Tây Nguyên là tên gọi chung của 5 tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông. Đặc điểm tự nhiên ở đây là vùng núi, với đất đỏ bazan là chính. Khí hậu hai mua mưa nắng rõ rệt. Tại đây, phổ biến với những loại cây trồng nông nghiệp có giá trị kinh tế cao như ca cao, cà phê, tiêu, cao su, điều,… Ngoài ra, phổ biến ở đây cũng có rất nhiều loại trái cây nhiệt đới được người tiêu dùng trong nước và nước ngoài ưa chuộng như mít, đu đủ, bơ, sầu riêng,…. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng phân tích chủ đề Lập nghiệp và cách làm giàu trên mảnh đất Tây Nguyên. Mời các bạn cùng đón đọc bài phân tích này nhé!
Làm giàu trên mảnh đất Tây Nguyên – Phát triển du lịch địa phương
Không chỉ 1 mà cả 5 tỉnh Tây Nguyên đều được tự nhiên ban tặng những danh lam thắng cảnh tự nhiên đẹp hút hồn. Mỗi nơi, mỗi địa điểm đều toát nên vẻ đẹp hoang sơ riêng của nó. Ở đây còn rất nhiều thác nước tự nhiên hùng vĩ, khu rừng nguyên sinh, voi rừng,… Chúng ta có thể tận dụng những gì mẹ thiên nhiên ban tặng để phát triển kinh tế khu vực theo lĩnh vực du lịch. Tất nhiên, phát triển theo hướng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học, tự nhiên tại những địa điểm này.
Chúng ta có thể hợp tác với chính quyền địa phương để mở tour du lịch giới thiệu những cảnh đẹp này đến với du khách. Du lịch phát triển mạnh ở Việt Nam nhưng chưa thực sự nổi bật ở Tây Nguyên trong khi tiềm năng thì rất lớn.
Chúng ta sẽ mở một văn phòng bán tour du lịch tại 5 tỉnh Tây Nguyên. Trước đó sẽ xin phép các cơ quan có thẩm quyền, vườn quốc gia,.. để được phép khai thác các địa điểm này. Tận dụng internet để giới thiệu với du khách trong và ngoài nước những địa điểm đẹp ở đây thông qua hình ảnh, bài viết giới thiệu và cảm nhận. Một website hiện đại, chuyên nghiệp sẽ khoảng 4 -5 triệu. Đầu tư cho quảng cáo thời gian đầu dự tính khoảng 30 triệu. Nội dung và hình ảnh nên được trau chuốt kỹ lưỡng.
Ngoài ra, hướng dẫn viên nên là người bản địa. Vì họ sẽ có những kiến thức thực tế về địa phương hơn, giúp giới thiệu đầy đủ và tốt hơn những thông tin về địa điểm du lịch đến với du khách. Đây là một ý tưởng không mới nhưng cần được đầu tư hơn tại Tây Nguyên để giúp làm giàu cho kinh tế nơi đây, đồng thời tạo việc làm và nâng cao mức sống của người dân.
Phát triển văn hóa dân tộc người bản địa – Lập nghiệp, làm giàu từ nền văn hóa truyền thống nơi đây
Tại Tây Nguyên có rất nhiều dân tộc thiểu số anh em. Mỗi dân tộc có một nền văn hóa, bản sắc riêng. Phổ biến là các anh em dân tộc như Gia rai, Ê đê, M’nông, Cờ ho, Tày, Mường, Thái, Bana,….
Ví như người Ê đê có những sản phẩm độc đáo từ thổ cẩm. Đây là những sản phẩm rất được yêu thích đối với du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, theo thời gian, không còn nhiều buôn làng thực hiện việc dệt vải thổ cẩm nữa. Nên chúng ta cần tìm, lưu truyền và phát triển nghệ thuật này. Một phần để lưu giữ lại nét văn hóa truyền thống độc đáo này, một phần giúp bà con nơi đây có thể phát triển kinh tế từ chính công việc truyền thống của mình.
Ngoài ra, rất nhiều du khách mong muốn được trải nghiệm văn hóa, lối sống của những người dân tộc bản địa trong những buôn làng, trong những ngồi nhà sàn. Nên đây cũng là một gợi ý để chúng ta phát triển du lịch theo hướng tìm hiểu văn hóa cuộc sống hằng ngày của người dân bản địa.
