Giải bài toán Tồn kho bất động sản nhiều- doanh nghiệp làm sao giải phóng lượng hàng

Tính đến thời điểm hiện tại, tổng giá trị tồn kho bất động sản của cả nước  khoảng 174.711 tỷ đồng – đây là báo cáo sau khi kết thúc quý I/2019 , con số này đã tăng 10% so với hồi đầu năm. Con số này là tổng giá trị hàng tồn kho của hơn 20 doanh nghiệp tương ứng với 7,4 tỷ USD.

Việc giá trị hàng tồn kho duy trì ở mức cao và tăng chóng mặt trong nửa đầu năm 2019 (gần 100 doanh nghiệp sản xuất đang có hàng tồn kho trên 1.000 tỷ đồng.) của nhiều doanh nghiệp vẫn chưa phải là vấn đề đáng lo ngại với một số doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc hàng tồn kho đang gia tăng cũng phản ánh thị trường bất động sản đang có dấu hiệu chững lại và hàng tồn kho có thể sẽ tiêóp tục gai tăng nếu các doanh nghiệp không có những điều chỉnh kịp thời.

Được biết, các giá trị hàng tồn kho lớn thường đến từ các công ty bất động sản, xây dựng bởi một phần đến từ tính chất đặc thù trong kinh doanh của họ. Trong danh sách hơn 40 doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho lớn nhất cả nước thì có đến 20 trong số đó là các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực địa ốc, bất động sản, với giá trị hàng tồn kho trên 2000 tỷ đồng.

Trong số 20 doanh nghiệp lại có đến 13 doanh nghiệp trong quý đầu năm có giá trị hàng tồn kho tiếp tục tăng. Điển hình như  Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát (mã chứng khoán HPX) là doanh nghiệp có mức tăng hàng tồn kho lớn nhất lên đến 150% dù giá trị hàng tồn kho của đơn vị này gần như thấp nhấp trong nhóm.

Hay như, hàng tồn kho của HPX chiếm 2.897 tỷ đồng, tăng thêm 1.736 tỷ đồng chỉ trong vòng 3 tháng đầu năm, Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long (NLG) có mức tăng hàng tồn kho lớn thứ hai trong bảng với 50%. Công ty Cổ phần Vinhomes (VHM), Tâp đoàn Đầu tư địa ốc Nova – Novaland (NVL) và Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp – Becamex là 3 doanh nghiệp bất động sản có tồn kho lớn nhất với giá trị trên 20.000 tỷ đồng.

Đây đều là những doanh nghiệp có những dự án nghìn tỷ, và hàng loạt các bất động sản lớn. Giá trị hàng tồn kho lớn hay nhỏ tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp cũng như quy mô dự án triển khai, càng lớn thì giá trị tồn kho càng tăng.

Mặc dù trên thực tế hàng tồn kho của các doanh nghiệp chủ yếu là bất động sản dở dang, tức là các dự án đang trong quá trình triển khai, chưa hoàn thành tuy nhiên trong số đó cũng cho thấy nhiều doanh nghiệp triển khai mãi một dự án không xong và dự án vẫn luôn nằm trong danh sách “dang dở” vì thế giá trị tồn kho cũng rất khó để giảm.

 

 

 

 

 

Trả lời