Trong kinh doanh người Nhật Bản giữ chân khách hàng của họ như thế nào, bài viết này chia sẻ cách mà người Nhật khiến mọi khách hàng cảm nhận được sự tốt đẹp trong hàng hóa của họ.
Nhật Bản và Việt Nam có nhiều nét tương đồng trong văn hóa, đời sống, cách đối nhân xử thế. Vì vậy chúng ta có thể áp dụng cách mà người Nhật kinh doanh trong động kinh doanh của bạn, sau này Lương cũng sẽ cố gắng chia sẻ nhiều thêm với mọi người những kiến thức kinh doanh mà người Nhật áp dụng.
Còn trong nội dung bài viết này Lương chia sẻ với bạn 20 cách mà người Nhật giữ chân khách hàng, bạn sẽ cảm thấy thực sự ngưỡng mộ “sự tử tế” trong kinh doanh của người Nhật và họ nhận được long tin tưởng tuyệt đối của khách hàng.
1, Siêu thị quan tâm đến sức khỏe, hướng dẫn khách hàng thời gian nấu nướng ở siêu thị
Siêu thị ở Nhật Bản hiểu rằng khách hàng đặc biệt quan tâm đến sức khỏe, cùng là một món ăn nhưng họ trưng bày và cụ thể hóa từng sản phẩm đến từng mong muốn của cá nhân. Chẳng hạn cùng là 1 suất thịt gà tươi trong siêu thị, nhưng có người chỉ thích ăn cánh, có người lại chỉ thích ăn phần đùi gà, có người lại chỉ thích ức gà vì vậy Siêu thị ở Nhật Bản họ bày biện những suất thực phẩm theo từng mong muốn của khách hàng.
Siêu thị còn ghi rõ ràng và chi tiết thời gian chế biến và nấu là bao nhiêu trong bảng hướng dẫn đặt ngay cạnh sản phẩm trên kệ hàng của siêu thị, người mua căn cứ vào thời gian rảnh của mình để chế biến và nấu trong khung thời gian đó.
Hơn nữa siêu thị còn có một mảnh giấy hoặc bảng ghi rõ những loại chất Vitamin, chất khoáng có trong thực phẩm sẽ bổ sung cho những người cụ thể như thế nào, siêu thị muốn nhấn mạnh sức khỏe của người mua là quan trọng hơn cả.
2, Luôn cố gắng hết sức để lắng nghe ý kiến của người mua
Nhật Bản có rất nhiều trung tâm thương mại, người quản lý trung tâm thương mại sẽ tích cực thu thập ý kiến đóng góp của người tiêu dùng sau đó ghi ra giấy hoặc đánh máy vào máy tính và dán những mảnh giấy này lên 1 chiếc bảng lớn ở mỗi tầng của trung tâm thương mại, trong số những đánh giá của khách hàng có cả nhật xét tiêu cực và tích cực tất cả đều sẽ được dán lên bảng tin.
Ngay phía dưới lời nhật xét của khách hàng, siêu thị còn ghi giải pháp sẽ thực thi để khắc phục và hoàn thiện theo ý kiến của người tiêu dùng. Điều này giúp cho mỗi quan hệ của hệ thống các cửa hàng và siêu thị với khách hàng gần gũi thân thiết hơn, họ hiểu rằng siêu thị hay trung tâm thương mại là nơi mà khách hàng có thể đến bất cứ lúc nào trong ngày làm việc, vì vậy siêu thị cũng giống nhà của khách hàng càng phải xóa tan khoảng cách xa lạ giữa 2 bên.
>> Cách người Nhật giữ chân khách hàng như thế nào (P2)
Nhận xét về những vấn đề mà siêu thị làm chưa tốt giúp cho người bán biết được điểm yếu và phải cải thiện sai sót nào, hơn nữa khi họ thể hiện lời đánh giá tiêu cực của khách hàng lên bảng tin còn giúp cho người tiêu dùng biết được rằng họ đã thay đổi điều gì, và đương nhiên 1 vị khách hàng cảm nhận được sự thay đổi sẽ nói với 10 người, 100 người khác về hình ảnh đó của siêu thị và đương nhiên họ có thêm rất nhiều khách hàng.
Trong quản trị khách hàng, sự thất thiết giữa người bán và người mua làm tăng độ tin cậy của bên bán, thông qua đó siêu thị và trung tâm thương mại có thể đưa ra những chính sách và sản phẩm mà sẽ dễ dàng nhận được sự chào đón từ khách hàng.
3, Động vật, thú cưng cũng được quan tâm đặc biệt
Trung tâm thương mại ở Nhật Bản chuẩn bị những khu vực dành riêng để chó, mèo, thỏ, … có thể rửa chân trước khi được chủ nhân đưa vào siêu thị, thậm chí ở một số nơi còn có nhân viên phục vụ việc chăm sóc thú cưng, họ phụ giúp chủ nhân làm những điều liên quan đến chúng khi đến siêu thị.
