Lượng du khách đổ về các địa điểm du lịch của Việt Nam ngày càng nhiều, kéo theo đó là các mô hình kinh doanh ăn theo. Trong đó nổi cộm lên trên hết là kinh doanh homestay.
Số lượng homestay mọc lên ở các địa điểm du lịch như phố cổ Hội An, khu du lịch Phong Nha Kẻ Bàng, Đà Lạt…ngày càng tăng. Theo khảo sát, mức giá ban đầu của các homestay này vẫn ở mức cao, từ vài trăm ngàn đến cả triệu đồng.
Nhưng hiện nay, có quá nhiều người cũng kinh doanh homestay, mức độ cạnh tranh cao dẫn đến nhiều homestay chọn chiến lược giảm giá để kéo khách về. Từ đó, khiến cho những homestay khác cũng thực hiện cách này để kéo khách.
Nhiều người dân địa phương vốn không am hiểu về mô hình kinh doanh này, nhưng vẫn vay vốn để làm theo, nhằm kiếm thêm thu nhập. Cộng với việc địa phương cấp phép quá dễ dàng cho những người muốn kinh doanh, khiến cho mô hình này dẫn trở nên bị loãng. Chất lượng homestay không được đảm bảo, mọi người chỉ tập trung vào lợi nhuận.
>> 2 Vợ chồng tự làm chiếc kính nhựa, kiếm được 3 triệu đô từ ý tưởng của mình
Từ cơn sốt homestay, nhiều người đầu tư rất nhiều tiền vào để đầu tư. Nhưng vì sự cạnh tranh quá lớn, khiến cho việc kinh doanh không thuận lợi, doanh thu giảm, không đủ bù đắp chi phí bỏ ra, từ đó thua lỗ.
Đó là lí do vì sao chúng ta thấy rất nhiều câu chuyện kinh doanh homestay thất bại được chia sẻ. Trước khi khởi nghiệp, chúng ta cần tìm hiểu kĩ về thị trường, về tiềm năng và mức độ phát triển của ý tưởng đó. Không nên chạy theo xu hướng, đặt mục tiêu lợi nhuận để thực hiện.