Theo thống kê, gần một nửa số khách hàng không mua sau khi vào cửa hàng. Tại sao khách hàng không mua? Luôn luôn có một lý do đằng sau nó. Liệu có phải do yếu tố bên ngoài không? Hay còn lý do nào ẩn sâu bên trong nữa.
Vấn đề này có thể giải quyết hay không thì bước tiếp theo tính tiếp, điều quan trọng trước tiên bạn phải biết lý do, dù thế nào cũng phải biết được ai là người có thể cứu bạn trong trường hợp này. Việc cải thiện hiệu quả hoạt động của cửa hàng thường dựa trên nghiên cứu và cách giải quyết dưới đây:
1, Đơn giản là không vào cửa hàng
Khách hàng đi qua không vào cửa hàng cho thấy không gian và môi trường bên ngoài cửa hàng có vấn đề: lộn xộn, không sạch sẽ, cửa hàng không bật đèn (Hiệu ứng đèn led), đặt những thứ không nên đặt trước cửa của cửa hàng (thùng rác, quảng cáo nhỏ bất hợp pháp, hàng hóa cũ, dụng cụ vệ sinh, vân vân) dẫn đến lối vào cửa hàng chật hẹp và không có tính thẩm mỹ.
Việc quản lý không gian và môi trường của cửa hàng không chỉ bên trong cửa hàng mà còn bao gồm bên ngoài cửa hàng.
2, Bước vào cửa hàng nhưng không dừng lại
Điều này có nghĩa là sau khi khách hàng bước vào cửa hàng nhưng lại quay lại và rời đi ngay lập tức, khiến cho nhân viên bán hàng không có cơ hội để nói. Chứng tỏ một điều rằng môi trường bên trong cửa hàng có những vấn đề nghiêm trọng. Chẳng hạn các yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ, thông gió, mùi và tiếng ồn, hoặc bố cục sắp xếp khó hiểu, có bụi bẩn, vết bẩn, mạng nhện, rác, quảng cáo thô tục và các yếu tố khác.
3, Không nói đến nhu cầu và ngân sách
Nghĩa là khách hàng không tin tưởng nhân viên bán hàng hoặc việc giới thiệu sản phẩm quá nhanh, không tạo được cảm giác tốt đối với khách hàng. Muốn thiết lập niềm tin của khách hàng ngay từ đầu, không nên chờ đợi khách hàng hỏi và đưa ra ngân sách dự tính của họ. Nếu khách hàng không muốn nói đừng ép buộc họ. Nếu nhân viên yêu cầu khách nói đồng nghĩa với việc đã đuổi khách hàng đi.
4, Không giao lưu, không giao tiếp
Khách hàng ít lời, những thông tin tiết lộ rất hạn chế cho thấy mức độ giao tiếp của nhân viên có vấn đề, hoặc là lời nói không có gì thú vị, không sinh động, không đi vào lòng người hoặc là quá cứng nhắc, mức độ miêu tả sản phẩm thấp.
Hoặc tốc độ nói quá nhanh, có cảm giác chỉ muốn nhanh chóng bán được hàng sẽ khiến khách hàng cảm thấy không có niềm vui trong cuộc trò chuyện, không thể hiểu nội dung, không muốn nghe và quá lười để nói chuyện. Nếu nhân viên bán hàng không nhận thấy điều đó, khách hàng sẽ nói “Để tôi tự xem”.
5, Không mua thương hiệu này
Khách hàng không thích, không biết thương hiệu này, cũng có thể trước đây họ đã từng có ấn tượng xấu về thương hiệu cũng có thể họ chưa từng nghe qua thương hiệu này, hoàn toàn không có hứng thú với thương hiệu. Dù sao, đối với họ nhìn qua thôi cũng không cảm thấy thích.
Nếu đó là một cửa hàng có rất nhiều thương hiệu quy tụ thì nhân viên bán hàng phải nhanh chóng giới thiệu các thương hiệu khác cho khách hàng.
6, Không mua kiểu này
Nghĩa là các đặc điểm chức năng của kiểu này không đúng với nhu cầu chính của khách hàng, tất nhiên, chỉ với một loại sản phẩm nhất định, những kiểu khác của sản phẩm vẫn có cơ hội.
7, Không mua mức giá này
Nghĩa là khách hàng kiểm soát chặt chẽ ngân sách, đưa ra một mức giá cố định, có thể là mua cho bản thân, mua không sử dụng (mua cho người khác) hoặc mua loại hoàn trả nên giá đã được ấn định từ trước. Tất nhiên cũng có một vài tình hướng mà nhân viên bán hàng không nói rõ ràng giá trị của sản phẩm khiến khách hàng nghĩ rằng nó không đáng giá, vì vậy khách hàng không sẵn sàng trả ngoài giá được ấn định.
8, Không mua của nhân viên bán hàng này
Nếu thay đổi một nhân viên bán hàng khác, khách hàng có thể sẽ mua. Dù sao cũng không thích mua khi người bán hàng là nhân viên bán hàng đó. Lý do rất đơn giản bởi vì nhân viên bán hàng đã xúc phạm khách hàng bằng ngôn ngữ, biểu hiện, động tác, giọng điệu, vân vân. Khách hàng không thích cách bán hàng như thế.
Tất nhiên cũng có những tình huống khác, đó là khi khách hàng bước vào cửa hàng họ đã có ấn tượng tốt đối với nhân viên bán hàng. Lần này đến mua, khách hàng phải tìm nhân viên có ấn tượng tốt đó để mua sắm.
9, Không mua ở cửa hàng này
Nhu cầu mua sản phẩm của khách hàng vẫn có, khách hàng không có ý kiến gì về thương hiệu sản phẩm nhưng sau khi bước ra khỏi cửa hàng này, khách hàng đi tới cửa hàng khác và mua sản phẩm ở đó. Điều đó có nghĩa là khách hàng cảm thấy toàn bộ cửa hàng này thật tồi tệ, khách hàng đến cửa hàng khác mua sau khi đã có sự so sánh.