Thú cưng ở Nhật Bản được người dân yêu thích, khi đến trung tâm thương mại có rất nhiều người mang theo thú cưng vì thế chúng trở thành những vị khách hàng “ bất đắc dĩ” của siêu thị, người quản lý cho rằng chúng không mua hàng nhưng thú cưng được dẫn theo chủ nhân nhằm nâng cao sự thỏa mãn, dễ chịu của người mua. Nếu khách hàng càng thỏa mái thì họ sẽ thích mua hàng nhiều hơn, và biết đâu họ lại mua thêm chút đồ ăn cho thú cưng của mình mặc dù đồ ăn của chúng vẫn còn khá nhiều ở nhà.
4, Chú trọng đến phòng riêng cho bà mẹ nuôi con
Người Nhật Bản họ không chỉ nói và quan niệm rằn họ quan tâm đến các bà mẹ nuôi con, các trung tâm thương mại có những khu phòng ở riêng biệt phục vụ cho các bà mẹ nuôi con bằng sữa, bên trong phòng có ghế đủ dùng cho 2 mẹ con và một số đồ dùng cần thiết.
> Toàn bộ kỹ năng bán hàng quan trọng cho người kinh doanh
Bên trong khu vực có phòng cho mẹ và trẻ nhỏ lắp đặt máy bán hàng tự động với thiết kế bên ngoài phù phù hợp với nhãn quang của trẻ như màu sắc tươi mới, trên thân máy bán hàng được dán hình ảnh siêu nhân, các loài vật bay sinh sộng, ngay cả những chiếc hộp chứa đựng đồ uống cũng nhỏ vừa tay cầm của trẻ em.
Khu phòng ở riêng biệt dành cho trẻ em còn cho phép các ông bố vào để pha sữa bột cho con, đưa con đi tiểu, đàn ông Nhật Bản chăm chỉ do vậy họ cũng thường xuyên làm những việc của phụ nữ để phụ giúp vợ mình trong lúc cô ấy bận.
5, Quan tâm đến từng chi tiết nhỏ cho trẻ em
Không chỉ chú trọng đến phòng dành riêng cho mẹ và bé, các trung tâm thương mại ở Nhật Bản còn chuẩn bị đầy đủ các xe đẩy cho các bà mẹ đặt em bé nằm trên đó và di chuyển trong quá trình lựa chọn mua hàng hóa.
Trung tâm thương mại thường có một khu riêng ngay cửa ra vào để những chiếc xe đẩy cho các bà mẹ tiện lấy, ngay bên cạnh còn có một tấm vải giúp vệ sinh vi khuẩn và làm sạch xe đẩy. Đặc biệt là ở khu vực nghỉ ngơi trong siêu thị, bạn còn thấy một vùng riêng chỉ dành cho trẻ em.
Người Nhật quan tâm đặc biệt đến sức khỏe của trẻ em, họ hiểu rằng cha mẹ sẽ an tâm để mua hàng nếu như con cái của họ được an toàn, chính vì vậy các trung tâm thương mại ở Nhật rất biết cách lấy lòng khách hàng thông qua những dịch vụ đi kèm.
6, phép tác và nghi lễ nhỏ bé của Nhật Bản được áp dụng trong kinh doanh
Các trung tâm mua sắm ở Nhật Bản tuyển dụng và đào tạo nhân viên bài bản. Nhân viên phục vụ ở siêu thị luôn ân cần, nhẹ nhàng bằng lời nói, hành động từ lúc khách hàng đến cửa tiệm cho đến khọ rời đi.
Nhân viên biết lắng nghe một cách nghiêm túc và không ngừng thể hiện sự chân thật với người mua, mỗi nhân viên làm việc ở các bộ phận khác nhau trong siêu thị đều luôn giữ trên môi nụ cười khi phục vụ khách hàng.
Ở Nhật Bản người bán đặc biệt quan tâm đến những chia sẻ và phản hồi của khách hàng, ngay cả khi vấn đề sai sót từ người mua thì nhân viên vẫn thể hiện thái độ điềm đạm, thân thiện bằng cách thể hiện sự hối lỗi, nhận trách nhiệm về phía mình làm cho khách hàng cảm thấy họ đáng được nhận niềm vui khi tới siêu thị.
Người Nhật quan niệm khi họ làm người khác không vui, họ cho rằng bản thân họ thật đáng trách và họ sẽ nghĩ về điều đó thường trực cho đến khi họ giải quyết được vấn đề. Nếu bạn có dịp du lịch đến Nhật Bản bạn sẽ thấy cách họ phục vụ khách hàng thật đáng ngưỡng mộ và tuyệt vời.
