Bên cạnh việc bán sản phẩm, chúng ta phục vụ khách hàng thế nào để họ quý mến và muốn quay lại mua hàng cho chúng ta trong ta trong nhiều lần sau.
Trong hoạt động phục vụ khách hàng, chúng ta có 2 nhiệm vụ cần làm: Chăm sóc khách hàng theo lệ thường và phục vụ tinh thần của khách hàng. Những việc bạn làm cũng chỉ là để thỏa hoàn thành tốt nhất 2 nhiệm vụ này mà thôi.
Trong đó phục vụ tinh thần là công việc quan trọng hơn cả, một khi bạn thuyết phục được cảm tính của họ thì hoạt động chăm sóc thông thường có thể có hoặc không. Nhưng trái lại, bạn không “tóm” được mong muốn tinh thần của họ thì những nỗ lực khác cũng không mang lại hiệu quả trong công tác bán hàng.
Chiêu thức trong phục vụ để chinh phục khách hàng
1, Lễ nghĩa với khách hàng
Gọi điện cho khách hàng, bạn nên chọn những người có giọng nói nhẹ. Ngôn từ mà họ nói ra với khách hàng cần đơn giản, không hấp tấp, bình tĩnh, từ ngữ thốt phải tự nhiên để khách hàng cảm thấy bạn chuyên nghiệp.
> Để tạo ra 1 sản phẩm làm người khác không cạnh tranh được
Câu từ nói ra phải thể hiện đúng tuổi tác, nếu khách là người ít tuổi hơn có thể gọi là “Anh”, “Bên anh” “Chú”, “Bác”. Bản thân phải luôn luôn xưng “tôi” hoặc “em” “cháu”, “con” sao cho phù hợp với từng mối quan hệ tuổi tác trong văn hóa Việt Nam.
Để học lễ nghĩa, bạn có thể đến 1 phòng giao dịch khách hàng của ngân hàng bất kỳ. Nghe họ nói bạn sẽ học được nhiều thứ để áp dụng cho công việc kinh doanh của mình.
2, Thái độ phục vụ khách hàng trong kinh doanh
Bất luận bạn đang bán hàng hay nói chuyện với khách hàng sau bán, cần giữ thái độ vui mừng, chào đón, rộng lượng, sẵn sàng chấp nhận mọi yêu cầu của khách hàng, làm sao để khách hàng luôn có cảm nhận “ tôi là một thượng đến, các anh(chị) phải phục vụ tôi”.
Muốn thái độ được tốt nhất, bạn nên lập ra 1 bản quy định, khi nói chuyện với khách hàng trong bất kỳ thời điểm nào. Quy tắc làm việc rõ ràng và minh bạch vừa khiến khách hàng tự tin thỏa mái, vừa khiến họ phải thông cảm và tự nhận thấy bản thân họ đã sai khi đòi hỏi và yêu cầu quá đáng.
Muốn từ chối một đề nghị bất kỳ của khách hàng phải có cơ sở rõ ràng, chứng minh rằng việc khước từ đó là hoàn toàn đúng đắn. Lúc này khách hàng buộc phải khuất phục chứ không thể lấn lướt nhân viên của chúng ta.
3, Kế hoạch “bám chặt”
Chính sách bám chặt để dẫn dắt khách hàng tuân theo kế hoạch bán hàng của chúng ta, không cho họ tự ý đề nghị những yêu cầu bất hợp lý, nhân viên giao tiếp bán hàng nhất định phải làm được nhiệm vụ này, bằng không quy tắc kinh doanh của bạn sẽ bị phá vỡ.
Khi đề cập 1 vấn đề bạn chỉ cần xoáy thật sâu vào từng chủ đề đó để khách hàng hiểu rõ ràng. Giải quyết triệt để một vấn đề này mới được chuyển qua một vấn đề khác, không cho khách hàng vượt ra khỏi kế hoạch bán hàng.
4, Ghi chép và lưu giữ hồ sơ chi tiết về khách hàng
Làm tốt việc này bạn sẽ càng hiểu khách hàng, nói ra một câu chuyện nào đó khách hàng liền hiểu và cho rằng chúng ta là người kinh doanh rất bài bản. Hồ sơ và tài liệu chi tiết cũng giúp bạn đưa ra những ưu đãi, chế độ, chính sách bán hàng tốt nhất cho họ.
Tài liệu về khách hàng không chỉ bao gồm Tên công ty, tuổi tác khách hàng, địa chỉ , email, số điện thoại, mà còn phải có số lượng sản phẩm đã đặt mua trước đó, chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm, hiện trạng của hợp đồng như thế nào, số tiền thanh toán lần trước…
An Luong