Một gợi ý nữa bytuong.com muốn chia sẻ ngay với bạn đó là: văn hóa cồng chiêng của người dân tộc nơi đây, đặc biệt là nười Ê đê. Chúng ta chỉ thường được xem những buổi biểu diễn cồng chiêng tại những lễ hội lớn như Fesstival cà phê, những lễ hội về bản sắc các dân tộc anh em. Ý tưởng nãy ra trong đầu của mình lúc này là tại sao chúng ta không đưa cồng chiêng Tây Nguyên đến với nhiều người hơn. Văn hóa cà phê Aucoustic hiện nay rất phổ biến và được sự đón nhận nhiệt tình của mọi người. Vậy tại sao chúng ta không đưa cồng chiêng vào những buổi giao lưu âm nhạc tại quán cà phê. Chỉ là những bài công chiêng đơn giản, những dụng cụ cồng chiêng dễ phối với âm nhạc hiện đại. Nó sẽ giúp chúng ta tạo ra nét độc đáo cho quán cà phê của mình, đồng thời giới thiệu được sức hút của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đến nhiều người hơn.
Nhà sàn cũng là một trong những đặc trưng của người dân tộc nơi đây. Chúng ta có thể dựa vào ý tưởng đó để xây dựng nên homestay nhà sàn, phục vụ du khách đến Tây Nguyên. Nó vừa cung cấp chổ nghỉ ngơi, vừa tạo ra sự độc đáo và sự trải nghiệm cho du khách.
Trên đây là một số ý tưởng làm giàu dựa vào văn hóa truyền thống của người dân tộc bản địa ở Tây Nguyên. Chỉ mới là ý tưởng, bytuong.com hy vọng rằng với những ý sơ khai này bạn có thể phát triển và thực hiện nó. Các ý tưởng này nên tận dụng kênh online để giới thiệu đến du khách nhiều hơn, nó giúp tiếp cận được nhiều người hơn. Nên đừng bỏ qua ý này nếu bạn đang lập một bản kế hoạch kinh doanh nhé!
>> Đất Tây Nguyên nên trồng cây gì làm giàu
Lập nghiệp từ chăn nuôi ở Tây Nguyên
Lập nghiêp và làm giàu từ mô hình chăn nuôi ở Tây Nguyên. Chúng ta có thể bắt đầu với mô hình chăn nuôi dê. Với khí hậu và đất đai ở đây, rất phù hợp để nhiều loài cây có thể sinh trưởng cho nên nguồn thức ăn cho dê không quá khan hiếm. Tiếp theo, dê là loài động vật dễ nuôi, ít bệnh và sinh trưởng nhanh. Nên mô hình chăn nuôi dê ở Tây Nguyên là hợp lý.
Chúng ta sẽ sử dụng lưới B40 để rào quanh khu vực nuôi dê, tránh trường hợp dê chạy nhảy lung tung. Đây là vật nuôi rất năng động, chúng thường chạy nhảy lung tung nên hàng rào phải dựng chắc chắn và diện tích đủ rộng để chúng có thể tự do di chuyển. Chuồng dê xây cao ráo, thường theo dạng nhà sàn.
Bạn có thể lựa chọn nuôi dê sinh sản hoặc dê thịt để chăn nuôi. Giá dê sẽ thay đổi theo từng thời điểm nhưng nhìn chung vẫn giúp bà con thu được lợi nhuận xứng đáng. Cũng có rất nhiều tấm gương những bạn trẻ rời bỏ thành phố để lên Tây Nguyên lập nghiệp với việc chăn nuôi dê. Cho thấy, tiềm năng của mô hình này ở đây là rất lớn.
Phát triển từ trồng trọt ở Tây Nguyên
Với nguồn đất bazan màu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng, chúng ta có thể phát triển mô hình trồng cây ăn quả nhiệt đới. Đặc biệt ở đây đó là giống bơ booth và sầu riêng. Để phát triển mô hình trồng trọt này hiệu quả, chúng ta cần đầu tư từ cây giống, kỹ thuật chăm sóc và thu hoạch.
Một vài năm trở lại đây, trồng bơ booth ở Tây Nguyên trở nên rất phổ biến nhưng bà con chỉ mới theo diện trồng lẻ tẻ, xen canh với những cây nông nghiệp khác nên hiệu quả chưa cao. Thêm nữa, vì thấy giá trị kinh tế của trồng bơ booth cao nên nhiều nơi nổ ra như phong trào trồng bơ trong khi không có kiến thức và kỹ thuật chăm sóc. Điều đó khiến cho giá trị bơ booth giảm và không còn cao như trước đó.
Với việc phát triển mô hình trồng trọt trái cây ở Tây Nguyên thì chúng ta nên quy hoạch lại vùng trồng, đào tạo và bổ sung kiến thức cho bà con để giúp đảm bảo chất lượng đầu ra. Chúng ta có thể mở cơ sở thu mua các loại trái cây nhiệt đới như bơ, sầu riêng để kinh doanh. Vừa giúp đảm bảo đầu ra cho bà con, vừa phát triển được kinh tế địa phương và kiếm được thu nhập.
Trên đây là một số gợi ý trong chủ đề Lập nghiệp và cách làm giàu trên mảnh đất Tây Nguyên. Mong rằng những thông tin này đã có ích với bạn. Cảm ơn đã cùng mình theo dõi hết bài viết.