7, Bố trí và thiết kế
Shanjing Outlet Plaza của Nhật Bản có diện tích khoảng 250.000 m2, với 248 cửa hàng buôn bán và hơn 5000 điểm dừng xe nhưng chỉ có khoảng 8 người phụ trách toàn bộ hoạt động vệ sinh tại khu vực, các thùng rác được bố trí khoa học và và luôn bảo đảm sạch sẽ cho người sử dụng. Môi trường sạch và vệ sinh có hiệu quả cao để giữ chân khách hàng, người mua cảm nhận được rõ sự sạch sẽ và thoáng mát sẽ trở thành địa điểm thứ 2 nên đến sau nhà mình.
Ở các khu trung tâm mua sắm tại Nhật Bản họ bố trí các dịch vụ cần thiết ngay sát, như thùng rác, nhà vệ sinh , cây rút tiền ATM, khu vực gửi đồ được thiết kế liền nhau giúp cho người mua dễ dàng sử dụng dịch vụ một cách liên tục.
8, Quan tâm đến thời tiết ngoài trời sẽ có mưa
Khi thời tiết ngoài trời mưa, người quản lý siêu thị sẽ đặt một chiếc máy làm khô nước mưa ướt cho khách hàng, nhờ đó khi di chuyển trong siêu thị họ không bị trợt trượt và mặt sàn siêu thị cũng luôn khô ráo vào ngày mưa lớn.
Những trung tâm mua bán ở Nhật Bản, họ còn chuẩn bị ô che mưa cho khách hàng mượn nhưng khách hàng sẽ phải mang chiếc ô quay trở lại siêu thị và trả cho người phụ trách, ở nhiều siêu thị khách hàng lau sạch ô và bảo đảm ô che mưa không bị rách thì họ có thể sử dụng mang về nhưng vào lần sau khi đến siêu thị họ sẽ phải mang theo ô và đặt ở gần cửa ra vào để người khác lại sử dụng.
Người Nhật Bản có lòng tự tôn và trách nhiệm cao, ở Việt Nam nếu áp dụng cách thức này để phục khách hàng có lẽ ô che mưa “ một đi không trở lại”. Nhưng vấn đề là chúng ta sẽ phải thay đổi thói quen và cách tư duy đối với người mua, chứ không phải là người bán tư duy theo cách “ đã vậy thì đây cũng chẳng cần thiết, người nào có thân người đó lo”, không phải như thế ông chủ nha.
Kinh doanh là việc người bán cung cấp giá trị hữu ích đến người mua, nếu người bán không tạo ra nhiều giá trị hơn thì chắc chắn họ sẽ bị người khác vượt mặt, và đó cũng là lý do vì sao nền kinh tế Nhật Bản phát triển hơn nước ta rất nhiều.
9, Cá nhân hóa tủ gửi đồ
Để những vị khách du lịch nước ngoài tiện hơn trong việc mua sắm tại siêu thị, người quản lý chuẩn bị những chiếc tủ đồ với kích thước lớn để chứa được những ba lô cỡ lớn và những đồ dùng kích thước dài rộng.
Khách hàng đến siêu thị không phải lo lắng đồ đạc của mình được gửi ở đâu, sẽ có nhân viên hướng dẫn với những đồ dùng cá nhân có kích thước quá lớn, và bạn hoàn toàn có thể yên tâm nghĩ về những món hàng hóa mà mình muốn mua. Bởi thế mà người ta nói rằng Nhật Bản là một trong những quốc gia an toàn nhất thế giới, người đến Nhật Bản không phải lo lắng rằng bản thân sẽ chịu thiệt thòi về điều gì.
10, Thiết kế nhà vệ sinh phù hợp với từng cá nhân
Trong nhà vệ sinh có nhiều gương trang điểm, từ 8-10 gương trang điểm được gắn trên 4 góc của 1 chiếc kệ gỗ, vì vậy khi đi vệ sinh các chị em có thể dễ dàng trang điểm rất tiện lợi. Nếu mẹ có em bé nhỏ khi đi vệ sinh có thể để người con ngồi vào một chiếc ghế giống như chiếc xe đẩy nhưng chiếc ghế sẽ được dựng thẳng hoặc gắn liền với tường ngay cạnh bồn cầu để người mẹ có thể ngắm nhìn con yêu.
Siêu thị ở Nhật Bản còn thiết kế các đồ dùng và nội dành riêng cho trẻ em, bồn rửa tay của các em được thiết kế thấp để phù hợp với chiều cao, trên tường xung quanh được trang trí những hình họa ngộ nghĩnh, đáng yêu mang lại niềm vui thích cho các em.
Okay, Lương vừa chia sẻ Phần 1 về cách giữ chân khách hàng mà người Nhật áp dụng trong kinh doanh. Gặp lại mọi người trong phần thứ 2 Lương sẽ viết tiếp phần nội dung còn để bạn có thể xem xét và áp dụng cho quá trình kinh doanh của mình.