Lần trước chúng ta đã tìm hiểu phần 1 về cách người Nhật giữ chân khách hàng, trong bài viết này Lương sẽ chia sẻ phần 2 để bạn có thể áp dụng trong hoạt động kinh doanh của mình.
11, Văn hóa quỳ gối trước khách hàng
Ở những quán ăn uống hay một số hàng quán hoạt động về đêm, nếu khách hàng đang ngồi xếp vàng và chờ đợi thì nhân viên phục vụ cần đặt thức ăn xuống và quỳ gối trước đồ ăn. Cách thức phục vụ này rất khó hiểu và không phải lúc nào bạn cũng sẽ thấy văn hóa quỳ gối này ở mọi cửa hàng ăn.
Các dịch vụ ăn uống hay thưởng thức giá trị tinh thần thuộc về văn hóa xưa của người Nhật Bản, họ tôn trọng và giữ gìn những giá trị này và áp dụng trong hoạt động kinh doanh. Cũng giống như những quán cà phê có thiết kế với phong cách đậm chất năm 40, 60 thế kỷ trước ở nước ta.
Dù bạn không hiểu cách mà nhân viên quán ăn quỳ để làm gì thì những người kinh doanh như bạn cần biết rằng, họ làm như vậy nhằm tạo sự khác biệt và nâng mức hài lòng đối với khách hàng. Họ hiểu rằng nếu người mua càng được tôn trọng và nâng tầm đẳng cấp thì họ sẽ đến cửa hàng trong nhiều lần sau.
Ở Việt Nam có rất nhiều cửa hàng ăn uống Nhật Bản, các cửa hàng của họ có thể mang thương hiệu đã có từ Nhật Bản sang để kinh doanh hoặc họ xây dựng 1 thương hiệu ăn uống mới tại Việt Nam nhưng bạn sẽ thấy phong cách ăn uống và trưng bày bàn ghế ở các nhà hàng Nhật Bản chủ yếu để ngồi quỳ hoặc ngồi xếp vàng. Nếu có cơ hội và đủ chi phí bạn hãy cố gắng trải nghiệm dịch vụ của họ, Lương nghĩ bạn sẽ nhận ra sự chuyên nghiệp trong phụ cụ khách hàng.
12, Không phải thử giày nhưng vẫn mua được đôi giày ưng ý
Nếu nói đến sự tỉ mỉ và cẩn thận không thể không nhắc đến phụ nữ Nhật Bản, kể cả khi họ cởi giày dép cũng rất tế nhị và ngượng ngùng, họ sợ người khác sẽ đánh giá không tốt về nhân phẩm hay tính cách của họ. Người Nhật Bản và người Trung Quốc rất tinh tế, họ có một khả năng nhìn người, nhìn hành động cử chỉ và cách nói chuyện sẽ biết được từng góc cạnh về 1 người nào đó.
Bởi vì lo lắng người khác đánh giá cách họ cởi giày, thử giày dép vì vậy có rất nhiều siêu thị và trung tâm thương mại ở Nhật Bản bố trí 1 chiếc máy 3D đo kích cỡ chân. Khách hàng chỉ cần đặt chân của mình vào bên trong chiếc máy đó sẽ biết được chiều rộng, chiều dài, chiều cao của bàn chân.
Với các số đo vòng chân, nhân viên cửa tiệm bán giày sẽ giúp bạn chọn đôi giày có kích thước phù hợp và quyền quyết định mua là của bạn. Tất nhiên với những số đo bạn đã được cung cấp thì hoàn toàn có thể tự mình lựa chọn giày mà không cần đến nhân viên, hoặc là bạn có thể sử dụng số đo vòng chân đến những của tiệm giày dép nhỏ bên ngoài để mua.
13, Đặc biệt chú ý đến mong muốn và nhu cầu của người già
Doanh thu bán hàng của 1 trung tâm thương mại và bách hóa Keio tại Nhật Bản có doanh thu bán hàng đạt tới 244 tỷ Yên nhật ( 1 yên ~ 205 VNĐ), trong đó 70% khách hàng là người già và người trung niên, nguyên nhân là bởi vì tỷ lệ già hóa của dân số Nhật Bản cao trong khi đó trình độ văn hóa của người Nhật rất tốt, bởi vậy người già có thể tự đi mua hàng mà không cần đến con cháu.
