Thịt chim bồ câu được xem là loại “thượng phẩm” bồi bổ sức khỏe trong các loại thịt. Thịt chim bồ câu có giá trị dinh dưỡng vô cùng phong phú mang lại tác dụng bồi bổ cho cơ thể và cải thiện sức khỏe tổng thể. Nuôi bồ câu không quá khó, vốn ít lại đem lại lợi nhuận cũng như nhu cầu cao.
Tiềm năng thị trường
Vào mùa đông, khí hậu hanh khô, dễ bị rụng tóc, ăn thịt chim bồ câu rất tốt cho việc phòng chống rụng tóc.
Thịt chim bồ câu còn được dân gian gọi là “động vật bổ máu”, ăn thịt chim bồ câu có tác dụng bổ máu hiệu quả, giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi.
Ăn thịt chim bồ câu sẽ giúp cơ thể ấm lên nhanh chóng, phòng tránh lạnh hiệu quả.
Chim bồ câu là đặc sản cho các món nhậu trong các quán ăn, quán nhậu, nhất là nhà hàng hay tiệc cưới. Một chén khai vị cháo bồ câu luôn là lựa chọn hạng nhất cho bữa ăn của mỗi người. Bổ, ngon và rất tốt cho sức khỏe.
Bên cạnh đó, bồ câu luôn là vị thuốc tẩm bổ cho tất cả mọi người, người sau sinh, người mới xuất viện, người ốm yếu, người già, trẻ con. Là nhu cầu muôn thuở cho vấn đề sức khỏe.
Cách nuôi và gây giống
Bồ câu là loại rất dễ nuôi, tỷ lệ gây giống và nuôi từ 99%. Mỗi năm 1 cặp có thể đẻ từ 8- 9 con. Trọng lượng mỗi con trưởng thành khoảng 500 gram.[the_ad id=”382″]
Để nuôi tốt, cho năng suất cao điều tiên quyết cần chọn giống tốt. Giống tốt là cần chọn con to, khỏe, linh hoạt, lông mượt không bệnh tật. Có sức đề kháng tốt. Không nên mua con giống quá non vì tỷ lệ sống và thích ứng môi trường không cao, cũng không nên mua con giống quá lớn sẽ không quen chủ, dễ bay đi. Nên mua từ lúc 4 tháng tuổi là thích hợp nhất.
Xây chuồng trại không cần quá cầu kỳ, cần thoáng mát sạch sẽ và cần che chắn tránh gió lùa nên phân chia thành từng cặp có ô cửa để chim thỏa mái bay ra vào. Độ cao mỗi ô chuồng từ 40cm, sâu 40cm và rộng tầm 50 cm.
Vì chim mẹ đẻ trứng trong quá trình nuôi con nên để ổ và chim non gần những cách biệt. Chim mẹ từ 4 đến 5 tháng bắt đầu đẻ lứa đầu tiên, mỗi lứa 2 trứng. Thời gian ấp và nghỉ ngơi từ 1 tháng bắt đầu đẻ tiếp. 1 năm cặp bố mẹ có thể cho từ 17 cặp con.
Chăm sóc và ăn uống: Chim bồ câu thường ăn các loại hạt như ngô, gạo, sắn đập dập… Tuy nhiên thức ăn chủ yếu là gạo chiếm từ 70%. Chúng cũng rất dễ ăn, mỗi ngày cho ăn 2 lần cố định.[the_ad id=”2599″]
Để tránh tình trạng nuôi thả chim bay đi không về hoặc theo chủ khác thì cần lấy giống từ lúc chim còn nhỏ để dạn với chủ, thường xuyên cho ăn, chăm sóc một người để chim không bị lạ chủ và không bay đi.
Nếu chăm sóc theo kiểu thả chung thì nên khoanh vùng từ 6-8 con/m2. Và cần thiết dọn dẹp, vệ sinh sạch sẽ chuồng thường xuyên để tránh gây bệnh tật, bên cạnh đó cũng cần thường xuyên thay máng thức ăn, nước uống để đảm bảo chim luôn khỏe mạnh và sinh trưởng tốt nhất.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại chim bồ câu mà người dân thường nuôi mang lại giá trị cao như bồ câu ta, bồ câu pháp. Bồ câu ta thì thịt ngon hơn, dai hơn tuy nhiên lại có giá thấp hơn bồ câu pháp vì trông ngon hơn với bộ cánh trắng. Và giá trị dinh dưỡng của bồ câu pháp mang lại cũng cao hơn so với bồ câu ta. Bạn có thể chọn nuôi hai loại để thâu tóm thị trường.
Vốn đầu tư và lợi nhuận:
Mỗi cặp giống có giá từ 200 nghìn/cặp. Mỗi cặp đẻ được từ 17 cặp trên năm. Cứ sau nở 15 ngày có thể đem bán. Mỗi cặp bồ câu ra ràng có giá từ 60 nghìn/cặp.
Vốn đầu tư 100 triệu cho 200 cặp giống. Sau một tháng nuôi cho sinh sản bán cả giống và chim trưởng thành sau khi trừ chi phí, chuồng trại đã bắt đầu thu lãi về từ 30 triệu/tháng.
Để cho năng suất cao và sinh trưởng tốt cần chăm sóc, phòng bệnh, vệ sinh và nguồn thức ăn đảm bảo.
Quảng bá:
Nhu cầu thị trường bồ câu rất lớn, chính vì thế cần tạo ra nhiều mối liên quan cũng như hợp tác lâu dài ở các mối lẻ như nhà hàng, quán ăn. Mạnh hơn ở các siêu thị…
Tạo các website, fanpage uy tín quảng bá chất lượng đem lại khi sử dụng bồ câu. Giá tốt và số lượng đáp ứng đủ yêu cầu sỉ, lẻ cho người dùng hay các đại lý.
Đăng tải các clip, hình ảnh về chuồng trại, cách nuôi trồng an toàn, vệ sinh và chất lượng tự nhiên không hóa chất, không chất kích thích.