Tăng giá bán lợi nhuận có thể tăng, giảm giá bán lợi nhuận cũng có thể tăng. Nhưng nếu bạn tăng giá 20% trước Ngày lễ, và giảm 20% sau Ngày lễ, bạn sẽ bị lỗ.
Chủ đề này có thể giải thích được lý do vì sao, Iphone X của Apple bị đẩy giá bán tăng vọt trên cả thị trường truyền thống, và thị trường online.
Tăng giá 20%+ giảm giá 20%= giảm lợi nhuận
Đặt trường hợp sản phẩm kinh doanh của bạn là đồ trang sức Kim hoàn. Trong cửa hàng của bạn có 1 chiếc lắc tay kim loại quý trị giá 7.000.000 VNĐ.
Trước ngày lễ Thần Tài, bạn muốn tăng giá cho sản phẩm lên 20% bằng : 7.000.000 VNĐ+ 20%*7.000.000 VNĐ= 8.400.000 VNĐ. Nhưng số lượng bán ra của bạn không nhiều do giá bán tăng cao.
Bạn có kế hoạch dự trù, sau Ngày lễ sẽ giảm giá 20% chiếc lắc tay bằng : 7.000.000 VNĐ-20%*7.000.000 VNĐ= 5.600.000 VNĐ. Không, không phải như thế, chúng ta không tính theo cách này.
Mà tính theo cách như thế này cơ: 8.400.000 VNĐ- 20%*8.400.000 VNĐ= 6.720.000 VNĐ, nhỏ hơn mức giá niêm yết 7.000.000 VNĐ ban đầu. Nếu tiếp tục duy trì mức giá bán 6.720.000 VNĐ, lợi nhuận của bạn sẽ mỏng hơn, thậm chí bạn có thể bị lỗ nặng nếu không có nguồn hàng tối ưu, không có chính sách thay đổi.
Lý giải vì sao giá bán Iphone của Apple cao
Nếu bạn không phải người thích sản phẩm của Apple, bạn cũng sẽ biết 1 thực tế: Trong giai đoạn đầu mới tung sản phẩm ra thị trường, Apple luôn áp mức giá bán cao. Nhưng cho đến khi có thông tin về 1 chiếc Iphone mới, giá bán của chiếc Iphone thế hệ trước đó sẽ giảm xuống, thậm chí giảm rất sâu.
Giá bán Iphone giảm, bạn sẽ nghĩ rằng Apple đang dần hết thời, thậm chí bạn nghĩ rằng những cửa hàng kinh doanh Iphone có thể lãi được bao nhiều từ những chiếc Smart Phone của Apple. Nhưng thực ra, lợi nhuận kinh doanh của Iphone không hề thay đổi, tỷ lệ lợi nhuận vẫn nằm trong mức an toàn mà Apple đã dự tính ban đầu, luật chơi vẫn thuộc về Apple, người tiêu dùng trên thế giới vẫn phải tuân theo luật chơi do Apple bày ra.[the_ad id=”382″]
Mục đích của động thái áp giá bán cao ngay từ đầu nhằm hớt váng thị trường, Apple biết rằng người tiêu dùng đang khao khát sản phẩm mới của họ, áp mức giá cao đồng nghĩa lợi nhuận của họ tăng lên. Cho đến khi giá bán Iphone giảm bớt, lợi nhuận thời điểm theo đó cũng giảm xuống, nhưng tổng lợi nhuận không thay đổi, mức lợi nhuận trung bình của Apple vẫn có thể nằm trong khoảng an toàn.
Điều này cũng lý giải vì sao, giá bán Iphone sẽ được giảm theo thứ bậc từ cao đến thấp, họ sẽ không giảm giá đột ngột. Ví dụ, Iphone bán với giá 17.000.000 VNĐ, các shop hàng giảm lần đầu 700.000 VNĐ còn 16.300.000 VNĐ; lần thứ 2 họ sẽ giảm 300.000 VNĐ còn 16.000.000 VNĐ, tiếp tục cho đến kho họ giảm tới mức giá bán chiếc Iphone chạm đáy giá thành ( ở đây giả sử giá thành bằng 10.000.000 VNĐ). Các đại lý kinh doanh, họ sẽ không giảm đột ngột 1 lần từ 17.000.000 VNĐ xuống còn 10.000.000 VNĐ. Thay vào đó họ sẽ giảm theo thứ bậc và lần lượt từ cao đến thấp.
Giảm giá 50% = Tăng lợi nhuận
Khi bạn giảm giá bán, lợi nhuận/1 sản phẩm giảm xuống, tuy nhiên số lượng người mua lớn hơn mang lại tổng lợi nhuận tăng lên. Vấn đề này người thông thường cũng hiểu, Lương không nói kỹ nữa.
Tăng giá 10%= Tăng lợi nhuận
Ở một số lĩnh vực các thương hiệu hàng hóa sẽ thường xuyên tăng giá theo thời gian như: Nhà đất, tiền lương công/nhân viên, giá các mặt hàng thiết yếu, hàng hóa xa xỉ.
Hoạt động tăng giá bán có thể nâng cao thương hiệu, tăng tính thuyết phục khách hàng, đáp ứng nhu cầu nâng cao đời của người tiêu dùng. Những giá trị này + lợi nhuận của riêng sản phẩm có thể giúp công ty tăng tổng tiền lời. Hơn nữa, trong trường hợp chi phí giá thành không thay đổi, nhưng công ty vẫn tiếp tục tăng giá, đồng nghĩa lợi nhuận kinh doanh tăng cao.
Giảm giá+ tăng lợi nhuận= giảm thương hiệu
Trong thời đại mới, nhu cầu người tiêu dùng tăng cao đòi hỏi chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp vượt trên mức cơ bản, những đặc tính sản phẩm cần vượt trội hơn. Một khi bạn bước chân vào thế giới của sự khác biệt sản phẩm bằng chất lượng/đặc điểm hàng hóa, bạn sẽ tự tạo cho sản phẩm của mình một thương hiệu khác biệt, trong điều kiện của mình.
>> Làm thế nào xây dựng thương hiệu cá nhân giá trị
Nếu bạn tăng giá bán, đặc điểm thương hiệu phát huy hiệu quả tích cực, nhưng nếu bạn giảm giá bán, giá trị thương hiệu có thể bị giảm mạnh, thậm chí bạn mất đi thương hiệu đã xây dựng nhiều năm, chỉ bởi động thái giảm giá bán.
Tại các nước phương Tây, có rất nhiều thương hiệu định vị tầm cao. Nhưng bởi chiến lược không đúng đắn, họ đã sản xuất hàng hóa nhiều hơn lượng cầu thị trường. Họ hiểu rằng nếu giảm giá để giải thoát hàng tồn kho, họ sẽ mất thương hiệu định vị tầm cao. Và vì vậy, họ tìm ra giải pháp: Chất hàng hóa lên tàu(thuyền), và mang chúng ra ngoài biển đổ xuống đại dương.
Okay, Lương vừa chia sẻ với bạn chủ đề về tăng giá, giảm giá có ảnh hưởng tích cực/tiêu cực như thế nào đối với công ty. Trong chủ đề này, còn một số vấn đề khác có liên quan và Lương sẽ chia sẻ chi tiết hơn với bạn trong chủ đề khác.