Có quá nhiều khách hàng là người trung niên, người già, cho nên các Trung tâm thương mại thường có những kế hoạch điều tra chiều cao, cân nặng, tính cách và thói quen của người già, từ đó thiết kế những phương tiện sử dụng trong siêu thị phù hợp nhất với sức khỏe và mong muốn của họ.
Ví dụ, một số siêu thị ở Nhật Bản thiết kế thang cuốn dành cho người với chiều cao và độ dốc thấp hơn so với các thang cuốn thông dụng, nếu chiếc thang cuốn bình thường có thể dịch chuyển được 30m trong 1 phút thì thang cuốn dành cho người già sẽ chỉ có tốc độ dịch chuyển khoảng 25m trong mỗi phút.
14, Điểm dừng, đỗ hoàn hảo
Trong trung tâm mua sắm Grand Tree có 2 khu vực đỗ xe máy và xe đạp tách biệt nhau rõ ràng, xe đạp có thể được vận chuyển bằng cầu thang lên phía trên bãi đỗ, cách làm này rất hữu hiệu khi ngoài trời có mưa.
Đối với xe ô tô dừng đỗ bên trong nhà để xe, khi tài xế muốn lái xe ra ngoài sẽ có đèn sáng báo hiệu, như vậy người ra và người vào đều có thể kiểm soát tình hình bảo đảm sự an toàn.
Nhật Bản được đánh giá là một trong những Quốc gia có quy hoạch công trình tốt nhất thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực quy hoạch khu vui chơi giải trí và nhà để xe. Các trung tâm thương mại có những nhà để xe với các tầng khác nhau, mỗi loại xe có thể được phân loại đặt cùng nhau ở mỗi tầng.
> Cách người Nhật giữ chân khách hàng như thế nào (P1)
Nhà để xe cũng được coi là lợi thế cạnh tranh, những công ty, cửa hàng mua sắm có chỗ để xe cho khách hàng sẽ dễ dàng níu giữ được khách hàng, khách hàng muốn mua sắm chắc chắn sẽ thích cửa hàng có nhà để xe bảo đảm an toan cho phương tiện của họ.
Ở Việt Nam hiện nay số cửa hàng kinh doanh trên các con phố có chỗ để xe khoa học rất ít, trong khi đó những thành phố lớn như Hà nội, Sài Gòn mới đây ra chiến dịch trả lại vỉa hè cho người đi bộ, đây là một chính sách đúng đắn của cơ quan chức năng. Bởi vì vậy người kinh doanh trên phố phường trước khi lựa chọn địa điểm hãy chọn nhà để xe trước, đó là một lợi thế cạnh tranh.
15, Hàng hóa được trau chuốt chuyên nghiệp
Ở các khu vực mua sắm, hàng quả và rau củ cũng như thực phẩm đều có “ Chứng minh thư nhân dân”, tên gọi của sản phẩm, địa danh sản xuất, mã số hàng hóa, thời gian thu hái, tình trạng đất sử dụng để trồng và các thông tin liên quan chứng minh sản phẩm thực sự thiên nhiên, sạch, an toàn.
Nhật Bản đánh giá cao vấn đề an toàn sức khỏe, họ không chỉ đơn thuần nói và nghĩ rằng họ nên được sử dụng thực phẩm sạch mà họ hành động rất quyết liệt và có những công cụ pháp lý để quản lý thực phẩm sạch.
Việt Nam có nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu đến Nhật Bản, tuy nhiên có rất nhiều lô hàng hóa phải bị trả về vì không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của họ mặc dù tiêu chuẩn không đáp ứng chỉ là một vài số liệu được đo trong máy kiểm trả của họ.
16, Bồn rửa tay nằm ngay cạnh quầy thu ngân
Khi bạn ăn uống hoặc trạm vào hàng hóa mà tay bẩn thì tính tiền tại quầy thu ngân bạn hoàn toàn có thể rửa tay tại bồn rửa tay ngay cạnh quầy thu tiền. Ở Việt Nam cũng có khá nhiều cửa hàng ăn uống áp dụng cách này và khách hàng luôn cảm thấy tiện lợi.
