phải là vì họ không có mặt bằng tốt, vị trí cửa hàng đắc địa. Cũng không phải họ không đủ tiền, nếu dự án kinh doanh khả thi bạn mang bản kế đó thuyết phục nhà đầu, chẳng có lý gì họ không bỏ tiền cho 1 dự án sẽ thu lãi lớn. Lý do thực sự làm cho phần lớn người kinh doanh bị thất bại là vì:

1, Không làm cho khách hàng tin ❤❤

Có câu nói không chỉ Lương mà các chuyên gia kinh doanh, doanh nhân rất tâm đắc “ Chỉ cần bạn làm cho người mua tin tưởng, bạn bán gì họ cũng mua”.

Khi bạn mới chập chững bước vào thị trường, không ai quan tâm và nhận ra bạn là ai , hầu hết người mua chỉ quan tâm đến những sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu lớn, khi mua hàng gần như mọi người tập trung mua của những công ty lớn chứ không phải một nhà phân phối nhỏ như chúng ta.

5 sai lầm thường gặp của người nghỉ việc để kinh doanh

Lý do là vì những công ty lớn có đủ uy tín để chịu trách nhiệm với sản phẩm họ bán ra, khách hàng cho rằng “ Công ty của họ to vậy, chẳng lẽ họ làm ăn vô trách nhiệm ?”. Còn bạn chỉ là một người tí hon trên thị trường mà thôi.

Muốn phát biểu điều gì, muốn bán sản phẩm nào bạn phải làm một việc đầu tiên là lấy lòng tin của người mua. Khi chưa làm được điều đó bạn đừng triển khai bất cứ một hoạt động nào trong kinh doanh.

Rất nhiều người quảng cáo, khuyến mại, chiết khấu cho hàn hóa trong giai đoạn đầu, nhưng cuối cùng doanh thu chẳng được bao nhiêu, là bởi vì họ chưa giải quyết được vấn đề lòng tin mua hàng, thế chẳng phải đã tốn bao tiền bạc làm những việc không mang lại lợi ích ?

2, Không làm cho khách hàng thích thú với sản phẩm/dịch vụ

Muốn làm cho khách hàng tin tưởng vào hàng hóa của chúng ta, bạn cần cho vào sản phẩm của mình 1 “gia vị” làm người mua cảm thấy hứng thú, có cái để xem, có cái để nhìn, có lý do để nói chuyện với bạn.

“Gia vị” là yếu tố đặc biệt không giống với ai, “gia vị” có thể nằm bên trong sản phẩm, có thể thuộc về khâu phục vụ trước, trong và sau bán. Gia vị là thứ để khách hàng quan tâm và chú ý đến hàng hóa mà chúng ta giới thiệu. Điều này giống với một chàng trai muốn ngỏ lời yêu với cô gái, nếu chàng trai ăn nói hài hước, gương điển trai, nhà giàu, xe hơi… thì chắc chắn cô gái ít nhiều cũng chú ý đến anh ta.

3, Không tạo được sức cạnh tranh đủ lớn

Khi bạn thâm nhập vào thị trường mới hoặc cũ, sớm muộn cũng sẽ có đối thủ cạnh tranh. Nếu bạn muốn tồn tại để ăn hết chiếc bánh ngọt, bạn cần dựng lên cho mình một hàng rào ngăn cấm mọi đối thủ cạnh tranh nhảy vào đòi ăn chung miếng bánh.

Hầu hết người kinh doanh mới không có yếu tố đặc biệt để cạnh tranh với đối thủ, sức lực quá yếu sẽ tự đẩy bản thân mình ra khỏi thị trường kinh doanh đó.

4, Không thể tạo nên một thương hiệu chuyên nghiệp

Sức cạnh tranh và thương hiệu có liên quan mật thiết. Thương hiệu là kết quả của những hành động kinh doanh khác biệt, thương hiệu của người khác không giống với bạn và ngược lại, nó có thể giúp chúng ta tồn tại lâu hơn trên thị trường.

Thế nhưng nhiều người không thể tạo nên 1 thương chuyên nghiệp cho riêng mình, theo năm tháng dần bị lu mờ và cuối cùng là thất bại. Hãng điện thoại Nokia từng một thời lừng lẫy vớ thương hiệu “điện thoại cục gạch”, tuy nhiên xu hướng thị trường yêu cầu điện thoại phải là Smartphone ( điện thoại thông minh), Nokia không thay đổi bản thân khiến thương hiệu biến mất khỏi thị trường.

Trả lời