17, Mỗi thỏi son, bút vẽ móng tay có tên riêng
Nhiều cửa hàng kinh doanh son và bút vẽ móng viết tên riêng và dán lên từng sản phẩm, từng thỏi son hay bút vẽ móng còn được thiết kế mặc áo với đủ các màu sắc thể hiện được văn hóa của người Nhật Bản. Những tên riêng cho từng thỏi son có thể là: Tiểu Mai, A Hồng, Tiểu Lệ, Thanh Thanh, Bảo Bảo…
Đặt tên và thiết kế màu sắc cho sản phẩm giúp người bán cá thể hóa mặt hàng của họ, mỗi khách hàng riêng biệt đều có thể chọn cho họ một món hàng phù hợp nhất với tính cách, sở thích của họ chứ không phải khách hàng nào cũng chỉ mủa duy nhất 1 sản phẩm.
Hãng nước ngọt Coca Cola thực hiện chiến dịch Marketing này rất hiệu quả, họ ghi những tên riêng lên vỏ lon nước ngọt khiến người mua phát cuồng vì vỏ lon của họ mặc dù thức nước uống bên trong lon Coca Cola vẫn là loại thông thường chẳng khác biệt.
18, Túi vải, túi giấy trở thành “linh hồn” của cửa hàng kinh doanh tại Nhật Bản
Người Nhật đặc biệt quan tâm đến vấn đề an toàn sức khỏe, do vậy họ không ngừng bảo vệ môi trường bằng cách sử dụng túi đựng hàng hóa bằng giấy. Mỗi chiếc túi đựng hàng có thể được thiết kế với màu sắc và hoa văn khác nhau, mỗi chiếc túi đựng của những cửa hàng khác nhau thể hiện phong cách, thiết kế, màu sắc như một thương hiệu của riêng họ.
Túi xách, túi đựng sản phẩm được xem là công cụ xây dựng thương hiệu tốt của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty bán lẻ, siêu thị. BigC làm Marketing thương hiệu quá hiệu quả, bạn không cần nhìn dòng chữ “ BigC” trên chiếc túi của họ mà chỉ cần nhìn thấy màu xanh nõ chuối thì hoàn toàn có thể biết đó là BigC.
Người Nhật Bản cũng làm tương tự BigC nhưng khác là họ thường sử dụng túi giấy, những chất liệu thân thiện với môi trường để thiết kế túi đựng cho riêng họ. Nếu bạn là cửa hàng bán lẻ và muốn xây dựng thương hiệu cho mình thì chắc phải áp dụng cách Marketing thương hiệu này.
19, Sự quan tâm tận tình của nhân viên thu ngân
Khi mua hàng ở Nhật Bản, bạn sẽ thấy thực sự dễ chịu khi nói chuyện với với nhân viên thu ngân. Cô nhân viên sau khi thu tiền và cho hàng hóa vào túi đựng, họ không vội đưa luôn cho khách hàng mà có thể giúp khách hàng cầm túi đồ tiễn một đoạn. Sau đó lại quay trở về bàn thu ngân tiếp cụ công việc với những khách hàng còn lại.
Đối với những sản phẩm như bột giặt, nước hoa, mỹ phẩm…các cô nhân viên giúp khách hàng chuẩn bị những túi đựng chuyên dụng để nhiễm bẩn vào đồ ăn, thức uống. Lợi nói nhẹ nhàng và tận tình khiến khách hàng cảm thấy dễ chịu và thỏa mái.
20, Trong nhà hàng ăn uống, khi đang hoạt động sẽ không quét dọn và lau sàn
Các nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống ở Nhật Bản không lau sàn và quét dọn khi cửa hàng đang vận hành, đặc biệt một số cửa hàng kinh doanh hàng ăn họ không nhập hàng vào kho trong thời gian cửa hàng đang bán đồ ăn cho khách. Họ sẽ làm những việc như quét dọn, lau sàn và nhập hàng vào kho trước và sau khi cửa hàng mở cửa/đóng cửa.
Okay, Lương vừa chia sẻ với mọi người phần 2 của chủ đề “ Cách người nhật giữ chân khách hàng như thế nào”. Qua đó bạn hiểu rõ hơn về cách thức vận hành kinh doanh cũng như phương thức Marketing và bán hàng của họ.
Kỳ vọng với 20 cách thức tiếp cận và giữ chân khách hàng này bạn có thể vận dụng và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho sản phẩm/dịch vụ của mình trong thời gian tới. Các câu hỏi bạn comment cho Lương trong phần bình luận, bặp lại bạn trong những bài viết chia sẻ kinh doanh khác.